1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lợi thế cạnh tranh gỗ và các sản phẩm gỗ Việt nam

47 887 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING MÔN MARKETING TOÀN CẦU ĐỀ TÀI SỐ 1. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. Khoá 34 Giảng đường Marketing GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2011 THÀNH VIÊN NHÓM 2B STT HỌ VÀ TÊN LỚP ĐÁNH GIÁ 1 Thái Kim Thanh Mar 1 2 Lê Ngọc Trâm Mar 1 3 Mai Hoàng Sơn Mar 2 4 Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mar 2 5 Trần Thuý Quỳnh Ngân Mar 3 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NỘI DUNG NHIỆM VỤ Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì Nguyễn Thị Hồng Hạnh Yếu tố thâm dụng của Việt Nam Lê Ngọc Trâm Yếu tố thâm dụng của Trung Quốc Thái Kim Thanh Yếu tố nhu cầu của Việt Nam và Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan của Việt Nam và Trung Quốc Mai Hoàng Sơn Chiến lược xuất khẩu quốc gia của ngành gỗ Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Hạnh Công ty đại diện cho Việt Nam Lê NgọcTrâm Thái Kim Thanh Công ty đại diện cho Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Mai Hoàng Sơn Sự tác động của cơ hội – nguy cơ của Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Hạnh Sự tác động của cơ hội – nguy cơ của Trung Quốc Thái Kim Thanh Tác động của chính phủ Việt Nam Mai Hoàng Sơn Tác động của chính phủ Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Tổng hợp, phân tích, bổ sung, chỉnh sửa file Word Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trần Thuý Quỳnh Ngân Tổng hợp nội dung cho Power Point Thái Kim Thanh Dàn Power Point Lê Ngọc Trâm Đại diện thuyết trình (nếu có) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1 1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam 1 1.2 Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam 3 1.3 Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam 4 2. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 6 2.1. Quy mô thị trường gỗ tại Hoa Kì 6 2.2. Những luật định của thị trường Hoa Kì 6 2.2.1. Vấn đề chung về hải quan 6 2.2.2. Vấn đề chung về Thuế và thuế nhập khẩu 7 2.2.3. Vấn đề chung về Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Mỹ và quy tắc dán nhãn 8 2.3. Thị hiếu tiêu dùng hàng gỗ của Hoa Kì 9 2.4. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 11 3. Phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ Việt Nam so với gỗ Trung Quốc tại thị trường Mỹ 13 3.1. Yếu tố thâm dụng 13 3.1.1 Yếu tố cơ bản 13 3.1.2 Yếu tố tăng cường 16 3.2 Yếu tố nhu cầu 20 3.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan 27 3.3.1 Mô tả các ngành công nghiệp hỗ trợ 27 3.3.2 Một số tiến bộ của ngành công nghiệp hỗ trợ của hai nước 27 3.4 Năng lực cạnh tranh của chiến lược quốc gia 30 3.4.1 Chiến lược xuất khẩu quốc gia của ngành gỗ Việt Nam 30 3.4.2 Các công ty điển hình có khả năng đại diện thị trường 31 3.4.2.1 Công ty đại diện cho Việt Nam 31 Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam 3.4.2.2 Công ty đại diện cho Trung Quốc 37 3.5 Các yếu tố từ môi trường bên ngoài 40 3.5.1 Sự tác động của các cơ hội – nguy cơ 40 3.5.2 Sự tác động của chính phủ 43 PHỤ LỤC 45 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỉ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn có những bước phát triển rõ rệt, đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành gỗ còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các quốc gia khác. Trong đó cóTrung Quốc, một quốc gia lớn và mạnh trong ngành hàng này. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ hàng đầu thế giới. Năm 2010, giá trị nhập khẩu đạt trên 80 tỷ USD. Với đặc trưng là quy mô lớn, nhu cầu cao và những đòi hỏi khắt khe của thị trường này, liệu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế hay không? Nhóm nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, những đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ. Qua đó, áp dụng mô hình kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ. Với lượng thông tin, phân tích, đánh giá còn hạn chế. Bên cạnh đó là áp lực về thời gian cũng như những khó khăn về mặt ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm hi vọng nhân được sự nhận xét và đóng góp từ cô để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! . Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam 1.Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam Biểu đồ: Tổng sản lượng gỗ và các mặt hàng từ gỗ xuất khẩu thời kì 2008 – 2010 Không riêng gì với các ngành khác, ngành gỗ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoang kinh tế cuối năm 2007 đầu 2008. Trước khủng hoảng này, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ có dấu hiệu sụt giảm tương đối, từ 4,95% cuối năm 2007 giảm còn 4,51% cuôi năm 2008. Tuy nhiên, trong thời kì nội và hậu khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu vẫn có bước phát triển rõ rệt sau từng năm. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của ngành gỗ so với tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008 đến 2010 trong khoảng 4,5 – 5% và có xu hướng tăng dần qua các năm, bất chấp sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu toàn quốc trong năm 2010. Sự tăng trưởng về tỉ trọng xuất khẩu của gỗ và các mặt hàng từ gỗ phần nào thể hiện rằng ngành gỗ và đồ gỗ đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Theo chiến lược Quốc gia 2006 – 2015, ngành gỗ và đồ gỗ sẽ là 1 trong 10 ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn này. Chiến lược của ngành cũng đưa ra mục tiêu phát triển: năm 2015, giá trị xuất khẩu sẽ đạt 5,4 tỉ USD và năm 2020 là 7 tỉ USD. Năm 2010, với kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD đã đưa ngành gỗ bước lên vị trí thứ 6 trong top 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với các quốc gia xuất khẩu gỗ khá lớn trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, … thì giá trị xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ của Việt Nam chỉ mới đạt vị trí thứ 4 trong khu vực (theo báo cáo năm 2010 của ASEAN Furniture Industries Council) Biểu đồ: So sánh 5 thị trường nhập khẩu gỗ - mặt hàng từ gỗ lớn nhất (đơn vị: USD) Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tỉ lệ bình quân 6 Mỹ 1.392.557 1.100.184 1.063.990 948.473 39,99 Nhật Bản 454.576 355.366 378.839 307.086 13,27 Trung Quốc 404.909 197.904 145.633 167.703 7,88 Anh 189.601 162.748 197.651 196.372 6,73 Hàn Quốc 138.476 95.130 101.457 84.444 3,70 Đức 116.856 106.047 152.002 98.294 4,24 Tổng 3.435.574 2.597.649 2.829.283 2.404.097 Không riêng gì với các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm, Mỹ còn là thị trường xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam, với tỉ lệ bình quân gần 40% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Đứng ở vi trí thứ 2, Nhật Bản cũng nhập khẩu với tỉ lệ không nhỏ - 13,27%. Thị trường Trung Quốc, năm 2008 nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 1/2 so với Nhật Bản, nhưng từ năm 2010 trở đi tỉ lệ đã thay đổi bất ngờ, bắt kịp tỉ lệ nhập khẩu của thị trường Nhật Bản với giá trị nhập khẩu năm 2010 trên 400 triệu USD/ năm. Ngoài 3 thị trường, Mỹ, Nhật và Trung Quốc, gỗ và đồ gỗ của Việt Nam còn khá đựoc thị trường các nước Châu Âu chấp nhận, tiêu biểu là Anh và Đức với giá trị nhập khẩu đều không dưới 100 triệu USD mỗi năm. 1.2. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam Theo định nghĩa của hiệp hội Lâm sản và gỗ Việt Nam thì gỗ và các mặt hàng từ gỗ nói chung và dành cho xuất khẩu nói riêng được phân loại thành sản phẩm gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ thành phẩm. Gỗ nguyên liệu là những sản phẩm gỗ được xuất khẩu dưới hình thức: - Gỗ tròn đặc: là cây gỗ tự nhiên được bóc tách lớp vỏ cây và lớp gần bên ngoài, vẫn còn giữ được hình trụ tròn của khối gỗ. - Gỗ xẻ đặc: là gỗ tự nhiên sau khi bóc tách lớp vỏ cây thì được xẻ thành dạng thanh dài, mặt cắt hình vuông hay chữ nhật và có thể có độ dày mỏng khác nhau. - Gỗ ghép: được sản xuất bằng cách tận thu gỗ vụn thải ra trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên, trên bề mặt có thể được dán lớp ván Veneer thì kiểu dáng và chất lượng có thể tương đương gỗ đặc nhưng giá thành có thể rẻ hơn đến 40% - Ván lạng Veneer: sản xuất từ cây gỗ tròn (gỗ địa phương hay các dòng gỗ tròn cao cấp nhập khẩu) bằng phương pháp lạng mỏng, độ dày chỉ khoảng vài dem (1 dem = 0,1mm) nhưng vẫn giữ lại được những đường nét vân gỗ tự nhiên. - Ván nhân tạo/ ván ép: có cái loại phổ biến như: ván MDF – sử dụng cây cao su nghiền ra, tẩm sấy và ép lại thành tấm; ván HDF cao cấp hơn, nguồn gốc từ gỗ tạp nghiền, độ ép chặt hơn, gáy tấm ván trông mịn hơn so với ván MDF; ván Okal – sử dụng dăm gỗ tạp và mạt cưa ép thành tấm nhưng kết cấu xốp chứ không kết chặt như 2 loại trên. Tát cả các loại ván trên thường được dán lớp Veneer lên bề mặt để có được bề mặt gỗ tự nhiên. Việt Nam có thể tự sản xuất hay nhập những loại ván nhân tạo này từ Trung Quốc (giá rẻ và 7 chất lượng cũng kém bền do lớp Veneer quá mỏng), hay Thái, Malaysia (giá đắt hơn 40% với lớp Veneer dày hơn từ 3 – 6 lần) Trong khi đó, gỗ thành phẩm là gỗ đã qua quá trình gia công: tẩm, sấy, trang trí bề mặt (chạm, khắc, khảm…) Do đó, các sản phẩm gỗ thành phẩm khi xuất khẩu sẽ đem lại giá trị cao hơn do gia trị gia tăng từ công nghệ và lao động. Các mặt hàng gỗ thành phẩm được chia là 4 nhóm mặt hàng chính: - Nhóm thứ nhất: nhóm sản phẩm đồ mộc sử dụng ngoài trời. VD như: bàn ghế vườn, ghế băng, ghế xích đu… được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc có sự kết hợp với các vật liệu khác. - Nhóm thứ 2: nhóm sản phẩm đồ mộc dùng trong nhà. Bao gồm: các loại bàn ghế, giường tủ, giá kệ sách, đồ chơi, ván sàn… thuần gỗ hay kết hợp với da, vải. - Nhóm thứ 3: nhóm đồ gỗ mỹ nghệ, chủ yếu được làm từ gỗ rừng tự nhiên và được áp dụng các kĩ thuật chạm, khắc, khảm… - Nhóm thứ 4: sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ Keo, Bạch đàn… 1.3. Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam Trước đây, Việt Nam chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ phục vụ cho xuất khẩu là gỗ rừng tự nhiên, bởi diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên đã bị sụt giảm nghiêm trọng (chỉ còn 9,44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ) đã khiến Việt Nam phải chuyển sang sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 250.000 - 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận cùng với tăng cường chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu của Việt Nam đến từ các nước: - Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia: các loại gỗ lớn, gỗ cứng rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo. - Các nước từ Châu Đại Dương: Úc, New Zealand – là nguồn nhập gỗ rừng trồng như Keo, Bạch Đàn. - Các nước từ Châu Phi: Nam Phi – cung cấp gỗ rừng trồng, trong khi Ghana, Camerun cung cấp gỗ rừng tự nhiên. - Các nước Nam Mỹ: có Brazil, Chile cung cấp gỗ rừng trồng là Bạch Đàn. - Trung Quốc: là nguồn chính cung cấp Ván nhân tạo cho Việt Nam. - Từ các nước Bắc Mỹ, chúng ta nhập được nguồn gỗ có giá trị và chất lượng cao như Sồi, Anh Đào. Nguồn:http://www.vietnamforestry.org.vn/LinkedFiles/NFP/VIFOREST/90209%20Bao %20cao%%20cong%20nghiep%20che%20bien%20go%20thach%20thuc%20va%20co %20hoi%5B1%5D.pdf Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó tại các thị trường khó tính như Châu Âu hay Mỹ lại ngày càng khắt khe về nguồn gốc sản phẩm cũng như 8 đặt ra yêu cầu phải đảm bảo trách nhiệm với môi trường tự nhiên khi muốn nhập khẩu vào. Do đó, xu hướng nguyên liệu trong tương lai của Việt Nam sẽ chủ yếu là gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế. Gỗ tại Việt Nam được phân thành 8 nhóm (từ nhóm I đến nhóm VIII) với gần 400 chủng loại gỗ khác nhau. Với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cách riêng để phân loại gỗ khác nhau. Tại Việt Nam, gỗ được phân theo chất lượng và độ quý hiếm của gỗ, ví dụ: gỗ nhóm 1, 2 là nhóm gỗ quý như Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ, Căm Xe… nhóm 3, 4, 5 là nhóm gỗ thường và từ nhóm 6 trở đi là những nhóm gỗ tạp như gỗ cây mít, cao su, bạch đàn. Trong đó, những loại gỗ thường được sử dụng để phục vụ cho xuất khẩu hoặc chế biến xuất khẩu gần hơn 100 chủng loại. Có thể tham khảo tại trang web sau đây: http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/anyone/xuakhaudogo/PhanLoaiHomGoTaiVN.html# để biết thêm các chủng loài gỗ tại Việt Nam được và không được phép khai thác xuất khẩu. 9 2. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 2.1 Quy mô thị trường gỗ tại Hoa Kì Mỹ là nước nhập khẩu gỗ và hàng nội thất hàng đầu thế giới. Năm 2010 vừa rồi, Mỹ đã nhập khẩu trên 80 tỷ USD gỗ nói chung. Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tại Mỹ đã gia tăng đáng kể, trong đó các bang miền Tây luôn giữa vị trí hàng đầu. Hiện tại, bang Califonia là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất nước Mỹ, ngoài ra còn có các bang như Texas, Florida. Ở phía Đông Bắc, bang Washington, Nevada, Utah, Arizona và Colorado được dự báo là có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai. Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đo có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất. Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia là gang sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất. Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỉ giá đô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác (trừ Euro sau chiến tranh Iraq đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ). Phân tích nhập khẩu của Mỹ cho tháy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu).Phần lớn nhóm hàng gỗ và ché biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt, cụ thể như sự cạnh tranh đến từ những quốc gia có truyền thống nhập khẩu gỗ vào thị trường Mỹ từ trước đến nay: Brazil, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… 2.2 Những luật định của thị trường Hoa Kì 2.2.1 Vấn đề chung về hải quan Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung được phân thành 3 loại chủ yếu: hàng hóa để sử dụng ngay, hàng hóa được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh. Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này như nhau, nhưng thời gian để hoàn tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại khác nhau. Để nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng hay nhà môi giới hải quan) 10 [...]... Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối 3 Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đém (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm) Ngoài ra: Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ còn yêu cầu như sau: HTS 44: Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ. .. các sản phẩm đồ gỗ do chất lượng, mẫu mã sản phẩm liên tục được thay đổi Tuy nhiên các cơ sở sản xuất đều cho rằng giá cả sản phẩm gỗ liên tục tăng lên và theo đánh giá của họ giá cả của sản phẩm đồ gỗ ở thị trường trong nước đã tăng lên 80% so với 5 năm trước đây Theo ý kiến của các cơ sở sản xuất thì giá cả sản phẩm đồ gỗ sẽ tiếp tục tăng do sự khan hiếm về gỗ nguyên liệu Gỗ nguyên liệu sử dụng các. .. những cơ sở sản xuất đồ mộc tại Hà Nội liên kết với các cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh và khu vực thuộc tỉnh Hà Tây trước đây để sản xuất các sản phẩm bàn ghế có yêu cầu kỹ thuật cao Sự chuyên môn hóa này đã và đang có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm Chủng loại, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường rất đa dạng: Hiện nay các cơ sở sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đang... chi phí cao - Người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm và ưu tiên sử dụng những sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ bằng rừng THÀNH TỰU QUỐC TẾ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH trồng THÀNH TỰU QUỐC TẾ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120... xuất đi Sản phẩm Đồ gỗ của Trung Quốc luôn có mặt tại các thành phố lớn như Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố quốc tế khác để sẵn sàng bắt kịp trào lưu thị trường Việt Nam ngày càng có nhu cầu cao đối với các sản Tại Trung Quốc, thị trường bất động sản đang bùng nổ và 24 phẩm đồ gỗ Nhu cầu sử dụng các sản phẩm đồ gỗ cho cả mục đích nhà ở và thương mại tại Việt Nam đã tăng lên đáng... liệu tại Mỹ được phân loại như sau: • Gỗ cứng: là gỗ từ các cây hạt kín, hoặc loài cây lá rộng Vd: Gỗ Thích, gỗ Mun, gỗ Sồi, gỗ Dương, Tếch, Phi Lao… • Gỗ mềm: là gỗ từ các cây hạt trần, hoặc loài cây lá kim Vd như Thông, Bách Hương, Bạch Quả • Trong đó, gỗ nguyên liệu được sử dụng cùng là các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ép, ván ép nhân tạo và ván Veneer Các chủng loại gỗ nguyên liệu được thị trường Hoa Kì... gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ. .. dụng các sản phẩm đồ gỗ cho thị trường nội địa: Gỗ nguyên liệu của các cơ sở sản xuất đồ gỗ cho tiêu dùng nội địa hiện nay bao gồm gỗ khai thác từ rừng trồng trong nước, gỗ tự nhiên khai thác trong nước và gỗ tự nhiên nhập khẩu từ nước ngoài Theo đánh giá của các cơ sở sản xuất thì tỷ trọng gỗ nguyên liệu là gỗ khai thác từ rừng trồng trong nước đang tăng lên rất nhanh và gỗ tự nhiên dùng cho sản xuất... ngành ngành công nghiệp chế biến gỗ nên các sản Điểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… Còn có rất nhiều phẩm gỗ của Trung Quốc vẫn dựa trên lợi thế giá rẻ làng nghề sản xuất đồ gỗ tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Số lượng các nhà máy là rất lớn trong khi các công ty nổi • Phúc, Nam Định, Hưng Yên tiếng thì hiếm Hầu hết các nhà máy này đều sản xuất theo •  Việt Nam có truyền thống sản xuất đồ thủ công mỹ quy trình... mua sản phẩm Kết quả khảo sát cũng phản ánh rằng các cơ sở sản xuất đồ gỗ của Việt Nam sẽ có khả năng mất dần thị phần nếu như họ không có sự cải tiến về chất lượng đối với các sản phẩm tiêu dùng trong nước Hình thức bán hàng hay cung cấp sản phẩm rất đa dạng: Hiện nay người mua hàng có thể trực tiếp đến các cửa hàng buôn bán sản phẩm đồ gỗ để lựa chọn hàng cần mua Nếu người mua không muốn sử dụng các . chân thành cảm ơn! . Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam 1.Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1.1 Tình hình. về gỗ và đồ gỗ còn yêu cầu như sau: HTS 44: Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ. gia của ngành gỗ Việt Nam 30 3.4.2 Các công ty điển hình có khả năng đại diện thị trường 31 3.4.2.1 Công ty đại diện cho Việt Nam 31 Lợi thế cạnh tranh Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam 3.4.2.2 Công

Ngày đăng: 12/06/2015, 09:15

Xem thêm: Tiểu luận lợi thế cạnh tranh gỗ và các sản phẩm gỗ Việt nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    WINDOW OF CITY FURNITURE GROUP

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w