Bộ đề sử cho học sinh tiểu học(lớp 4+5)

17 267 0
Bộ đề sử cho học sinh tiểu học(lớp 4+5)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ ĐỀ CÂU HỎI THAM KHẢO THỜI LÝ Câu 01: Bạn hãy cho biết tượng Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) hiện nay được đặt tại tỉnh nào sau đây? A. Bắc Giang B. Bắc Ninh C. Hà Nội D. Tất cả điều sai Câu 02: Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bạn hãy cho biết bộ Hình Thư ra đời thay thế cho các quy định nào sau đây? A. Các quy chế, luật lệ và chiếu chỉ trước đó. B. Các luật lệ và chiếu chỉ trước đó. C. Các quy chế và luật lệ. D. Các quy chế và chiếu chỉ trước đó. Câu 03: Bạn hãy cho biết năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước trở thành? A. Nhà nước quân chủ Việt Nam. B. Nhà nước Đại Việt. C. Nhà nước Đại Cổ Việt D. Nhà nước Văn Hiến Câu 04: Bạn hãy cho biết vua Lý Thái Tông lên ngôi làm Vua khoảng bao nhiêu năm? A. 24 năm B. 25 năm C. 26 năm D. 27 năm Câu 5: Lý Anh Tông là con đích trưởng của Lý Thần Tông. Bạn hãy cho biết Lý Anh Tông còn có tên gọi khác là? A. Lý Thiên Tộ B. Lý Ý Tông C. Lý Cao Tông D. Tất cả điều đúng Câu 06: Ông là vị vua khai sáng nhà Lý đầu tiên, ông lên ngôi làm vua lúc 35 tuổi. Bạn hãy cho biết ông là ai ? A. Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) B. Lý Huệ Tông C. Lý Nhân Tông D. Lý Thái Tông Câu 07: Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý. Năm 1010, ông đặt niên hiệu Thuận Thiên. Quyết định quan trọng đầu tiên của ông là : A. Lập ra Quân đội và Luật pháp. B. Xây dụng bộ máy chính quyền quân chủ tập trung C. Xác lập chủ quyền quốc gia dân tộc và Xây dựng trung tâm chính trị- kinh tế D. Dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long Câu 08: Bạn hãy cho biết Vua nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? A. Lý Thái Tổ B. Lý Thánh Tông C. Lý Nhân Tông D. Lý Thần Tông Câu 09: Bạn hãy cho biết nhà Lý dời đô về Thăng Long là vì? A. Thăng Long là vùng đất trung tâm của đất nước, rộng và bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt . B. Thăng Long là nơi có nhiều chùa chiền, đất đai màu mỡ. C. Thăng có nhiều lâu Đài, cung điện, đển chùa. D. Thăng Long có nhiều chợ búa, phố phường thuận lợi cho việc giao thông, liên lạc. Câu 10: Bạn hãy cho biết dưới thời nhà Lý đạo nào giữ vị trí quan trọng trong xã hội và được truyền bá rộng rãi trong cả nước. A. Đạo Tin Lành B. Đạo Thiên chúa giáo C. Đạo Phật D. Cao Đài Câu 11: Dưới thời nhà Lý, chùa chiền, cung điện, lâu đài được xây dựng nhiều. Bạn hãy cho biết nhà Lý chứng tỏ điều gì? A. Nhà Lý chứng tỏ rằng rất phát triển về kinh tế. B. Nhà Lý chứng tỏ rằng rất về chính trị C. Nhà Lý chứng tỏ rằng đạo Phật rất phát triển D. A và B đúng. Câu 12. Bạn hãy cho biết Chùa thời nhà Lý được sử dụng vào việc gì? A. Nơi tu hành các nhà sư, tổ chức lễ bái của đạo phật và là nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân. B. Nơi tổ chức lễ bái và nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân. C. Nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân và tổ chức lễ bái của đạo phật D. Nơi tu hành các nhà sư và lễ bái. Câu 13. Bạn hãy cho biết ngôi chùa nào được xây dựng vào thời nhà Lý có kiến trúc độc đáo? A. Chùa Một Cột B. Chùa Lục Tổ C. Chùa Sùng Khánh D. Chùa Thầy Câu 14: Bạn hãy cho biết vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào thời gian nào ? A. Năm 1009 B. Năm 1010 C. Năm 1011 D. Năm 1012 Câu 15: Bạn hãy cho biết ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống ở thời nhà Lý ? Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 1 - A. Lý Thánh Tông B. Lý Nhân Tông C. Lý Chiêu Hoàng D. Lý Thường Kiệt Câu 16: Bạn hãy cho biết cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân xâm lược Tống kết thúc như thế nào? A. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà. Câu 17: Bạn hãy cho biết tác giả của bài thơ dưới đây? “Sông núi nước nam, vua nam ở, Rành rành định phận ở sách trời, Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. A. Lý Thường Kiệt B. Trần Quốc Toản C. Lý Huệ Tông D. Lê Nhân Tông Câu 18: Bạn hãy cho biết chính quyền thời nhà Lý thuế được định ra bao nhiêu loại? A. Có 4 loạị B. Có 5 loại C. Có 6 loại D. Có 7 loại Câu 19: Bạn hãy cho biết thời nhà Lý tồn tại bao nhiêu đời? ( Không kể đời Lý Chiêu Hoàng) A. Có 6 đời B. Có 7 đời C. Có 8 đời D. Có 9 đời Câu 20: Bộ luật đầu tiên của nước ta được viết ra dưới triều Lý Thái Tông vào năm 1042. Bạn hãy cho biết đó là bộ luạt gì? A. Bộ Hồng Đức B. Bộ Dân sự và hình sự. C. Bộ luật Hình Thư D. Bộ chiếu chỉ Câu 21: Năm 1075 triều đình nhà Lý mở khoa thi đâu tiên để chọn nhân tài vào làm quan. Đây là khoa thi tam trường gồm có đủ Phật, Lão, Nho. Bạn hãy cho biết vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai? A. Lê Nhân Tông B. Lê Thánh Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Văn Thịnh Câu 22: Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu, có nghĩa là phúc lành dài lâu. Bạn hãy cho biết ngôi chùa được xây dựng vào thời gian nào? A. Năm 1048 B. Năm 1049 C. Năm 1050 D. Năm 1051 Câu 23: Bạn hãy cho biết thời nhà Lý tồn tại bao nhiêu năm ? A. 214 năm B. 215 năm C. 216 năm D. 217 năm Câu 24: Lý Thái Tông đem quân tiến vào kinh đô của Chiêm Thành là Vigiaja vào thời gian nào? A. Năm 1044 B. Năm 1045 C. Năm 1046 D. Năm 1044 Câu 25: Nhà Tống phong vua Lý làm “An Nam quốc vương” vào thời gian nào? A. 1185 B. 1186 C. 1187 D. 1188 Câu 26: Ông tên thật là Ngô Tuấn, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Từ nhỏ ông đã ham chuộng cả văn lẫn võ, thích đọc sách và tập luyện võ nghệ. Năm 20 tuổi, ông được bổ Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 2 - làm một chức quan nhỏ trong đội k?binh. Sau theo lời khuyên của vua Lý Thái Tông, ông tự hoạn để vào làm quan trong cung. Ông được thăng dần lên đến chức Đô tri nội thị sảnh, trông coi mọi việc trong cung vua. Đến năm 1069, ông được cử làm Đại tướng theo vua Lý Thánh Tông tiến công Champa. Hãy cho biết ông là ai? A. Lý Bát Đế B. Lý Nhân Tông C. Lý Thái Tông D.Lý Thường Kiệt Câu 27: Ông là một vị minh quân bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Triều đại của nhà vua đã để lại nhiều dấu ấn rõ rệt cho nền văn hoá dân tộc. O6ng là một vị vua giỏi toàn diện, tổng hợp cả về chính trị, kinh tế, quân sự lẫn văn hoá, xã hội. A. Lý Nhân Tông B. Lê Nhân Tông C. Lý Thái Tổ D. Lê Thánh Tông Câu 28: Bạn hãy cho biết Vua Lý Nhân Tông còn có tên gọi khác là gi? A. Lý Càn Tài B. Lý Càn Đức C. Lý Càn Thịnh D. Lý Càn Tông Câu 29: Bạn hãy cho biết hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại tỉnh nào sau đây? A. TP Hà Nội B. Tỉnh Bắc Giang C. Tỉnh Bắc Ninh D. Tỉnh Nam Định ( còn một số câu hỏi nữa chúng tôi tiếp tục thông tin cho các bạn trong thời gian sớm nhất). Câu hỏi lịch sử thời Trần Câu 30: Nhà Trần thành lập vào thời gian nào? A. năm 1224 B. năm 1225 C. . năm 1226 D. năm 1227. Câu 31: Ai là vị vua đầu tiên của Nhà Trần: A. Trần Nhân Tông B. Trần Anh Tông C . Trần Thái Tông D. Trần Thánh Tông Câu 32: Trần Cảnh lên ngôi lúc mấy tuổi: A. 6 tuổi B. 7 tuổi C. 8 tuổi D. 9 tuổi. Câu 33: Kinh thành Thăng Long thời Trần đă có bao nhiêu phường? A. 36 phường B. 42 phường C. 60 phường D. 61 phường Câu 34: Nước Đại Việt thời Trần mấy lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 35: Câu nói” Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của: A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Trần Khánh Dư D.Trần Quốc Toản. Câu 36: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân nhà Trần đánh giặc ở: A. Vạn Kiếp B. Vân Đồn C. Vạn Kiếp - Vân Đồn D. Vạn Kiếp – Bạch Đằng. Câu 37: Câu nói “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của: A.Trần Quốc Tuấn B.Trần Thủ Độ C.Trần Khánh Dư D.Trần Nhật Duật Câu 38:Bố trí trận địa ở sông bạch Đằng, nhà Trần nối tiếp kinh nghiệm của: A.Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh B.Ngô Quyền và Lý thường Kiệt Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 3 - C. Lý Thượng Kiệt và Lê Hoàn D. Ngô Quyền và Lê Hoàn Câu 39: Tướng nhà Trần chỉ huy đánh giặc ở Vân Đồn : A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Quang Khải C. Trần Nhật Duật D. Trần Khánh Dư Câu 40: Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long, thành phần tham dự gồm: A. Tầng lớp vương hầu quý tộc B. Đại diện của quân đội C. Phụ lão có uy tín cả nước D. Quan lại của nhà Trần Câu 41: Trận đánh quyết định thắng lợi của nhà Trần trong kháng chiến lần 2 là: A. Tây Kết B. Hàm Tử C. Chương Dương D. Thăng Long Câu 42: Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Quân Nguyên lần thứ 2 là: A. Trần Thái Tông B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn D. Trần khánh Dư Câu 43: Tại hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc, Vua trần đã triệu tập: A. Vương hầu, võ tướng. B. Quan lại cao cấp. C. Đại diện quân đội. D. Phụ lão có uy tín trong nước Câu 44: Đoạn thơ: Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bát quân thù Thái Bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu. Được dịch từ tác phẩm nào? A. Đại Việt sử ký B. Hịch tướng sĩ C.Bạch Đằng Giang phú D. Tụng giá hoàn kinh sư Câu 45: Tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ: A. Lần thứ 1 B. Lần thứ 2. C. Lần thứ 3. Câu 46. Ai là người tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ I: A. Trần Thủ Độ B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Thái Tông Câu 47: Ai là người đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3: A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thánh Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Nhật Duật. Câu 48: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược của quân dân nhà Trần lần thứ 3 diễn ra vào năm: A.1285 B. 1287. C. 1285 – 1286 D. 1287 – 1288. Câu 49: Hai câu thơ: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Giang sơn mãi mãi vững âu vàng”. Là của vua: A. Trần Thái Tông B. Trần Thánh Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Anh Tông. Câu 50: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 1, trận đánh diễn ra quyết liệt nhất ở: A. Bạch Hạc, B. Bình lệ Nguyên C. Thăng Long D. Đông Bộ Đầu. Câu 51: “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt” là kết luận về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên của: A. Các vua Trần B. Trần Thủ Độ C, Trần Quốc Tuấn D. Các nhà nghiên cứu quân sự sau này. Câu 52: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nườc” câu nói này của: A. Trần Thái Tông B. Trần Thủ Độ, C. Trần QuốcTuấn D. Trần Thánh Tông. Câu 53: Thời Nhà Trần Lê văn Hưu đã biên Soạn bộ: A. ĐạiViệt sử ký toàn thư. B. Đại Việt sử ký. C. Lịch triều hiến chương loại chí. D. Việt sử thông giám cương mục. Câu 54: Câu nói “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc” là của: A. Trần Thủ Độ B. Trần Quang Khải C. Trần Nhật Duật D. Trần Bình Trọng. Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 4 - Câu 55. Trong 3 lần Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, cách đánh của Nhà Trần đều có điểm giống nhau đó là: A. Bố trí quân mai phục. B. Thực hiện vườn không nhà trống C. Đánh vùng sau lưng địch. D. Dùng cả quân thuỷ lẫn quân bộ. Câu 56. Trần Quốc Tuấn là tác giả của tác phẩm: A. Binh thư yếu lược. B. Bạch Đằng Giang phú C. Tụng giá hoàn kinh sư D. Đại Việt sử ký. Câu 28. Chu Văn An đã từ quan vì: A. Có Mâu thuẫn với quý tộc Trần B. Giáo dục không được coi trọng. C Bị gièm pha. D. Vua không nghe “Thất trảm sớ” trừng trị bọn nịnh thần. Câu 59. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 1, quân giặc trên đường rút chạy đã bị dân quân miền núi chặn đánh ở: A.Bạch Hạc B. Bình Lệ Nguyên C.Quy Hoá D. Phù Ninh. Câu 60: Tù trưởng lãnh đạo dân binh miền núi chặn đánh giặc Nguyên – Mông rút chạy trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất là: A. Hà Đặc B. Hà Bổng C. Hà Chương D. Một người khác. Câu 61:Bộ máy nhà nước thời Trần chia làm mấy lộ? A. 10 lộ B. 12 lộ C. 24 lộ D. 25 lộ Câu 62: Tại hội nghị Diên Hồng khi vua Trần hỏi kế đánh giặc các phụ lão : A. Đồng thanh hô “Nên đánh” B. Đồng thanh hô “Nên hàng”. C. Tất cả im lặng. D. Người nói đánh, người nói hàng. Câu 63: Bộ luật thời Trần có tên gọi là gì? A.Luật Hồng Đức B. Bộ hình thư C. Quốc triều hình luật D. Hoàng triều luật lệ Câu 64: Vị Công chúa đã đồng ý lấy vua Chế Mân của nước Chiêm Thành giúp làm tăng thêm tình hoà hiếu giữa hai nước: A. An Tư công chúa B. Huyền Trân công chúa C. Phụng Dương công chúa D. Ngọc Hân công chúa Câu 65: Công trình kiiến trúc nào sau đây được xây dựng ở thời Trần? A Chùa Một Cột B. Chùa Phật Tích C. Chùa Phổ Minh D. Chùa Tây Phương Câu 66: Ai là quân sư thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh yài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông – Nguyên giành thắng lợi về cho tổ quốc? A. Trần thủ Độ B. Trần Khánh Dư C. Trần Hưng Đạo D. Trần Quang Khải Câu 67: Nước Đại Việt phải đương đầu với 1 số cuộc thử lửa chống quân Mông – Nguyên diễn ra bao nhiêu năm? A. 15 năm B. 20 năm C. 25 năm D. 30 năm Câu 68: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ? A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Hồ D. Thời Lê Câu 69: Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của ai đã chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu ? A. Hồ Nguyên Trừng B. Lê thánh Tông C. Lý Thánh Tông D. Hồ Quý Ly Câu 70: Dưới thời nhà Trần đã đặt tên chức gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê? A. Đồn điền sứ B. Hà đê sứ C. Đắp đê sứ D. Khuyến nông sứ Câu 71: Trần Thái Tông đã viết hai câu thơ:” Người lính già đầu bạc Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 5 - Kể mãi chuyện Nguyên Phong” đẻ nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào? A. Nhà Tống ( 1075 – 1077 ) B. Nhà Nguyên (1288) C. Nhà Thanh ( 1789) D. Nhà Minh (1427) Câu 72: Ai là tác giả của 2 câu thơ: “ Tướng sĩ, quân hầu đều biết chữ . Chăn voi, thư lại cũng hay thơ” ? A. Trần nguyên Đán B. Trần Nhân Tông C. Trần Quang Khải. D. Trần Sư Mạnh Câu 73: Đời nhà Trần một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên hai nước). Đó là: A. Lê Quý Đôn B. Chu Văn An C. Phạm Sư Mạnh D. Mạc Đĩnh Chi Câu 74: Ai là tác giả của tác phẩm “Bạch Đằng Giang phú” A. Trần Quốic Tuấn B.Nguyễn Trãi C.Trương Hán Siêu D. Lý THường Kiệt Câu 75: Dưới thời trần ai là thày giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất: A. Trương Hán Siêu B. Chu văn An C. Nguyễn Trãi D. Phạm Sư Mạnh. Câu 76: Cuối thời Nhà Trần trong lúc đất nước loạn lạc, ai là người ban hành lệnh Hạn chế việc chấp chiếm ruộng đất của quý tộc, địa chủ nhằm ổn định tình hình? A. Trần Dụ Tông B. Trần Duệ Tông C. Trần Phế Đế D. Hồ Quý Ly. Câu 77: Ai là vị vua cuối cùng của Thời nhà Trần: A. Trần Trần Phế Đế A. Trần Thuận Tông A. Trần Dụ Tông A. Trần Thiếu Đế. Câu 78. Thời nhà Trần có bao nhiêu vị vua: A. 10 B. 11 C.12 D.13 Câu 79. Nhà Trần trị vì nước Đại Việt bao nhiêu năm: 165 năm. 170 năm. 175 năm. 180 năm. Câu 80: Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện dưới thời nào? A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Lê Sơ D. Thời Nguyễn THỜI LÊ Câu 81: Sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược, Lê Lợi làm gì ? Lên ngôi Hoàng Đế, đóng đô ở Thăng Long, khôi phục tên nước là Đại Việt. Câu 82: Tại sao vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất ? Tập trung quyền hành vào tay mình và trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội. Câu 83: Để tôn vinh những người có tài thời Hậu Lê thường làm những công việc gì ? Khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Câu 84: Các tác phẩm sử học được biên soạn ở thời Lê những tác phẩm nào ? Bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Lam sơn thực lục Câu 85: Ngoài các tác phẩm về sử học và địa lý, thời Hậu Lê còn có một số tác phẩm trong đó có cuốn “Đại thành toán pháp”. Tác phẩm này do ai biên soạn ? Lương Thế Vinh biên soạn. Câu 86: Kinh đô của nước ta thời Lý – Trần – Hậu Lê đặt ở Thăng Long (nay là Hà Nội) có tên là gì ? Nước Đại Việt Câu 87: Trong lịch sử Việt Nam ta Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào thời gian nào ? Năm 938 Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 6 - Câu 88: Trong lịch sử Việt Nam ta Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng Đế năm 968 tại nơi nào ? Tại Hoa Lư (Gia Viễn – Ninh Bình) Câu 89: Từ buổi đầu độc lập (938) đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV) bạn cho biết một tấm gương yêu nước thuộc lứa tuổi thiếu niên đó là ai ? Trần Quốc Toãn Câu 90: Nhà văn, nhà khoa học lớn của nước ta ở thời Hậu Lê là ai ? Nguyễn Trãi. Ngày nay tổ chức UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân văn hoá thế giới. Câu 91: Trong khi triều đình Nhà Lê suy yếu và sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc vào năm nào ? Năm 1527 Câu 92: Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu , tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 thuộc đời nào ? Đời Trần Câu 93: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) đã đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê lúc này ông tự xưng là gì ? Bình Định Vương Câu 94: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm bao nhiêu giai đoạn ? Bao gồm 3 giai đoạn Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Câu 95: Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Đó là những cánh nào ? Tây bắc – Đông Bắc – Đông Quan (Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây Bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan) Câu 96: Bộ Quốc sử đầu tiên của Việt Nam ghi lại những sự việc quan trọng qua gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ – cho tới thời Lý Chiêu Hoàng gồm 30 quyển. Bạn cho biết ai đã biên soạn ? Lê Văn Hưu – trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh của vua Trần Thái Tông. Câu 97: Bạn cho biết Triều Hậu Lê kéo dài từ thời gian nào đến thời gian nào ? Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 - 1789) Câu 98: Triều hậu Lê được chia làm mầy thời kỳ ? Hai thời kỳ (Lê sơ được tình từ khi Lê Lợi lên ngôi( 1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi ( 1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh trị nhất) Câu 99: Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm những loại nào ? Ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã và ruộng tư. Câu 100: Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, hiện nay ở Nam Định, có nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn gọi là Đê gì ? Đê Hồng Đức Câu 101: Kết cấu xã hội thời Lê Sơ được chia làm mấy tầng lớp nhân dân ? 4 tầng lớp nhân dân. (sĩ. nông, công, thương). Câu 102: Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa nào ? “Đơn nguyên quan phương” còn gọi là độc tôn Nho giáo và Nho học. Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 7 - Câu 103: Thời Lê sơ các vua đều đã cho sửa sang tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám và trùng tu mở rộng lớn nhất là vào năm nào ? Năm 1483 Câu 104: Từ khi Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập, các đối tượng nay được chia làm mấy loại ? Thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) và đều được cấp học bổng và học phẩm. Câu 105: Thời Lê sơ, tại Văn miếu Quốc Tử Giám được tổ chức bao nhiêu khoa thi quốc gia ? Có 29 khoa thi quốc gia và lấy 988 tiến sĩ. Câu 106: Thời Lê sơ, quy chế thi cử cũng được kiện toàn chia làm mấy cấp ? Có 2 cấp thi: thi địa phương (thi Hương) và thi quốc gia (thi Hội, thi Đình). Câu 107: Bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư thời Lê có bao nhiêu nhà sử thần biên soạn. Có 3 sử thân nhà Lê biên soạn (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó. Câu 108: Dân gian Thanh Hóa có câu thành ngữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Từ đâu có câu thành ngữ đó? Từ lời đề nghị của Lê Lợi (Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày) Câu 109: Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn trãi được xem là bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam lần thứ mấy ? Lần thứ 2 sau “Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt. Câu 110: Dưới thời đại phong kiến Việt Nam Văn Miếu – Quốc Tử Giám được trùng tu sửa chữa bao nhiêu lần ? 4 lần vào các năm 1511, 1567, 1762 và 1785 Câu 111: Văn miếu tại Hà Nội, nơi tượng trưng cho Nho học Việt Nam, được xây dựng vào đời nào ? Dưới đời vua Lý Thánh Tông vào mùa thu, tháng tám, năm Canh Tuất (1070). Câu 112: Một di tích cũng không kém phần quan trọng về mặt lịch sử văn hóa của triều Lê đó là di tích nào ? Lam Kinh. (là kinh đô thứ hai của triều Lê và đồng thời là nơi an nghỉ thân xác của các vị vua Lê). Câu 113: Bạn cho biết Triều đại nào đầu tiên áp dụng chặt chẽ học thuyết Nho giáo vào việc trị nước ? Triều Lê (đã áp dụng chặt chẽ học thuyết Nho giáo vào việc trị nước. ảnh hưởng Nho giáo bao trùm lên mọi hành vi, hành động của con người) Câu 114: Thành Thăng Long tên gọi chính thức của thời này là gì ? Đông Kinh Câu 115: Trong hệ tư tưởng nhà Lê lấy thuyết Nho giáo nào làm mẫu mực cho cách cai trị của triều đại ? Thuyết Nho giáo của Chu Tử. (Nhà Lê lấy thuyết Nho giáo của Chu Tử làm mẫu mực cho cách cai trị của triều đại.Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của thời đại. Có thể nói rằng Nho giáo đã trở thành quốc giáo độc tôn trong triều đình cũng như trong dân gian. Nho giáo bắt mọi người phải tuyệt đối phục tùng quyền hành tối thượng của nhà vua, thần thánh hóa nhà vua và phân biệt rạch ròi ranh giới giữa vua, quan, dân) Câu 116: Văn học thời Lê có nội dung yêu nước, tiêu biểu là các tác phẩm nào ? Các tác phẩm của Nguyễn Trãi như "Quân trung từ mệnh tập", "Bình Ngô đại cáo". Âu 117: Thời Lê có tác phẩm khoa học quan trọng như "Toán pháp đại thành". Tác giả của tác phẩm này là ai ? Của Lương Thế Vinh Câu 118: Triều đại Lê Thánh Tông được kéo dài bao nhiêu năm và chia làm mấy niên hiệu ? Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 8 - Kéo dài 38 năm với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1496) và Hồng Đức (1469 -1497). Đây là giai đoạn cường thịnh của nước Đại Việt. Câu 119: Năm 1442 cả gia đình Nguyễn Trãi bị hãm hại (Tru di tam tộc) cho đến thời gian nào được minh oan ? Năm 1464. (Giữa năm 1442, sau chuyến đi duyệt quan ở Chí Linh và ghé thăm Nguyễn Trãi tại Côn Sơn, vua mất thình lình tại hành cung ở Lệ chi viên (Hà Bắc), bên cạnh Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi. Triều đình đổ cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ giết vua và cho tru di tam tộc dòng họ của Nguyễn Trãi. Đến năm 1464 Vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi , truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại) Câu 120: “Tôi xin đi. Sau này lấy được nước thì xin nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi” Bạn cho biết nội dung câu nói này của ai ? Của Lê Lai. Câu 121: Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 người đồng chí hướng tổ chức tại Lũng Nhai vào khoảng tháng 3 năm 1416, mục đích là để làm việc gì ? Hợp sức tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 122: Ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quang bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã diễn ra, gọi là hội thề Đông Quan bạn cho biết ai đã đọc “Bài văn hội thề” ? Vương Thông (tổng tư lệnh Quân Minh) (Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông tổng tư lệnh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân. Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được trở về quê hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn). Câu 123: “ Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng ” Bạn cho biết đây là nội dung trong tác phẩm nào do ai viết ? Trong tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi – Bản dịch Ngô Tất Tố ( Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay ) (Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, Bản dịch của Ngô Tất Tố) Câu 124: Nhà Hậu Lê chính thức kết thúc vào thời gian nào ? Năm 1789 (Năm 1789, trước sau tồn tại 355 năm, chỉ có 6 năm gián đoạn, là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam (không tính Hồng Bàng)). Câu 125: Trong thời kỳ phong kiến nước Việt Nam thời kỳ nào là hoàng kim nhất trên mọi lĩnh vực ? Thời Lê. Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh. Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. (xem chi tiết bài Lê Thánh Tông) ( Giai đọan lịch sử từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian gần nhất). LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 9 - Câu 126: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ? A . Hội nghị ở Phông-ten-nơ-blô không thành công B . Pháp không thành lập trong việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 với Việt Nam . C . Pháp đã kiểm soát thủ đô Hà Nội . D . Tất cả đều đúng . Câu Câu 127 : Ở Bắc bộ và Bắc trung bộ , thực dân Pháp khiêu khích và đánh chiếm trái phép với ta ở đâu? A . Ở Hải Phòng , Lạng Sơn , Đà Nẵng , hải Dương. B . Ở Hải Phòng , Lạng Sơn, quảng Nam , Hải Dương. C . Ở Hải Phòng , Bắc Cạn , Đà Nẵng , Hải Dương. D . Ở Hải Phòng , Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hải Hưng. Câu 128 : trong Các vùng Đánh Pháp ,vùng nào Pháp đối xử tồi tệ nhất ? A . Lạng Sơn, Cao Bằng. B . Hải Phòng , Hải Dương C . Đà Nẵng , Quãng Nam. D . Hà Nội. Câu 129 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào ? A . Ngày 18-12-1946. B . Đêm 19-12-1946. C . Đêm 20-12-1946. D . Ngày 22-12-1946. Câu 130 : Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân pháp đã bội ước tiến công ta ? A . Ở Nam Bộ và Trung Bộ , Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng B . Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng , Lạng Sơn C . Ở Hà Nội , thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ Trang D . Gửi tối hậu thư đòi chính phủ hạ vũ khí đầu hàng Câu 131 : Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào ? A . Sáng 19-12-1946. B . Trưa 19-12-1946. C . Chiều 19-12-1946. D . Tối 19-12-1946. Câu 132 : Văn kiện nào giải thích rõ nhất đường lối kháng chiền chống Pháp của Đảng ta ? A . Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh B . Bản Chỉ Thị toàn Quốc kháng chiến của Ban thường vụ trung ương Đảng C . Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi “ của Trường Chinh D . A và B đúng Câu 133 : Đường Lối kháng chiến của Đảng ta là gì? A . Kháng chiến toàn diện B . Kháng chiến dự vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài C . Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia D . Toàn dân ,toàn diện ,trường kì và dự vào sức mình là chính Câu 134 : Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở điểm nào ? A . Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta . B . Mục đích kháng chiến của Đảng ta. C . Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta . D . Đường lối kháng chiến của Đảng ta . Câu 135 : Đường lối kháng chiến tàon diện của ta diễn ra trên các mặt trận : Quân sự , chính trị ,kinh tế ,ngoại giao ……mặt trận nào giữ vai trò quyết định nhất ? A . Quân sự B . Chính trị C . Kinh tế D . Ngoại giao Câu 136 :Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai ? A . Chủ Tịch Hồ Chí Minh B . Trường Chinh C . Phạm Văn Đồng D . Võ Nguyên Giáp Câu 137 :Trung toàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào? A . 15-2-1947 B . 16-2-1947 C . 17-2-1947 D . 18-2-1947 Câu 138 : Nơi nào hưởng ứng “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đầu tiên? A . Hà Nội B . Nam Định C . Huế D . Sài Gòn Câu 139 : Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì ? A . Để vây hãm địch , đảm bảo cho việc chuyển quân ta . B . Ta chủ động tiến công , bao vây , giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh kực địch . C . Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến . D . A và B đúng Nguyễn Văn Huấn TH Lê Hồng Phong - 10 - . 107: Bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư thời Lê có bao nhiêu nhà sử thần biên soạn. Có 3 sử thân nhà Lê biên soạn (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký. đời Câu 20: Bộ luật đầu tiên của nước ta được viết ra dưới triều Lý Thái Tông vào năm 1042. Bạn hãy cho biết đó là bộ luạt gì? A. Bộ Hồng Đức B. Bộ Dân sự và hình sự. C. Bộ luật Hình Thư D. Bộ chiếu. Tử Giám. Câu 84: Các tác phẩm sử học được biên soạn ở thời Lê những tác phẩm nào ? Bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Lam sơn thực lục Câu 85: Ngoài các tác phẩm về sử học và địa lý, thời Hậu Lê còn

Ngày đăng: 11/06/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan