1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngữ văn 9 - Ôn tập Truyện Kiều

15 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

NGỮ VĂN 9 – ÔN TẠP TRUYỆN KIỀU TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Đê: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du và giá trị tác phẩm “truyện Kiều”. Gợi ý bài làm: Nội dung cụ thể I- Mở bài: -Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du (thiên tài văn học-“thi sĩ của các thi sĩ” -Giới thiệu truyện Kiều (tác phẩm lớn của Nguyễn Du, đỉnh cao của nghệ thuật thi ca tiếng Việt). II-Thân bài : a/ Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: -Thân thế: sinh mất, bút hiệu, quê quán, gia đình -Thời đại: đầy biến động -Về cảnh đời :+Năng khiếu văn học bâm sinh +Trải qua mười năm gió bụi => có vốn sống phong phú. -Sự nghiệp văn chương : thơ chữ Hán, chữ Nôm. b/ Thuyết minh về giá trị của truyện Kiều: -Nguồn gốc. -Giá trị : +Nội dung: hiện thực, nhân đạo. I- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam “thi sĩ của các nhà thi sĩ”. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm lớn nhất của ông, là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt. II- a/ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: -Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca: Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Lam hết nước , họ này hết quan. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu hế kỷ XIX . Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật : chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796). “Ông trải qua mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Ông được làm chánh sứ sang Trung Quốc (1913-1914). Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi, ông đã mất. Năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, kết hợp với trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm: Về chữ Hán có 3 tập thơ : Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập. Về chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn b/ Truyện Kiều: Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) mà sáng tạo ra truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu, đậm đà màu sắc dân tộc. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: Giá trị hiện thực : Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo. Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo +Nghệ thuật? III- Kết bài : Phát biểu chung về tác giả, tác phẩm. những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, cơng lý, khát vọng tình u, hạnh phúc. Về nghệ thuật : Truyện Kiều là kết tinh hành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngơn ngữ, thể loại. Với truyện Kiều, ngơn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với tryuện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật. III- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày (Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) Truyện Kiều là tập đại thành của ngơn ngữ văn học dân tộc. Đoạn: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích truyện Kiều) 1. Qua đoạn trích “Chò em Thúy Kiều” em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ? -Đoạn thơ miêu tả nhân vật theo bút pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ. Nghóa là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng , hoa , ngọc, tuyết,….để nói về vẻ đẹp con người. Để gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ : Mai cốt cách , tuyết tinh thần Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Thúy Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc: Vân xem trang trọng khác vời Khn trăng dầy dặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt,…Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi mày thanh tú trên giương mặt trẻ trung. Cái tài của Nguyễn Du là tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chò em Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên thật sinh động, đa dạng , “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Khi miêu tả chân dung nhân vật là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh, “mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ . Còn vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kò – “hoa ghen”, “liễu hờn” – nên số phận nang phải éo le đau khổ. -Sự tinh tế của tác giả là khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuậït đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là nhan sắc , tài năng , tâm hồn. Thúy Vân, Thúy Kiều là những nhân vật chính diện nên khi miêu tả tác giả chủ yếu tác giả dùng bút pháp ước lệ. Vì vẻ đẹp của hai chò em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng nên Nguyễn Du đã dùng những khuôn mẫu, ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu của tuyệt sắc giai nhân. 2-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều ,cách miêu tả ấùy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào? -“Chò em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc ấùy là việc sử dụng từ ngữ. +Miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều , Nguyễn bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa, ngọc, tuyết, để nói về vẻ đẹp con người. +Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh *Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chòu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghóa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng. *Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một vẻ đẹp đếùn độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kò , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phận của Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặêng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. CẢNH NGÀY XN (Đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên) 1- Phân tích bức tranh cảnh thiên nhiên ở bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xn”? “Cảnh ngày xn” (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên mùa xn cùng với cảnh lễ hội xn nhộn nhịp, tươi vui. Trong dó, bốn câu đầu gợi tả khung cảnh mùa xn : Ngày xn con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa. Hai câu đầu: Ngày xn con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi gợi tả mùa xn theo cách riêng. Trước hết hình ảnh “con én đưa thoi”là hình ảnh ẩn dụ nhân hóa vừa gợi thời gian vừa gợi khơng gian, Hình ảnh chim én bay liệng trong bầu trời xn ất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt khơng những nêu lên nét đặc trưng của mùa xn (mùa xn chim én về) mà còn gợi thời gian trơi đi rất nhanh (như thoi đưa), ngày xn , ngày vui trơi rất nhanh. Cảm giác nuối tiêc thời gian thống hiện ở câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi” khi tác giả tả ánh sáng đẹp của mùa xn đã trải qua hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai sang tháng ba. Những số từ “chín chục, ngồi sáu mươi” cùng với từ “đã” nói lên điều ấy. Trong tháng cuối cùng của mùa xn chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng. Hai câu thơ tiếp theo không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc : Phương thảo thiên liên bích Lê chi sổ điểm hoa ( cỏ non liền với trời xanh, tên cành lê có mấy bông hoa) So với hai câu thơ xưa, rõ ràng hai câu thơ của Nguyễn Du trở thành một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời . Trên cái nền xanh dịu mát đó điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho hoa lê mà bức tranh xuân đã khác . Trong câu thơ của Nguyễn Du , chữ trắng đã thành điểm nhấn, làm nổi bậc thần sắc của hoa lê, của bức tranh. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: “cỏ non” mới mẻ, tinh khiết, giàu sức sống; “xanh tận chân trời” khoáng đạt trong trẻo; “trắng điểm một vài bông hoa” thanh khiết. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Màu trắng –xanh hài hòa gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà tẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết. Đúng là một bức họa tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng. 2- Hãy phân tích sáu câu cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Sáu câu cuối trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” ghi lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân đang dần bước trở về nhà. Mặt trời đã “tà tà” gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh: Tà tà bóng ngã về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nhịp thơ chậm rải.Nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình thì “thơ thẩn”, cử chỉ thì “dan tay”, nhịp chân thì “bước dần” . Một cái nhìn man mác, bâng khuâng: “lần xem” đối với cảnh vật. Tất cả đều nhỏ bé: khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ”; phong cảnh “thanh thanh”; dòng nước “nao nao”. Cả một không gian êm đềm , vắng lặng.Tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương. Như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến, sẽ nhìn thấy? Cặp mắt cứ “lần xem” gần xa: Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, việc dùng từ của thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế , vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.Cảnh vẫn mang cái thanh , cái dịu của mùa xuân : nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng : mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh; tất cả nhạt dần , lặng dần. Cảnh ở đây được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. hai chữ “nao nao”(nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Nỗi niềm man mác bâng khuâng thấm sâu , lan tỏa trong tâm hồn giai nhân đa tình , đa cảm. Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm một điều xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước “nao nao” uốn quanh như báo trước ngay lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên : Sè sè nắm đất bên đường Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng tưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen đối với bất cứ người Việt Nam nào. Không còn xa lạ vì “ngọn tiểu khê” ấy, “dịp cầu nho nhỏ” ấy là màu sắc đồng q, là cảnh q hương đất nước mình. Tính dân tộc là một nét đẹp đậm đà trong thơ Nguyễn Du, nhất là những vần thơ tả cảnh. Đ oạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích truyện Kiều – Nguyễn Du) *Nét nội dung , nghệ thuật cơ bản của đoạn trích: • Nộâi dung: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trên cả hai phương diện: vừa lên án những thế lực xấu xa tàn bạo , vừa thương cảm trước sắc đẹp, tài năng nhân phẩm bò chà đạp. • Nghệ thuật: miêu tả nhân vật phản diện bằng nét bút hiện thực, khắc họa tính cách qua diện mạo cử chỉ ( khác với miêu tả nhân vật chính diện bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ có phần lí tưởng hóa nhân vật) Câu hỏi: 1- Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh? Mã Giám Sinh được xem là một viễn khách (khách ở phương xa) đến nhà Kiều với mục đích trang trong đẹp đẽ: vấn danh (hỏi tên tuổi người caon gái sẽ lấy làm vợ) : Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh -Về lai lòch, tông tích không rõ ràng:ngườiø “viễn khách” mà quê “ cũng gần”; tên Mã Giám Sinh nhưng Giám sinh đâu phải tên, mà chỉ chung chung người họ Mã, học trường Quốc tử giám mà thôi! Không nói tên thật của mình.Cách giới thiêu như vậy phải chăng là có dụng ý lừa dối mẹ con Thúy Kiều (lấy chồng gần , người có học, dù là làm lẻ cũng an ủi được phần nào).Để chứng tỏ là giám sinh , hắn đến nha øKiều cũng có cả một đám tôi tớ theo sau, nhưng cái cảnh: Trước thầy sau tớ xôn xao Cho thấy “thầy” và “tớ” đều là lũ người ô hợp ; từ láy “xôn xao” đã tả được bộ dạng hàng tôm, hàng cá của y. -Ngoại hình: Miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, tác giả tác giả kết hợp giữa “chụp cận cảnh” và “quay lướt”. Nguyễn Du chụp cận cản làm rõ bộ mặt và trang phục của Mã: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi , áo quần bảnh bao Hắn đã ngoài bốn mươi tuổi tuổi đứng đắn , tuổi làm cha , làm ông mà đi hỏi vợ là hơi lạ ( nhưng ở đây là vợ bé, vợ lẽ -thiếp hay nàng hầu). Cái điều khiến ta nghi ngờ chính là cái “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” của hắn. Có cái gì đó làm dáng, làm đỏm quá đáng , kệch cỡm, khoe khoang lộ liễu không hợp với lứa tuổi .Ngoài ra, “mày râu nhẵn nhụi”, phải chăng Nguyễn Du muốn nói hắn là đàn ông mà không râu là kẻ “vô nghì” ( kẻ bất nhân , bất nghóa :đàn ông không râu vô nghì). Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn , phẳng lì. o quần “bảnh bao” là áo quần trưng diện cũng thiếu tự nhiên Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ bên ngoài của nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đả kích ấy càng sâu cay hơn khi một người “trạc ngoại tứ tuần” lại tỉa tót công phu, lại tô vẽ cho mình ra dáng trẻ. -Nguyễn Du đã rất nhanh tay ghi lại (quay lướt) cái hành động: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng “Ghế trên” là ghế ở vò trí quan trọng, dành cho bậc cao niên , bậc huynh trưởng , bậc đáng kính .Thế mà, Mã vừa vào nhà đả nhảy “tót” lên ngồi , hắn đã quên rằng mình là kẻ đi hỏi vợ, bản chất con buôn của hắn đã bộc lộ, hắn cho rằng mình là kẻ bề trên , kẻ có tiền , muốn làm gì chẳng đươc. “Tót” là hành động rất nhanh nhẹn .Khác với “tót vời” là tuyệt vời. Ngồi tót là một hành động hết sức bất nhã của Mã Giám Sinh. Mã vô tình hay cố ý? Đó là bản chất thói quen hay do sơ suất? Theo dõi Mã từ đầu, biết nguồn gốc của Mã, chúng ta dễ đoán rằng đây là hành động theo thói quen của y, thói quen của kẻ hạ lưu, vô học, cậy mình có tiền chẳng coi ai ra gì. Hành động “ngồi tót” là quá bất ngờ, quá nhanh,”ống kính” không nhanh, không nhạy thì làm sao có thể ghi lại được. -Nhàthơ cũng đã rất nhanh ghi lại cách nói năng cộc lốc của Mã ( cũng có thể là của mụ mối): Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của , cậy tiền, của kẻ sợ nói nhiều lộ cái bòp bợm giả dối. Với cách giới thiệu lai lòch , tông tích cũng như qua việc miêu tả ngoại hình , cử chỉ , ngôn ngữ của Mã Giám Sinh, nhà thơ đã lột trần bộ mặt hợm hónh, khoe của, bất lòch sự của một tên “buôn người” bòp bợm ,gian ngoa. - Về bản chất , Mã Giám Sinh là điển hình của bản chất con buôn lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân và vì tiền Bản chất bất nhân , vì tiền của Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều. +Mã bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vô cảm, xem Kiều như đồ vật: Mối càng vén tóc bắt tay ………. Đắn đo cân sắt cân tài p cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ Nếu là lễ “vấn danh” thì làm gì có chuyện “vén tóc bắt tay” “đắn đo cân ép thử ”. Cảnh trên là cảnh của kẻ đi mua hàng “người” cân nhắc để tính lời lãi. Dưới con mắt của Mã Giám Sinh, Kiều tài sắc lúc này chỉ là một món hàng không hơn không kém để hắn kiếm chác. Mã đã gật gù tán thưởng món lời:”Mặn nồng một vẻ một ưa”, chẳng khác gì cử chỉ đê tiện “lẩm nhẩm gật đầu” của Sở Khanh sau này. Khi đã ưa, đã vừa ý món hàng, Mã mới tùy cơ dặt dìu, lựa lời nói khách sáo văn hoa. Y trở về giọng điệu của chàng trai đi hỏi vợ: Rằng:”Mua ngọc đến Lam Kiềup Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường Vì sao Mã lại nói như vậy? Hẳn vì Mã đã khoe y là Giám sinh mà! Người có học phải nói văn hoa khác người thường chứ! Tuy nhiên, cách nói hoàn toàn mâu thuẫn với chuỗi hành động trên của Mã. Rồi ngay tiếp sau, khi nghe mụ mối phát giá, y bắt đầu mặêc cả, cò kè thêm bớt chi li hồi lâu.Bản chất vì tiền của tên họ Mã thể hiện trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện: Cò kè bớt một thêm hai Nếu trước đó, khi giành “ghế trên”, Mã vộ vàng “ngồi tót” thì lúc mua Kiều, hắn lại hết sức chậm rãi, tính toán chi li, hết “đắn đo”, hết “thử tài” lại “cò kè”, “thêm”,”bớt”. Từ láy “cò kè” đã lột tả chân dung và bản chất con buôn keo kiệt, dìm giá, đầy mánh lới của Mã. Y mặc cả mãi , lâu lắm mới ngã giá chỉ còn non một nửa theo giá phát ban đầu của mụ mối. Mã xứng là tay mua hàng sành sỏi. Cuối cùng, Mã nói vài câu hẹn ước các nghi lễ tiếp theo: nạp thái, vu qui… nhưng thực chất là đònh ngày đưa người đi (lấy hàng) Với bút pháp kết hợp giữa kể và tả, bằng một số nét phác họa về mối quan hệ mờ ám, vẻ ngoài chải chuốt, nói năng vô lễ, cử chỉ vô học,hành động vô lương, Nguyễn Du đã khắc họa sắc nét hình tượng Mã Giám Sinh, kẻ buôn ngươiø từ ngoại hình, đến tính cách, Mã giám Sinh đã trở thành một điển hình bất hủ cho sự đê tiện, tàn ác. 2- Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều qua đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”? (xem SBT trang 44-45) 3-Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”? -Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người: +Qua cách miêu tả Mã Giám Sinh với cái nhìn mỉa mai châm biếm, lên án :bộ mặêt nhẵn nhụi, quần áo bảnh bao không hợp với tuổi tứ tuần. Hành động “ghế trên ngồi tót”, gật gù tán thưởng món hàng “ mặn nồng một vẻ một ưa”. +Tố cáo thế lực đồng tiền đã biến con người tài sắc trở thành món hàng , để bọn buôn người mua bán , kiếm chác. Thái độ ấy còn thể hiện qua lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” . Lời nhận xét có vẻ khách quan nhưng chứa đựng trong đó cả sự chua xót, căm phẫn. Đồng tiền biến nhan sắc thành món hàng tủi nhục , biến kẻ tán tận lương tâm thành kẻ mãn nguyện tự đắc. Thế lực đồng tiền với thế lực lưu manh, thế lực quan laiï đã hùa vào nhau tàn phá gia đình Kiều, tàn phá cuộc đời Kiều. -Nguyễn Du còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bò hạthấp, bò chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để noiù lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều. Đề: Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Trích truyện Kiều) Gợi ý bài làm I- Giới thiệu truyện Kiều ,nêu nét đặc sắc nghệ thuật tả người (Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du , khơng những có giá trị về nội dung ,Truyện Kiều còn là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngơn ngữ, thể loại. Đặc biệt là nghệ thuật tả người , nhất là miêu tả và khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật. ¸nêu tên hai đoạn trích theo đề bài (qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và Mã Giám Sinh mua Kiều” ta cũng cảm nhận được tài năng tả người cua Nguyễn Du) II- a/ Nhân vật trong truyện Kiều được chia làm hai tuyến : -Chính diện ( Thúy Kiều , Thúy Vân , Kim Trọng, Từ Hải )- phản diện (Mã Giám Sinh, Tú bà, Hoạn Thư, Sơ Khanh ) b/ Cách miêu tả đối với nhân vật chính diện ( Trong đoạn “Chị em Thúy Kiều” ): +Cách giới thiệu của tác giả đầy trân trọng và ưu ái. Khi giới thiệu chị em Thúy Kiều: Đầu lòng hai ả Tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân +Khi miêu tả nhân vật chính diện thường là những con người lý tưởng , nên tác giả dùng bút pháp ước lệ , tượng trưng:Nghóa là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng , hoa , ngọc, tuyết,….để nói về vẻ đẹp con người. Để gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ : Mai cốt cách , tuyết tinh thần Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Thúy Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc: Vân xem trang trọng khác vời Khn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt,…Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi mày thanh tú trên giương mặt trẻ trung. Cái tài của Nguyễn Du là tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chò em Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên thật sinh động, đa dạng , “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Khi miêu tả chân dung nhân vật là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh, “mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ . Còn vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kò – “hoa ghen”, “liễu hờn” – nên số phận nang phải éo le đau khổ. -Sự tinh tế của tác giả là khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuậtï đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là nhan sắc , tài năng , tâm hồn. Thúy Vân, Thúy Kiều là những nhân vật chính diện nên khi miêu tả tác giả chủ yếu tác giả dùng bút pháp ước lệ. Vì vẻ đẹp của hai chò em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng nên Nguyễn Du đã dùng những khuôn mẫu, ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu của tuyệt sắc giai nhân. -“Chò em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc ấy là việc sử dụng từ ngữ: +Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh *Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chòu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghóa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng. *Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một vể đẹp đến độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kò , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phậncủa Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặêng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ơng đã dành cho nhân vật bao tình cảm u mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ , so sánh, một ngơn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mỹ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. c/ Đối với nhân vật phản diện : + Cách giới thiệu đầy khinh ghét : Hỏi tên rằng:”Mã Giám Sinh” Hỏi q rằng :”Huyện Lâm Thanh cũng gần” Nhà thơ cũng đã rất nhanh ghi lại cách nói năng cộc lốc của Mã ( cũng có thể là của mụ mối).Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của , cậy tiền, của kẻ sợ nói nhiều lộ cái bòp bợm giả dối. Với cách giới thiệu lai lòch , tông tích cũng như qua việc miêu tả ngoại hình , cử chỉ , ngôn ngữ của Mã Giám Sinh, nhà thơ đã lột trần bộ mặt hợm hónh, khoe của, bất lòch sự của một tên “buôn người” bòp bợm ,gian ngoa. + Dùng bút pháp tả thực : Khi miêu tả Mã giám Sinh tác giả dùng các từ : nhẵn nhụi, bảnh bao ,xơn xao, cò kè Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi , áo quần bảnh bao Hắn đã ngoài bốn mươi tuổi tuổi đứng đắn , tuổi làm cha , làm ông mà đi hỏi vợ là hơi lạ ( nhưng ở đây là vợ bé, vợ lẽ -thiếp hay nàng hầu). Cái điều khiến ta nghi ngờ chính là cái “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” của hắn. Có cái gì đó làm dáng, làm đỏm quá đáng , kệch cỡm, khoe khoang lộ liễu không hợp với lứa tuổi .Ngoài ra, “mày râu nhẵn nhụi”, phải chăng Nguyễn Du muốn nói hắn là đàn ông mà không râu là kẻ “vô nghì” ( kẻ bất nhân , bất nghóa :đàn ông không râu vô nghì). Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn , phẳng lì. o quần “bảnh bao” là áo quần trưng diện cũng thiếu tự nhiên Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ bên ngoài của nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đả kích ấy càng sâu cay hơn khi một người “trạc ngoại tứ tuần” lại tỉa tót công phu, lại tô vẽ cho mình ra dáng trẻ. -Nguyễn Du đã rất nhanh tay ghi lại cái hành động: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng “Ghế trên” là ghế ở vò trí quan trọng, dành cho bậc cao niên , bậc huynh trưởng , bậc đáng kính .Thế mà, Mã vừa vào nhà đả nhảy “tót” lên ngồi , hắn đã quên rằng mình là kẻ đi hỏi vợ, bản chất con buôn của hắn đã bộc lộ, hắn cho rằng mình là kẻ bề trên , kẻ có tiền , muốn làm gì chẳng đươc. “Tót” là hành động rất nhanh nhẹn .Khác với “tót vời” là tuyệt vời. Ngồi tót là một hành động hết sức bất nhã của Mã Giám Sinh. Mã vô tình hay cố ý? Đó là bản chất thói quen hay do sơ suất? Theo dõi Mã từ đầu, biết nguồn gốc của Mã, chúng ta dễ đoán rằng đây là hành động theo thói quen của y, thói quen của kẻ hạ lưu, vô học, cậy mình có tiền chẳng coi ai ra gì. Hành động “ngồi tót” là quá bất ngờ, quá nhanh, khơng tinh làm sao ghi lại được cái cảnh , hành động ấy của tên họ Mã. Trong cảnh mua bán : Về bản chất , Mã Giám Sinh là điển hình của bản chất con buôn lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân và vì tiền Bản chất bất nhân , vì tiền của Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều. +Mã bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vô cảm, xem Kiều như đồ vật hắn “đắn đo” , “cân” ,”thử’, “ép” đủ điều.Bản chất vì tiền của tên họ Mã thẻ hiện trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện: Cò kè bớt một thêm hai Nếu trước đó, khi giành “ghế trên”, Mã vộ vàng “ngồi tót” thì lúc mua Kiều, hắn lại hết sức chậm rãi, tính toán chi li, hết “đắn đo”, hết “thử tài” lại “cò kè”, “thêm”,”bớt”. Từ láy “cò kè” đã lột tả chân dung và bản chất con buôn keo kiệt, dìm giá, đầy mánh lới của Mã. Y mặc cả mãi , lâu lắm mới ngã giá chỉ còn non một nửa theo giá phát ban đầu của mụ mối. Mã xứng là tay mua hàng sành sỏi. Cuối cùng, Mã nói vài câu hẹn ước các nghi lễ tiếp theo: nạp thái, vu qui… nhưng thực chất là đònh ngày đưa người đi (lấy hàng) Với bút pháp kết hợp giữa kể và tả, bằng một số nét phác họa về mối quan hệ mờ ám, vẻ ngoài chải chuốt, nói năng vô lễ, cử chỉ vô học,hành động vô lương, Nguyễn Du đã khắc họa sắc nét hình tượng Mã Giám Sinh, kẻ buôn ngươiø từ ngoại hình, đến tính cách, Mã giám Sinh đã trở thành một điển hình bất hủ cho sự đê tiện, tàn ác. Qua nhân vật Mã Giám Sinh ,ta càng thấy rõ bút pháp tả thực trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Nét nào cũng sắc sảo tạo nên tính cách xấu xa, đồi bại của nhân vật Mã Giám Sinh. Chi tiết nghệ thuật nào cũng sống , đằng sau nét vẽ là thái độ khinh bi của nhà thơ đối với con người bạc ác tinh ma này! Bức chân dung phản diện Mã Giám Sinh có giá trị tố cáo hiện thực đặc sắc, lên án bọn bn thịt bán người vơ nhân đạo, đạo dức giả trong xã hội phong kiến suy tàn. d/ Nhận xét chung: - Khi miêu tả ngoại hình nhân vật : Nguyễn Du đã tạo nên những diện mạo đặc sắc. Đạt được kết quả ấy là do Nguyễn Du miêu tả từ cách phục sức, hình dung diện mạo, thái độ cử chi, đặc biệt là lời ăn tiếng nói riêng biệt của từng nhân vật , từng loại người. Khi miêu tả những nhân vật chính diện, Nguyễn Du có sử dụng thi liệu, ngơn ngữ cơng thức , ước lệ có sẵn nhưng đối với những nhân vật phản diện, Nguyễn Du đã lấy chất liệu sinh động từ hiện thực cuộc sống. Miêu tả nội tâm: Nguyễn Du lấy bản chất nhân vật làm yếu tố trung tâm khi xây dựng nhân vật. Ngoại hình của nhân vật bao giờ cũng dựa trên bản chất con người. Nàng Kiều xinh đẹp, dun dáng cũng là nàng Kiều thơng minh, trong trắng giàu tình cảm. Mã Giám Sinh một tên bn người bịp bợm, tàn nhẫn thì lời lẽ cộc lốc , dối trá, cử chỉ thơ lỗ ỷ mình có tiền, trả giá thì “cò kè” Khác với một số truyện Nơm khác (như Lục Vân Tiên ) thường thiên về miêu tả hành động và sự việc, Nguyễn Du rất quan tâm đến việc tả tình khi xây dựng nhân vật. Với cái nhìn sắc sảo và ngòi bút tài tình, Nguyễn Du đã khắc họa được những nét tâm lý, những tính cách rất chân thực và sinh động. III- Kết hợp đúng mức những yếu tố nghệ thuật cổ truyền và tài năng sáng tạo của một nghệ sĩ thiên tài khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Du đã tạo ra những nhân vật sống , đã trở thành những điển hình bất hủ của cuộc sống xã hội Việt Nam. Đoạn trích: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Tryện Kiều – Nguyễn Du) Đặc điểm nghệ thuật: +Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại. +Tả cảnh ngụ tình. *Ngôn ngữ nhân vật: có hai hình thức tồn tại -ngôn ngữ độc thoại :thường là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. -ngôn ngữ đối thoại là lời nhân vật được bộc lộ ra bên ngoài, đối thoại với nhân vật khác. [...]... quyền sống Dàn ý Nội dung cụ thể I-MB: I-Giới thiệu truyện Kiều (Phần mở bài viết thành một đoạn văn có 2 ý): -Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Truyện Kiều của ơng -Nêu giá trị nội dung nhân đạo là kiệt tác của nền thơ ca cổ, sáng ngời tinh thần nhân đạo thể hiện qua nhân vật Thúy -Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói cảm thương Kiều sâu sắc trước số phận bi kịch, tiếng nói khẳng... Thúy Kiều II- TB: II(Lần lược phân tích các nội 1- Trước hết ,Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước dung:) số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Nhân 1 -Truyện Kiều là tiếng nói vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ Đời cảm thương sâu sắc trước số Kiều là “tấm gương oan khổ”, chịu đủ những bi kịch Tuy nhiên, phận bi kịch: hai bi kịch lớn nhất của Kiều. .. trôi man mác : trôi trong một không gian rộng vắng lặng – man mác từ tả tâm trạng buồn , cô đơn chứ không phải tả hình dáng hoa) Đề tổng hợp: Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong sách giáo khoa NV9, tập một,em hãy phân tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện Kiều Gợi ý làm bài Gợi ý: *Phải xác định giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì? + Tiếng nói thương... Thúy Kiều như thế nào? + (Thương cảm)Số phận bi kịch của Thúy Kiều : 2 bi kịch lớn - Mối tình lý tương nhưng tan vỡ - Kiều có ý thức về nhân phẩm nhưng bị chà đạp về nhân phẩm +Kiều là hiện thân vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa , tâm hồn (tiếng nói khẳng định , ca ngợi con người) +Kiều là hiện thân cua khát vọng tình u tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống Dàn ý Nội dung cụ thể I-MB: I-Giới... cảnh còn đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình 2- Phân tích: a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân” -Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của truyện Kiều – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du -Phân tích: +Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chò em Thúy Kiều: *Bốn câu đầu... lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân 3- Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình u tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống +Khát vọng tình u tự do đầy màu sắc lãng mạn đựợc thể hiện qua mối quan hệ Thúy Kiều- Kim Trọng Nguyễn Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một khơng hai trong lịch sử văn học Việt Nam Mối tình Kim -Kiều vượt ra ngồi lễ giáo phong... trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh +Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về tương lai hiểm nguy đón đợi phía trước thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần,màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tónh đến động, nỗi buồn Kiều từ man mác, mông... b/ Tám câu cuối trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích” -Cảnh trong truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng.Đoạn: “Buồn trông cửa bể chiều hôm ……………… tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình , mêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh -Bao trùm tâm trạng kiều khi ở lâu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ... để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật 3- Câu hỏi tích hợp: Phân biệt nghóa các từ: man mác, tan tác và giải thích cụm từ “hoa trôi man mác” là trôi thế nào? Tại sao nói từ man mác là từ tả tâm trạng Kiều chứ không phải là hình dáng hoa? (man mác:(cảnh vật, màu sắc )chiếm cả một khoảng không bao la, như trải ra trong không gian vắng lặng, gợi tâm trạng cô đơn – có tâm trạng lâng... bịp bợm , tàn ác này, để rồi phải : Thanh lâu hai lược, thanh y hai lần Và Kiều đã tìm mọi cách để thốt khỏi cuộc sống nhục nhã đau đớn ấy Khi biết bị lừa vào lầu xanh ,nàng tự vận nhưng khơng 2- Nội dung thứ hai: Khẳng định ca ngợi những vẻ đẹp của con người: +Tài sắc của Thúy Kiều +Tâm hồn :trong trắng ,thủy chung (mối tình Kim -Kiều) , giàu lòng vị tha, nhân hậu (Đ/v cha mẹ, với người u, với những người . NGỮ VĂN 9 – ÔN TẠP TRUYỆN KIỀU TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Đê: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du và giá trị tác phẩm truyện Kiều . Gợi ý bài. Hán có 3 tập thơ : Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập. Về chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn b/ Truyện Kiều: Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện của. ngày (Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) Truyện Kiều là tập đại thành của ngơn ngữ văn học dân tộc. Đoạn: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích truyện Kiều) 1. Qua đoạn trích “Chò em Thúy Kiều em có nhận xét gì

Ngày đăng: 11/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w