Tùy bút “Người lái đò sông Đà” - Khắc họa hình tượng sông Đà với hai tính cách trái ngược: + Hung bạo, dữ dằn với cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết h
Trang 1NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
(Nguyễn Tuân)
I Kiến thức cơ bản:
1 Tác giả Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
- Phong cách nghệ thuật: độc đáo và sâu sắc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút
2 Tùy bút “Người lái đò sông Đà”
- Khắc họa hình tượng sông Đà với hai tính cách trái ngược:
+ Hung bạo, dữ dằn với cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn
đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu, cảnh mặt ghềnh, hút nước, thác…
+ Trữ tình, thơ mộng với dáng vẻ, màu sắc, cảnh quan đôi bờ… Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động
- Xây dựng hình ảnh người lái đò: trí dũng, tài hoa, nghệ sĩ trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc
+ Là vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, ông đò “nắm lấy bờm sóng” vượt qua trận thủy chiến ác liệt, thuần phục dòng sông Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị
mà lãng mạn; bình tĩnh, hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương
+ Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và kinh nghiệm sông nước
Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày
b) Nghệ thuật:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
Trang 2- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
c) Ý nghĩa văn bản:
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam
II Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân
* Gợi ý:
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Đà
2 Phân tích hình tượng sông Đà
a/ Con Sông Đà hung bạo
- Con sông nhiều thác ghềnh, hiểm trở với sức mạnh ghê gớm :
+ Ngoặt khúc sông lượn, đã thấy sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá.
+ Vách đá bờ sông dựng vách thành, có đoạn đá “chẹt” lòng sông
như cái yết hầu
+ Mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
+ Hút nước sông Đà: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, hút nước xoáy tít đáy
+ Thác sông Đà: uy hiếp con người từ xa bằng âm thanh: réo gầm, réo to, tiếng nước thác như oán trách gì, rồi lại như là van xin ; tấn công con người bằng những ngón đòn quyết liệt: đánh khuýp quật vu hồi, ùa vào bẻ gãy cán chèo, đá trái, thúc gối vào bụng và hông thuyền
- Con sông là kẻ thù số một của người lái đò với diện mạo và tâm địa
hiểm ác, đặc biệt là thác đá: Đá từ ngàn năm vẫn mai phục lòng sông, đá dàn
trùng vi thạch trận với 3 vòng trên sông
- Hình ảnh con sông được thể hiện sống động bằng kết cấu câu trùng điệp; lối so sánh độc đáo; cách nhân hóa hợp lí
b/ Con Sông Đà trữ tình, thơ mộng
- Con sông có vẻ đẹp hài hòa, mềm mại được nhà văn miêu tả với cái nhìn toàn cảnh từ trên cao xuống, hiện lên với nhiều phương diện:
+ Dáng vẻ: mềm mại, thướt tha : Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…
+ Màu sắc: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước Sông
Đà lừ lừ chín đỏ…
Trang 3- Con sông êm đềm được miêu tả với cái nhìn cận cảnh từ dòng sông ra
đôi bờ : Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm bay lượn trên sông, những nương ngô nhú lên mấy lá ngô non, con hươu thơ cúi đầu ngốn búp cỏ gianh
- Con Sông Đà hiền hòa, hiện lên với vẻ đẹp bình yên, thơ mộng trong
cảm nhận của tâm hồn đầy cảm xúc thân thương: Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử…hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
- Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã tạo dựng một không gian nghệ thuật vừa êm đềm thơ mộng, vừa trang nghiêm cổ kính khiến người đọc có cảm giác như lạc vào một thế giới thần tiên kì ảo
3 Đánh giá:
Những đặc điểm trái ngược nhau hợp lại, tạo nên hình tượng con Sông
Đà như một nhân vật đầy sức sống, có cá tính riêng độc đáo Con Sông Đà là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa Để sáng tạo vẻ đẹp phi thường ấy, tác giả đã vận dụng sự uyên bác với tri thức đa ngành, tài quan sát, miêu tả đặc sắc…Những điều đó tạo nên cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
Bài tập 2: Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái
đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Gợi ý:
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, người lái đò
2 Phân tích hình tượng người lái đò
a Người lái đò có vẻ đẹp ngoại hình khỏe khoắn, rắn rỏi
Cái đầu quắc thước… thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng mun…, giọng ông ào ào
b Ông lái đò trí dũng, tài hoa trong cuộc chiến trên sông Đà với 3 vòng
- Vòng 1: trước sự dữ dội của sóng thác, đá hiểm và thạch trận với 5 cửa trận,
có 4 cửa tử và 1 của sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông, ông lái đò đã chiến đâú bằng một thái độ bình tĩnh, tư thế dám đối đầu, như một viên tướng
tả xung hữu đột:
+ Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái
+ Trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo.
- Vòng 2: SĐ tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh lại bố trí
lệch qua phía bờ hữu ngạn Ông lái đò nắm lấy bờm sóng, ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng, phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết đường chéo, đối với bọn đá: đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên, chặt đôi
ra…-> hành động mạnh mẽ, dứt khoát, khéo léo, linh hoạt xử lí các tình huống -> ông lái đò trí dũng
- Vòng 3: ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết, cửa sinh ở giữa bọn
đá hậu vệ Ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa Vút, vút, thuyền
Trang 4như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được- > con thuyền dũng mãnh, tay lái điêu luyện, tài hoa.
Ông lái đò chiến đấu và chiến thắng SĐ bằng sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước
c Sau cuộc chiến, ông lái đò nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị, bình
thản: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ…chẳng
ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua Trước thác ghềnh bạo liệt, ông lái lạnh lùng, gan góc nhưng lúc bình thường lại nhớ tiếng gà gáy, cho buộc bu gà ở sau đuôi thuyền để nhớ nương ruộng bản mường mình.
3 Đánh giá:
- Hình tượng ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các
“vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu
mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày
- Hình tượng người lái đò để lại ấn tượng sâu sắc về tình yêu cái đẹp, tinh thần đề cao giá trị con người Qua hình tượng, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa không chỉ có ở hoạt động nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi hoạt động của con người, ở cả những người lao động - người lái đò vô danh trên con Sông Đà xa xôi Ở những con người này, vẻ đẹp hiện lên một cách tự nhiên, chân thật
Bài tập 3: Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn
Tuân nhìn con sông Đà như thế nào? Cách nhìn đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
- Con sông được nhìn:
+ Như một loài thủy quái khổng lồ “có diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”;
+ Như một cố nhân “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”
+ Như “một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc”
- Cách nhìn có sức nhân hóa, liên tưởng phong phú, độc đáo của tác giả gợi được hình ảnh một con sông: vừa hùng tráng, kì vĩ vừa trữ tình, thơ mộng; vừa giàu tiềm năng vừa gần gũi, gắn bó; một con sông không chỉ là một đối tượng thiên nhiên mà là một môi trường thử thách để tôn vinh người lao động với phẩm chất mới