Câu 1 : Chứng minh Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới? Nhà nước kiểu mới là là nhà nước có bộ máy tổ chức chính trị do cách mạng vô sản thành lập nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Khác với nhà nước trước đó, nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, bởi vì : Sau khi Cách mạng 18/3/1871 thắng lợi, nhiệm vụ của Công xã Pari là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, tập trung quyền hành pháp và lập pháp lại thành một, thành lập chính quyền của giai cấp công nhân. Một chính quyền hoàn toàn mới, lấy lối giải quyết tập thể mọi vấn đề thay thế cho lối độc tài, cá nhân, quan liêu. Tại Pari đã lập nên một trật tự chưa từng thấy : - Về cơ cấu tổ chức Công xã : Để thay thế cho chính quyền tư sản cũ, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. + Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay quyền lập pháp và quyền hành pháp. + Công xã thành lập 10 Uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là một Uỷ viên Công xã : Ub Quân sự, Ub An ninh xã hội, Ub Đối ngoại, Ub Tư pháp, Ub Tài chính, Ub Lương thực, Ub Thương nghiệp, Ub Giáo dục, Ub Công tác xã hội và Uỷ ban Cứu quốc. + Nhiều công nhân được đề bạt lên nắm các chức vụ quan trọng, và họ đã điều hành công việc một cách xuất sắc. Trên thực tế, công nhân đã tham gia vào công việc quản lí nhà nước (điều mà nhà nước trước chưa làm được). Về quyền lợi : tất cả các cán bộ nhà nước được lĩnh lương ngang với mức lương trung bình của công nhân mà không được nhận hơn. Những cán bộ nào không được nhân dân tín nhiệm thì có thể bị bãi miễn. - Hoạt động của Công xã thông qua các sắc lệnh : + Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chính quyền cũ, thay vào đó là lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân. + Công xã quyết định thủ tiêu công cụ áp bức nhân dân về mặt tinh thần – sắc lệnh về tôn giáo : Tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, tuy nhiên, nhà nước vẫn đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Huỷ bỏ ngân sách tôn giáo. + Công xã còn thi hành nhiều chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ khác như : Thực hiện quyền là chủ của công nhân đối với những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại thì Công xã tiến hành quản lí nhà máy thông qua việc kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân. Công xã ban hành chế độ ngày làm 8h ; giải quyết nạn thất nghiệp, ra lệnh hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ ; ban hành đạo luật quy định lại giá bánh mì… Về văn hoá giáo dục, Công xã đề ra chế độ giáo dục bắt buộc, không mất tiền cho toàn dân ; nhà trường không được dạy Kinh Thánh ; lựa chọn giáo viên mới thay thế cho giáo viên cũ, quyết định tăng lương cho giáo viên lên gấp đôi, gấp 3 lần so với trước. Công xã ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ ; lập hệ thống nhà giữ trẻ, vườn trẻ… cùng nhiều cải cách kinh tế xã hội khác nhằm đáp ứng quyền lợi của người lao động. Công xã đã cố gắng đảm bảo cho nhân dân tham gia vào đời sống chính trị và đã thành lập nhiều tổ chức quần chúng như các câu lạc bộ chính trị, công đoàn, hội phụ nữ… trở thành nơi liên hệ giữa uỷ viên Công xã với nhân dân… Công xã luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân đẻ hoạt động có hiệu qủa hơn. Tóm lại, xét về cơ cấu tổ chức, các chính sách và hoạt động thực tế của Công xã Pari đã chứng tỏ Công xã Pari là một nhà nước hoàn toàn khác hẳn các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột trước kia. Đây là một nhà nước kiểu mới, một nhà nước mà theo Lênin là “một kiểu nhà nước đặc biệt” – nhà nước vô sản, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bên canhj đó hội đồng công xã còn quan tâm đến đời sống nhân dân . nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, bởi vì : Sau khi Cách mạng 18/3/1871 thắng lợi, nhiệm vụ của Công xã Pari là thủ tiêu. Ub Công tác xã hội và Uỷ ban Cứu quốc. + Nhiều công nhân được đề bạt lên nắm các chức vụ quan trọng, và họ đã điều hành công việc một cách xuất sắc. Trên thực tế, công nhân đã tham gia vào công. trước. Công xã ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ ; lập hệ thống nhà giữ trẻ, vườn trẻ… cùng nhiều cải cách kinh tế xã hội khác nhằm đáp ứng quyền lợi của người lao động. Công xã đã