1 điểm Nêu sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong các từ ngữ sau: - Chiến thắng vĩ đại - Thắng nghèo nàn lạc hậu Câu 5?. 1 điểm Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành câu có bộ phận v
Trang 1PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
SƠN TỊNH NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn thi: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút ( Không kể tời gian phát đề) Ngày thi: 05/4/2011
I Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Tìm ý trả lời đúng
( Ghi chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của từng câu trong phần bài làm.)
Câu 1 Bổn phận có nghĩa là gì?
A Những việc nên làm
B Những việc được phép làm
C Những việc phải làm
D những việc có thể làm
Câu 2 “ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.”
Câu tục ngữ trên là:
A Câu đơn B Câu ghép C Câu đặt biệt D Chưa thành câu
Câu 3 Có mấy cách nối các vế trong câu ghép?
A 1 B 2 C 3 D 4
Câu 4 “ Chúng tôi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.”
a) Câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp từ nào?
A đi, đến B đến, động C đâu, đấy D đi đến, động đến
b) Nếu lược bỏ cặp từ nối thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi?
A Câu văn trở thành không hoàn chỉnh
B Quan hệ các vế câu không thay đổi
C Câu văn trở thành câu đơn
D Quan hệ thời gian không rõ ràng
Câu 5 “ Cổ cây chuối mập tròn, rụt lại Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.”
( Trích bài: “ Cây chuối mẹ”)
Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để tả cay chuối?
A so sánh B liên kết C nhân hoá D thay thế
Câu 6 “ Tính thật thà của bạn Nam khiến ai cũng mến”
Xác định từ thật thà trong câu trên
a) Là loại từ nào?
A Danh từ B Tính từ C Động từ D Đại từ
b) Là bộ phận nào?
A Chủ ngữ B Vị ngữ C Trạng ngữ D Định ngữ
Trang 2II Phần tự luận: ( 15 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm) Xếp những từ chứa tiếng “ công” đưới đây theo nhóm nghĩa thích hợp và nêu ý nghĩa của tiếng “ công” theo từng nhóm
Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lý, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
Câu 2 ( 1,5 điểm) Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa : vạm vỡ, hoang phí, lười biếng, trung thực, cẩn thận, nhanh nhẹn, mảnh mai, chăm chỉ, giả dối, chậm chạp, tiết kiệm, cẩu thả
Câu 3 ( 1 điểm) Thay các từ in đậm dưới đây bằng các từ tượng hình hoặc từ tượng thanh thích hợp:
a) Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
Câu 4 ( 1 điểm) Nêu sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong các từ ngữ sau:
- Chiến thắng vĩ đại
- Thắng nghèo nàn lạc hậu
Câu 5 ( 1 điểm) Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành câu có bộ phận vị ngữ song song ( đẳng lập), rồi sau đó chép câu đã hoàn chỉnh
- hết mùa hoa
- lại trở về với dáng vẻ trầm tư
- chấm dứt những ngày tưng bừng
- cây gạo làng tôi
- đứng làm tiêu cho những con đò cập bến
Câu 6 ( 2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có) trong các câu văn, đoạn văn sau:
a) Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát những góc vườn xanh thẫm Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ
b) Mặt trời lên, rải những tia nắng vàng óng khắp cánh đồng
Câu 7 ( 1 điểm) Qua bài tập đọc “ Phong cảnh dền Hùng” ( SGK Tiếng Việt lớp 5), hãy kể những điều em biết về vua Hùng
Câu 8 ( 6 điểm) Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết
ơn của em đối với thầy cô
Trình bày, chữ viết ( 1 điểm)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trang 3PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ( Kỳ thi HSG cấp huyện)
SƠN TỊNH Môn thi: TIẾNG VIỆT - Lớp 5
Ngày thi: 5/4/2011
I Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Tìm ý trả lời đúng
Câu 1: ( 0,5 đ): C; Câu 2 ( 0,5 đ): B; Câu 3 ( 0,5đ) B; Câu 4 (1đ) a) c, b) A Câu 5 ( 0,5 đ) C; Câu 6( 1đ) a) B, b) D
II Phần tự luận: ( 15 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm) những từ chứa tiếng “ công” đưới đây theo nhóm nghĩa thích hợp và nêu ý
nghĩa của tiếng “ công” theo từng nhóm
1 Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng, (0,5 đ)
2 Công có nghĩa là “thợ khéo tay”: công nhân, công nghiệp ( 0,5đ)
3 Công có nhĩa là “không thiên vị”: công bằng, công lý, công minh, công tâm (0,5 đ)
Câu 2 ( 1,5 điểm) Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa : vạm vỡ, hoang phí, lười
biếng, trung thực, cẩn thận, nhanh nhẹn, mảnh mai, chăm chỉ, giả dối, chậm chạp, tiết kiệm, cẩu thả
Các cặp từ trái nghĩa: ( đúng mỗi cặp từ được 0,25 đ)
vạm vỡ - mảnh mai; hoang phí - tiết kiệm; cẩn thận - cẩu thả; trung thực - giả dối; chăm chỉ - lười biếng; nhanh nhẹn - chậm chạp
Câu 3 ( 1 điểm) Thay các từ in đậm dưới đây bằng các từ tượng hình hoặc từ tượng thanh thích
hợp:
a) Vầng trăng tròn vành vạnh, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi vù vù ( ào ào, ù ù ), lá cây rơi lả tả ( rào rào ), từng đàn cò bay vùn vụt ( vun vút ) theo mây ( Mỗi từ đúng 0,25 điểm)
Cau 4 ( 1 điểm)Nêu được sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong các từ ngữ sau:
- Chiến thắng vĩ đại ( thắng: có nghĩa là giành được phần hơn)
- Thắng nghèo nàn lạc hậu ( thắng: có nghĩa là vượt qua, khắc phục được)
Câu 5.( 1 điểm) Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành câu có bộ phận vị ngữ song song ( đẳng
lập), rồi sau đó chép câu đã hoàn chỉnh
Hết mù hoa, cây gạo làng tôi chấm dứt những ngày tưng bừng, lại trở về với dáng vẻ trầm tư, đứng làm tiêu cho những con đò cập bến
Câu 6.( 2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có) trong các câu văn, đoạn văn sau:
a) Các tàu lá // ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát những góc vườn xanh thẫm
CN VN VN
Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu
TN CN VN TN CN
mọc lên từ bao giờ ( 1,5 đ)
VN
b)Mặt trời lên, rải những tia nắng vàng óng khắp cánh đồng ( 0,5 đ)
CN VN VN
Câu 7 ( 1 điểm) Qua bài tập đọc “ Phong cảnh dền Hùng” ( SGK Tiếng Việt lớp 5), hãy kể những điều em biết về vua Hùng
Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang ( 0,25 đ), đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ ( 0,25 đ), cách ngày nay khoảng 4000 năm (0,25 đ)Hùng Vương truyền được 18 đời ( 0,25 đ)
Trang 4Câu 8 ( 6 điểm)
1/ Yêu cầu:
- Viết đúng thể loại bài văn kể chuyện
- Câu chuyện có bố cục hoàn chỉnh, đảm bảo trình tự kể:
+ Giới thiệu câu chuyện
+ Thuật lại nội dung câu chuyện
gợi ý nội dung:
Câu chuện bắt đầu như thế nào?
Diễn biến câu chuyện ra sao( kể rõ trình tự các sự việc xảy ra, hoạt động của nhân vật> Chú ý kỷ niệm về thầy cô giáo, qua đó thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với thầy
cô
- diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, câu văn trong sáng, đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, dùng từ gợi ý nội dung câu chuyện nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta, như: + Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, hình ảnh, ấn tượng về thầy cô giáo
+ Kỉ niệm về sự gần gũi, chăm sóc ân cần, động viên, khuyếm khích học sinh của thầy cô + Kỉ niệm về việc làm tốt được thầy cô khen; một việc làm sai được thầy cô nhắc nhở, chỉ bảo
2/ Thang điểm:
- Điểm 6: Viết được câu chuyện hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu trên
- Điểm 5: Viết được câu chuyện hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu trên, có ít cảm xúc, sai một vài lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
- điểm 4: Viết được câu chuyện đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn lúng túng,
ít cảm xúc, sai một vài lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
- Điểm 3: Câu chuyện chưa hoàn chỉnh( có thể thiếu phần giới thiệu hoặc một sự việc xảy ra trong chuyện), ý nghèo nàn, diễn đạt chưa mạch lạc, sai 5-6 lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
- Điểm 2: Như thang điểm 3, thiếu phần giới thiệu và một vài chi tiết về sự việc xảy ra trong chuyện
- Điểm 1: Nội dung câu chuyện sơ sài, sai nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
- Điểm 0: Lạc đê , sai thể loại
* Phần trình bày: chữ viết rõ ràng, trình bày sạch dẹp: 1 điểm
Tuỳ theo cách trình bày, chữ viết của bài làm mà cho điểm theo mức: 0,25; 0,5; 0,15; 1