1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn chủ điểm giao thông

9 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LỚP HOA - Tuần từ 28/3 đến 1/4/2011 Time table of Flower’s class Chủ đề : An toàn khi đi đường Thứ ( Day ) Hoạt động ( Activities ) Thứ 2 ( Monday ) Thứ 3 ( Tuesday ) Thứ 4 ( Wednesday ) Thứ 5 ( Thursday ) Thứ 6 ( Friday ) Thể dục sáng ( Doing morning exercise ) Thể dục sáng theo băng nhạc Nội dung ( Content ) Tuần này Bé được tìm hiểu , thảo luận về PTGT và các luật GT : Vì sao Bé phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT ? Bên cạnh đó bé tìm hiểu và biết cách phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia GT. Hoạt động học tập ( Study ) PT thể chất : Nhảy khép, tách chân Tung và bắt bóng PT ngôn ngữ : Thơ : Con đường của Bé PT thẩm mĩ : Xé, dán phương tiện GT đường bộ ( Vở thủ công – Tr 8 ) PT nhận thức: Số 10 PT thẩm mĩ: Hát : Đi đường em nhớ Nghe hát : Những con đường em yêu TC : Đi qua ngã tư đường phố Dạo chơi – Khám phá ( Walking – Discovery ) - MĐ : Dạo chơi và và nói chuyện về các PTGT. - TCVĐ : Chạy tiếp sức - Chơi tự do - MĐ : Vẽ ô tô và các PTGT bé thích. - TCHT : Tìm nhà - Chơi tự do - MĐ : Quan sát và trò chuyện về chiếc mũ bảo hiểm - TCVĐ : Ai đoán giỏi - Chơi tự do - MĐ : Sưu tầm hột, hạt để xếp các PTGT đường bộ - TCDG : Về đúng nhà ( theo biển báo ) - Chơi tự do - MĐ : Trò chuyện về các hành vi : đúng - sai khi tham gia GT - TCVĐ : Phi máy bay giấy - Chơi tự do Hoạt động trải nghiệm ( Experiment ) * Góc phân vai : Đóng vai chú cảnh sát GT , người bán ve, xé vé trên ô tô, tàu hoả, hành khách đi tàu, đi xe ô tô, đi máy bay, chiêu đãi viên hàng không… * Góc xây dựng - lắp ghép : Xếp ô tô, tàu hoả, nhà ga, lắp ráp ô tô, máy bay. * Góc tạo hình: Dán các hình hình học thành các PTGT ( ô tô, tàu hoả, thuyền…); Gập đồ chơi bằng giấy ( thuyền, máy bay…) * Góc sách : Xem tranh, ảnh về PTGT, luật GT và chỉ dẫn các biển báo GT. Làm sách về các biển báo GT * Góc khám phá : Thêm bớt trong phạm vi 9, mối quan hệ của các nhóm đồ vật khi chúng hơn, kém nhau về số lượng trong phạm vi 10. Chơi với các biển báo và học luật GT đường bộ. Luyện tập đo dung tích nước * Góc âm nhạc : Hát và vận động về PTGT và luật GT mà trẻ thích English – Năng khiếu ( English – Skill ) Thể dục nhịp điệu Tiếng Anh GV Bản ngữ CLB Mĩ thuật CLB Mĩ thuật Tiếng Anh GV Việt Nam Tiếng Anh Bản ngữ Múa - Võ Múa – Võ Tiếng Anh GV Việt Nam Kĩ năng ( Skills ) Bé chọn các chữ cái trong từ ghép và phát âm ( tiếp ) Tập tô chữ số : 7; 8; 9 theo nét chấm mờ ( Cô giáo tự chuẩn bị ) Làm bài tập toán Tập thuyết trình Giải đố : PTGT Nghe cô đọc truyện : Một phen sợ hãi ( Sách TC BH trang 231 ) * Tổng kết chủ đề : An toàn khi đi đường Ôn tập, biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối tuần. Giáo dục cho Bé cần phải tuân thủ luật giao thông. Bé biết khi ngồi trên xe máy cần phải đội mũ bảo hiểm. Tiếp tục củng cố các nề nếp sinh hoạt của Bé ở lớp Bài thơ : Con đường của Bé Thanh Thảo Đường của chú phi công Lẫn trong mây cao tít Khắp những vùng trời xanh Những vì sao chi chít. Đường của chú hải quân Mênh mông trên biển cả Tới những vùng đảo xa Và những bờ biển lạ. Con đường làm bằng sắt Là của bác lái tàu Chạy dài theo đất nước Đi song hành bên nhau Còn con đường của bố Đi trên giàn giáo cao Những khung sắt nối nhau Dựng nên bao nhà mới. Và con đường của mẹ Là ở trên cánh đồng Cỏ ruộng dâu xanh tốt Thảm lúa vàng ngát hương. Bà bảo đường của Bé Chỉ đi đến trường thôi Bé tìm mỗi sớm mai Con đường trên trang sách. Bài hát : Đi đường em nhớ Nguyễn Thị Thanh Cô giáo dạy em bài học giao thông. Không đi bên trái, em đi bên phải đường. Ở trong phố phường lòng đường cho xe. Ai mà đi bộ, đi trên vỉa hè. Em ngoan em nhớ bài học giao thông Câu đố : Ngã tư vạch trắng rõ ràng Khi dừng đèn đỏ không sang vạch này Là vạch gì ? ( Vạch dành cho người đi bộ qua ngã tư ) Một mặt mà chỉ một chân Đứng bên quốc lộ xa gần khắp nơi Tuy rằng chẳng nói một lời Mà nghiêm pháp luật, trái thời phạt ngay. Là cái gì ? ( Biển chỉ đường ) Đèn gì có đủ ba màu Chỉ bật từng chiếc đứng đầu ngã tư ? ( Đèn giao thông ) KẾ HOẠCH NGÀY Giáo viên thực hiện : Phạm Thị Bích Liên Nội dung Mục tiêu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Thứ 2 ( 28/3/2011 ) PT thể chất : Nhảy khép, tách chân Tung và bắt bóng 1.Kiến thức : -Trẻ biết tên vận động, biết cách thưc thực hiện vận động. 2.Kĩ năng : -Trẻ biết thực hiện vận động Nhảy khép, tách chân . -Trẻ biết cách chơi TC vận động 3.Thái độ : -Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô và hứng thú, tích cực tham gia luyện tập. -Sàn tập sạch sẽ -Sắc xô, -Bóng -Một số bản nhạc và bài hát về chủ điểm giao thông 1. Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với đi kiễng gót chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh,… cho trẻ về hàng của mình. 2. Hoạt động 2: Trọng động • Bài tập phát triển chung: a. Hô hấp: thổi bóng bay. b. Tay: .2 tay dang ngang, gập tay sau gáy. c. Chân: bước 1 chân ra trước khụy gối. d. Bụng: gió thổi cây nghiêng. e. Bật: bật tách khép chân. • Vận động cơ bản: Nhảy tách, khép chân - Cô làm mẫu lân 1 không giải thích. - Lần 2 giải thích. Trước hết cô đứng trước vạch chuẩn bị. Khi có hiệu lệnh “1 tiếng xắc xô” cô đứng 2 tay chống hông, 2 chân chụm lại, người đứng thẳng. Khi có hiệu lệnh “ 2 tiếng xắc xô” cô bật tách 2 chân vào 2 ô phía trước, rồi lại bật chụm chân vào 1 ô tiếp theo. Cứ như vậy cô bật tách chum chân liên tục vào các ô kế tiếp, bật đến hết ô cuối cùng cô đi nhanh về cuối hàng đứng. - Cô mời một bạn lên làm mẫu. Nếu bạn nào bật trượt ra khỏi ô thì bạn phải làm lại. - Trẻ thực hiện. *Lần tập 1 : Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện bài tập. Bạn nào xong về cuối hàng đứng. ** Lưu ý : Nhắc trẻ lắng nghe hiệu lệnh và tập đúng theo hướng dẫn. * Lần tập 2 : Cô cho trẻ chia làm hai đội với số lượng bạn như nhau, từng bạn của hai đội lên tập, đội nào về trước thì đội đó thắng. Đội nào còn số bạn nhiều hơn thì đội đó thua. • Trò chơi vận động: “Tung và bắt bóng” - Cô chia 2 bạn 1 quả bóng. 2 bạn chơi : 1 bạn tung, 1 bạn bắt bóng. Nhóm nào làm rơi bóng nhiều lần thì nhóm đó sẽ đổi bạn chơi. Các cô sẽ là trọng tài. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét và cho trẻ đổi nhóm chơi. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, thả lỏng 2 tay hoặc chơi trò chơi nhẹ giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường. Thứ 3 ( 29/3/2011 ) PT ngôn ngữ : Thơ : Con đường của Bé 1.Kiến thức : -Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả. -Thuộc và hiểu nội dung bài thơ : Bé biết cố gắng học tập để thực hiện ước mơ của mình. 2.Kĩ năng : -Trẻ trả lời trọn câu, đọc diễn cảm bài thơ. 3.Thái độ : -Giáo dục trẻ ý thức luộc chăm ngoan, nghe lời cô giáo, ông bà cha mẹ. -Tranh -Máy, đàn, nhạc nên -Câu hỏi đàm thoại, trò chơi *Ngoài giờ học: -Cho trẻ làm quen bài thơ, cung cấp cho trẻ hiểu biết về nội dung bài thơ sẽ học -Giải thích từ khó trong bài thơ. HĐ 1.Ổn định -Cô và trẻ cùng hát bài “ Bác đưa thư vui tính” +Bài hát nói về ai ? ( bác đưa thư ) +Bác đưa thư đi bằng phương tiện gì ? ( xe đạp ) -À, ngày xưa khi xã hội chưa hiện đại, bác đưa thư đi đưa thư bằng chiếc xe đạp, ngày nay thư được vận chuyển bằng xe ô tô, máy bay,… -Chúng mình còn biết những loại phương tiện GT nào ? ( Trẻ kể ) -Để lái được các loại PTGT đó chúng mình phải làm gì ? ( Phải học giỏi ) HĐ 2.Vào bài : -Đúng rồi, có 1 bài thơ nói về ước mơ của 1 bạn nhỏ đấy, các con cùng nghe nhé ? -Cô đọc bài thơ 2 lần và giới thiệu tên, tác giả bài thơ. -Hướng trẻ tới những ước mơ đẹp. -Cô hỏi lại tên và tác giả bài thơ ( 2 -3 trẻ ) -Cô dạy trẻ đọc thơ +Dạy trẻ đọc lần lượt từng câu 2 – 3 lần. +Sau đó cho trẻ đọc cùng cô bài thơ đến khi thuộc. -Cô cho Tổ, nhóm, cá nhân lên đọc bài thơ. * Các con ạ, muốn thực hiện được ước mơ của mình, các con phải cố gắng thật nhiều. Mỗi người đều có một con đường để cố gắng và làm các nghề khác nhau: Như bác lái tàu, chú phi công, chú hải quân…Còn chúng mình cũng phải cố gắng theo sức của mình, các con sẽ làm gì nào ? ( học giỏi, chăm chỉ, nghe lời cô giáo…). HĐ 3) Chơi TC : “ Ghép hình ảnh vào chỗ trống” - Cô chuẩn bị các hình ảnh ( chú hải quân, phi công, bác lái tàu…), chia lớp thành 2 đội. Cô đọc bài thơ đến đoạn nào có chỗ trống, trẻ lần lượt tìm và gắn hình ảnh tương ứng với chỗ con thiếu vào. * Lưu ý: Khi cô đọc bài thơ, trẻ phải nhanh tìm hình, nếu bạn nào trong đội gắn hình chậm sẽ tự bỏ lượt để bạn tiếp theo gắn. Kết thúc bài thơ, đội nào con nhiều chỗ trống chưa gắn được sẽ thua cuộc - Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên để lần sau trẻ chơi nhanh hơn. Thứ 4 ( 30/3/2011 ) PT thẩm mĩ : Xé, dán phương tiện GT đường bộ ( Vở thủ công - Tr8) 1.Kiến thức : -Trẻ biết xé, dán một số PTGT đường bộ. 2.Kĩ năng : -Trẻ sử dụng các kĩ năng xé, dán đã học để hoàn thành bức tranh -Biết chọn màu để xé các PTGT đường bộ . -3 -4 bức tranh xé dán các PTGT đường bộ quen thuộc. -Vở thủ công của trẻ. -Hồ dán, đĩa đựng hồ, khăn lau tay -Giấy màu -Bàn ghế HĐ 1. Ổn định -Cô và trẻ cùng chơi TC “ Đèn xanh, đèn đỏ” -Cô hỏi trẻ : Các con biết những PTGT nào và chúng chạy trên đường gì ? ( Trẻ TL ) -Có rất nhiều PTGT : ô tô, máy bay, xe máy, xe lam, tàu thuỷ, thuyền buồm…. Chúng chạy trên những con đường khác nhau. -Cô đố các con biết : Trên đường bộ có những loại PTGT nào ? ( Trẻ TL ) -Trẻ biết ướm thử trước khi dán các chi tiết vào bức tranh -Trẻ chấm hồ dán gọn không làm dây hồ ra ngoài. 3.Thái độ : -Trẻ yêu quý bức tranh của mình. HĐ 2.Vào bài : Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con xé, dán 1 sốloại PTGT đường bộ nhé ? -Để xé, dán được các PTG đường bộ các con hãy xem những bức tranh PTGT đường bộ mà cô đã xé, dán nhé. -Cô cho trẻ xem những bức tranh xé,d án cô đã chuẩn bị và cho trẻ nhạn xét về các bức tranh này. -Các con có muốn xé, dán bức tranh PTGT đường bộ giống của cô không ? -Cô hỏi trẻ cách xé, dán -Để xé dán được, cô mời các con về vị trí của mình nào. Cô đã chuẩn bị sẵn rất nhiều giấy màu, hồ dán và đặc biệt là cả quyển vở thủ công của các con nữa đấy. Các con hãy cố gắng xé, dán được những PTGT đường bọ thật đẹp nhé. HĐ 3. Trẻ thực hiện : -Cô bao quát và động viên các cháu. -Cô mở nhạc : Chủ điểm Giao thông trong suốt quá trình trẻ xé, dán * Lưu ý: Nhắc trẻ trước khi dán phải ướm các chi tiết cho khớp rồi mới dán thành hình PTGT -Cô tắt nhạc báo hiệu hết giờ xé, dán. Trẻ dừng tay và mang bài lên trưng bày HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm -Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn -Cô nhận xét chung các bài xé, dán và động viên các cháu lần sau cố gắng hơn. ->Kết thức giờ học Thứ 5 ( 31/3/2011 ) PT nhận thức: Số 10 1.Kiến thức : Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 9 trong trò chơi -Chữ số 9, 10 (cắt rời) -Tranh rời xe ô tô, xe tải (số *Hoạt động 1: Trò chơi: Nghe rõ nói nhanh - Giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi + Cả lớp cùng cô đi quanh lớp, vừa đi vừa đọc Nội dung kết hợp: - MTXQ: các loại phương tiện giao thông - Văn học: “Đàn kiến nó đi”, “Đèn xanh đèn đỏ “ - Âm nhạc: “Em tập lái ô tô” Nhận biết nhóm có số lượng 10, làm quen với chữ số 10 Phân loại, tạo nhóm có số lượng 10 2.Kĩ năng : Trẻ tập thêm bớt trong phạm vi 10 3.Thái dộ : Giáo dục trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong các hoạt động lượng 9, 10) -Dán chữ số 8, 9, 10 dán sẵn dưới nền nhà -Thẻ số từ 1 9 cho trẻ đeo -Máy cassett, dĩa nhạc -Tranh để trẻ quan sát đếm số lượng bài thơ “Đèn xanh, đèn đỏ” Dứt bài thơ cô sẽ đọc cặp số và cháu sẽ gọi tên phương tiện + Cho trẻ chơi vài lần Trò chuyện: - Có phải 10 đồ vật sẽ nhiều hơn 9 đồ vật không? mỗi 2 bé chọn xe tải, xe ô tô gắn lên bảng đồng thời gắn chữ số minh hoạ - Các bạn thấy số lượng xe tải xe ô tô như thế nào với nhau? - Tại sao các bạn biết nhiều (ít) hơn - Có bao nhiêu xe hơi (xe tải) - Vậy số xe tải như thế nào với xe hơi (tại sao biết ít hơn?) Ít hơn bao nhiêu? + Tương tự với xe hơi - Muốn số xe hơi bằng với số xe tải ta phải làm gì? Có cách nào khác không? Giới thiệu chữ số 10. Cho trẻ nhận xét về chữ số 10 *Hoạt động 2: Trò chơi: về đúng bến - Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi • Mỗi bạn có một thẻ hình cầm trên tay • Dưới sàn nhà có dán nhiều chữ số các bạn làm những bác tài vừa nghe nhạc và đếm nhẩm xem thẻ mình có bao nhiêu hình phương tiện giao thông? Khi nhạc vừa dứt, các bác tài phải lái xe về đúng bến của mình Ví dụ: thẻ có 8 hình xe tải thì bé sẽ về đứng ở chữ số 8 có dán sẵn dưới sàn nhà - Cho cháu chơi vài lần *Hoạt động 3: Trò chơi: thử tài quan sát - Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 bạn nhóm trưởng mang tranh về cùng thảo luận, quan sát và đếm số lượng phương tiện giao thông trên đường theo mật mã cho trước & ghi chữ số minh hoạ Ví dụ: nhóm 1: đếm số lượng xe chở hàng & xe chở người Nhóm 2: đếm số lượng xe có động cơ & xe không có động cơ Nhóm 3: đếm số lượng xe 2 bánh & xe nhiều bánh *Hoạt động 4: Trò chơi: xe tìm khách – khách tìm xe - Mỗi bạn chọn 1 thẻ số bất kỳ đeo vào cổ. Thẻ hình vuông sẽ là số xe, thẻ hình tròn là số vé. Cô mở nhạc, các bạn đi quanh lớp, nhạc dừng các bạn sẽ kết hợp thành 1 đôi xe khách sao cho số xe cộng số vé bằng 10 - Cho cháu chơi vài lần - Lần 2 có thể cho cháu đổi số thẻ số cho nhau Thứ 6 ( 1/4/2011 ) PT thẩm mĩ: Hát : Đi đường em nhớ Nghe hát : Những con đường em yêu TC : Đi qua ngã tư 1. Kiến thức: dạy trẻ biết hát bài “đếm sao”. 2. Kỹ năng: thuộc bài hát, hát đúng nhịp và hát diễn cảm. - Trả lời to rõ, - Đàn, nhạc bài hát “ Đi đường em nhớ”, “ Những con đường em yêu” -Sơ đồ chơi TC Ổn định:” Máy bay” -Bạn nào đã được đi máy bay? Máy bay bay ở đâu? Là phượng tiện giao thông gì?  HĐ 1: Dạy hát : Đi đường em nhớ - Có một bài hát nói về luạt lệ GT khi đi trên đường , các con lắng nghe nhé ? - Giới thiệu tên bài hát+ tác giả đường phố rành mạch câu hỏi của cô. 3. Giáo dục: yêu thích thơ và thích được đi hoc. - Cô cho trẻ nghe lần 1 - Nêu nội dung bài hát: Khi ra đường phải nhìn và đi đúng phần đường của mình - Lần 2 Cô hát với đàn và làm động tác minh họa +Cô hỏi trẻ tên và tác giả bài hát - Đàm thoại: + Trong bài hát có những hình ảnh nào? + Giai điệu bài hát bạn cảm nhận được như thế nào? - Dạy hát: +Cô dạy trẻ hát từng câu một ( Cô bắt nhịp cho trẻ hát đúng giải điệu và âm vực của bài hát ). +Khi trẻ quen với lời hát, cô cho trẻ hát liền cả bài hát. +Khi trẻ thuộc bài hát cô bắt nhịp cho trẻ hát và sửa những chỗ trẻ hát chưa đúng. + Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát. - Gọi tổ nhóm cá nhân hát cô chú ý sửa sai cho cháu. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ.  HĐ 2: TC: Đi qua ngã tư đường phố - Giới thiệu trò chơi - Cô nêu luật chơi và cách chơi. - TC cho cháu chơi 4-5 lần Kết thúc: Nhận xét tiết học. . tích cực tham gia luyện tập. -Sàn tập sạch sẽ -Sắc xô, -Bóng -Một số bản nhạc và bài hát về chủ điểm giao thông 1. Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với đi kiễng gót chân,. trẻ làm quen bài thơ, cung cấp cho trẻ hiểu biết về nội dung bài thơ sẽ học -Giải thích từ khó trong bài thơ. HĐ 1.Ổn định -Cô và trẻ cùng hát bài “ Bác đưa thư vui tính” +Bài hát nói về. đến trường thôi Bé tìm mỗi sớm mai Con đường trên trang sách. Bài hát : Đi đường em nhớ Nguyễn Thị Thanh Cô giáo dạy em bài học giao thông. Không đi bên trái, em đi bên phải đường. Ở trong phố

Ngày đăng: 10/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w