1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thất nghiệp và vấn đề công ăn việc làm của Việt Nam hiện nay

16 465 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 344,33 KB

Nội dung

Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

Đại học Kinh Tế - Luật

ĐỀ TÀI MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2

THẤT NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ CÔNG ĂN VIỆC

LÀM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

TP Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2011

Trang 2

Phần 1: Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã không ít tạo ra những

sự nhảy vọt về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ trên niều lĩnh vực về mặt kinh tế, chính trị, xã hội vv Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như :Tệ nạn xã hội,lạm phát,thất nghiệp Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là thất nghiệp Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi.Với thời gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp và vấn đề công ăn việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2000-2009

Đối tượng của đề tài:

Vấn đề thất nghiệp và công ăn việc làm của Việt Nam hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu về thực trạng thất nghiệp của Việt Nam hiện nay, và đưa ra các giải pháp kiến nghị ch vấn đề trên

Phương pháp làm đề tài

- Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở có liên quan về ngoại tác tiêu cực, sự can thiệp của Nhà Nước, cũng như các vấn

đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước

- Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những giải pháp mang tính chủ quan

Phần 2: Phần nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp và vấn đề giải quyết công ăn việc làm 1.1 Một vài khái niệm về thất nghiệp

Trang 3

Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái niệm sau:

- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp

- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm

- Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội

- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm

- Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong

độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau

ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau giữa các quốc gia

Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất nghiệp và thu nhập )

1.2 Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển Tỷ lệ thất nghiệp

là một chỉ số quan trọng trong các chỉ số kinh tế vĩ mô Khi được đo lường chính xác, tỷ lệ thất nghiệp cho chúng ta một thông số về sức khỏe của nền kinh tế Khi thất nghiệp là cao, nhiều người không có việc làm, các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, tổng sản lượng sụt giảm Ngược lại, khi thất nghiệp là thấp, lao động được sử dụng cho sản xuất, tổng sản lượng gia tăng

Trang 4

Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng phần trăm số người trong lực lượng lao động

nhưng không có việc làm

1.3 Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp và công ăn việc làm

Bước vào năm 1991 Việt Nam có dân số là 66 triệu người, trong đó có 34 triệu

người đang ở tuổi lao động Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là

85.789.573 người và số người ở độ tuổi lao động là 47,410,000 người Nguồn nhân lực dồi dào ý thức lao động cần cù, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những tri thức

và công nghệ mới Lực lượng tốt nghiệp các trường phổ thông trung học, trung học dậy nghề, cao đẳng và đại học là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự phát triển ở Việt Nam cũng như góp phần tham gia vào phân công lao động quốc tế

Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sự quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng gây khó khăn cho việc cải thiện cơ hội tìm hiểu việc làm và điều kiện sống

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay (2008) là 4,65%, tăng 0,01% so với năm

2007 Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%

Tăng trưởng kinh tế thường có xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp Nhưng tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống thấp tới mức nào? Bạn có thể nghĩ rằng thất nghiệp

có thể giảm xuống bằng không nếu nền kinh tế đạt trạng thái “toàn dụng.” Trên thực

tế, mọi nền kinh tế luôn có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, hay tỷ lệ thất nghiệp dài hạn, chẳng hạn 3%, kể cả khi vẫn có rất nhiều công ty cần tìm người và doanh nghiệp chưa tuyển đủ lao động Để giải thích điều này, chúng ta cần tìm hiểu rõ bản chất của thị trường lao động và tại sao luôn tồn tại một số người không có việc làm, kể cả khi có rất nhiều cơ hội việc làm trong nền kinh tế

Thứ nhất, luôn tồn tại một số người không có việc làm do quá trình tìm việc thường

Trang 5

mất thời gian Sự thất nghiệp do quá trình tìm việc này là hệ quả của những “ma sát”, hay “lực cản” trong thị trường lao động Nếu tất cả những người tìm việc và các nhà tuyển dụng đều giống nhau, và thông tin là hoàn toàn cân xứng, mọi người sẽ có thể tìm việc nhanh chóng Nhưng bản chất của thị trường lao động là

có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua, họ đều rất khác nhau về nhu cầu,

kỹ năng, và thông tin trên thị trường lao động là không hoàn hảo Việc ghép một người có nhu cầu tìm việc với một doanh nghiệp cần tuyển dụng chính vì vậy mất một thời gian, và tại bất kỳ thời điểm quan sát nào thì một nền kinh tế cũng luôn có những người thất nghiệp như vậy Chính vì vậy sự thất nghiệp do tìm việc này

thường được gọi là “thất nghiệp do ma sát” (frictional unemployment)

Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) là tỷ lệ những người không làm việc

do cơ cấu của nền kinh tế có một số ngành không tạo đủ việc làm cho tất cả những người muốn có việc Thất nghiệp do cơ cấu tồn tại khi số người tìm việc trong một ngành vượt quá số lượng việc làm có sẵn trong ngành đó Thông thường, thất nghiệp do cơ cấu diễn ra khi mức lương của ngành vượt cao hơn mức lương cân bằng thị trường Nói cách khác, vì lương cao hơn mức cân bằng, nhiều người muốn

có việc làm hơn so với mức sẵn sàng tuyển dụng của doanh nghiệp Ngoài ra, do lương là một yếu tố chậm điều chỉnh, nên thị trường lao động không thể cân bằng một cách linh hoạt Chính vì vậy người ta thường nói thất nghiệp do cơ cấu là hệ quả của tính kém linh hoạt của lương

Trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp thường được theo dõi chặt chẽ

cùng với tỷ lệ lạm phát Hai chỉ số này quan hệ với nhau như thế nào? Như vừa phân tích, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường lao động, ví dụ như tính linh hoạt của lương, mức lương tối thiểu, ma sát của thị trường, hay hiệu quả của quá trình tìm việc Còn tỷ lệ lạm phát trong dài hạn phụ thuộc vào mức gia tăng cung tiền Trong dài hạn, thất nghiệp và lạm phát không có quan hệ chặt chẽ với nhau

Trong ngắn hạn thì ngược lại Trong ngắn hạn, khi chính sách mở rộng tài khóa và

Trang 6

tiền tệ được tiến hành, tổng cầu gia tăng, nhiều sản lượng được sản xuất hơn,

có nhiều người có việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn giảm xuống, nhưng đồng thời mức giá chung của nền kinh tế tăng lên Trong ngắn hạn, mối quan

hệ giữa thất nghiệp và lạm phát là tỷ lệ nghịch: khi lạm phát cao, thất nghiệp là thấp, và ngược lại Mối quan hệ này trong ngắn hạn được thể hiện trên đường cong Phillips ngắn hạn

Chương 2: Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm của Việt Nam

Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc

Biểu đồ thể hiện số lượng dân số qua các năm từ 2000 - 2009

Trang 7

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng, dân số Việt Nam đông, và ngày càng gia tăng Đây cũng tạo ra một nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên, nó cũng một phần tạo ra áp lực

lên xã hội về tình trạng thất nghiệp

Nước ta còn nghèo, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ còn phải đi mua Để sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập nguyên-phụ liệu, có loại phải nhập đến 80-90% Nhưng ta lại có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ Đây là những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn xã hội Thực tế đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như mỗi người lao động

Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và thất nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư) Thất nghiệp không chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc

“gọi” các nhà đầu tư nước ngoài Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng Thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội

Trang 8

do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc phục

Có thể ta thấy vui mừng khi thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm 2004

Nếu nhìn kỹ vào cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị cũng còn nhiều điều cần quan tâm Theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi càng trẻ thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao: nhóm 15-19 tuổi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 13,9%, nhóm 20-24 tuổi 13,8%, nhóm 25-29 tuổi 7,2%, nhóm 30-34 tuổi 5,2%, nhóm 35-39 tuổi 4%, nhóm 40-44 tuổi 3,9% Theo trình độ chuyên môn, thất nghiệp không chỉ có ở lực lượng lao động chưa qua đào tạo (8%), mà còn ở các nhóm lao động đã qua đào tạo, như qua đào tạo nghề 1,8% đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 4,4%, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học 3,8% Thực tế trên là rất đáng lo ngại Trong tổng số lao động thất nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới 73,7% Đó là sự đáng tiếc vì những người này còn trẻ tuổi, có sức khỏe, có trình độ học vấn, tay nghề Theo mức độ thất nghiệp,

số người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến dưới 12 tháng chiếm 21,4%, cộng hai loại này đã chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng chiếm 18,2% và dưới 1 tháng chỉ chiếm 3,7%

Một chuyển biến đáng vui mừng là tỉ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng đã giảm từ 28,9% năm 1998 xuống còn 21% năm 2004 Nhưng,

do tỉ trọng lực lượng lao động ở nông thôn lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được

sử dụng trên ra số người thất nghiệp, thì tỉ lệ số người chưa có việc làm của cả nước lên đến khoảng 15% Vấn đề đặt ra là cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế, bởi chính khu vực ngoài Nhà nước mới là khu vực thu hút được nhiều nhất

số lao động tăng thêm (năm 2004 so với năm 1990 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng gần 13 triệu người, khu vực Nhà nước chỉ tăng 1 triệu người, chiếm 8,4% tổng số tăng, còn khu vực ngoài Nhà nước tăng hơn 11,8 triệu người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng Nói một cách công bằng, sự gia tăng mạnh mẽ

Trang 9

về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng Thiết nghĩ, Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón cơ hội, nhất là đối với mục tiêu xuất khẩu lao động chất xám ra nước ngoài hoặc tại chỗ Quý 1 năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 16 ngàn lao động, trong đó có cả việc đưa nhân công sang những thị trường “xịn” như Canada, Anh hay gõ cửa thị trường Nam Âu, Trung Đông bên cạnh một số thị trường truyền thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc Việc xuất khẩu lao động vẫn đã và đang là hướng mở cho đáp ứng mục tiêu giải quyết một phần việc làm trong nước Ngoài ra, nguồn nhân lực trí thức, trước hết tại khu vực đô thị, cần được định hướng sớm và cụ thể về nghề nghiệp chuyên môn, phải có tính chuyên nghiệp cao (như sáng tạo phần mềm, chuyên gia máy tính) để tự tạo việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế

Trang 10

2.2 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam

Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta

có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho

xã hội chưa được phát huy đầy đủ

Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng thất nghiệp đó là:

* Khoảng thời gian thất nghiệp:

Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian

Ngày đăng: 10/06/2015, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w