kế hạch chữ thập đỏ liên đội

4 583 3
kế hạch chữ thập đỏ liên đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC LAM VỸ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lam Vỹ, ngày 20 tháng 9 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNXK CHỮ THẬP ĐỎ Năm học 2009- 2010 - Căn cứ vào kế hoạch của liên đội về việc thực hiện kế hoạch hoạt động thanh thiếu niên chữ thập đỏ năm học 2009 - 2010. - Căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà trường năm học 2009 - 2010, Đội thiếu niên xung kích chữ thập đổ liên đội trường tiểu học Lam Vỹ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác gồm những nội dung sau: I. MỤC TIÊU: - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ trong hệ thống trường học. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Đoàn, Hội Chữ thập đỏ vững mạnh. - Củng cố và phát triển tổ chức chi hội CTĐ trong trường học. II. NỘI DUNG: - Tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức Thanh Thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học, đẩy mạnh các hoạt động hướng thiện góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 1. Công tác tuyên truyền - Tuyên truyền chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Luật hoạt động CTĐ, Luật nhân đạo quốc tế, Điều lệ Hội phong trào Chữ thập đỏ. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hội. - Tổ chức tuyên truyền, quảng bá về Hội CTĐ và các hoạt động nhân đạo, từ thiện do Hội tổ chức thực hiện, đặc biệt chú ý tuyên truyền về nhân đạo từ thiện và phong trào “Tết vì người nghèo ". - Tuyên truyền về truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, một miếng khi đói bằng một gói khi no để các em hiểu được nghĩa cử cao đẹp đó của Hội. - Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Hội CTĐ Việt Nam (23/11/1946-23/11/2009). - Khẳng định sự cần thiết phải thành lập Hội Chữ thập đỏ các cấp, nhằm tập hợp các lực lượng xã hội để giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống của những gia đình đang gánh chịu. - Làm tốt công tác Chữ thập đỏ trong Nhà trường động viên khích lệ các em, nhằm thúc đẩy phong trào học tập đạt kết quả cao nhất, phát huy nội lực để phối hợp với các tổ chức trong xã hội hướng vào Nhà trường. - Xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. - Đẩy mạnh các cuộc vận động “ Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “ Vòng tay bạn bè”, phong trào “ Giúp bạn nghèo vượt khó”, “ Vì bạn nghèo”, phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống. Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người khuyết tật nghèo, nạn nhân chất độc da cam. 2. Công tác xây dựng tổ chức Hội - Kiện toàn Đội TNXK chữ thập đỏ, phân công nhiệm vụ từng thành viên. - Tập trung phát triển và củng cố tổ chức Hội ở các khối lớp, làm nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia tạo điều kiện phát triển tổ chức Hội trong CB- GV và các em học sinh - Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội, chủ động tham mưu với Chi bộ, BGH quan tâm đến cán bộ Hội. Tổng kết và nhân rộng các mô hình, tổ chức và hoạt động nhân đạo có hiệu quả. - Thường xuyên quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, động viên kịp thời nhân các ngày lễ, tết. Thăm hỏi động viên khi ốm đau, tai nạn rủi ro Công tác chữ thập đỏ trong Nhà trường không chỉ có giáo viên, cán bộ nhân viên, các em học sinh mà còn có cả Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể và những người có lòng hảo tâm với Nhà trường. - Mỗi khối bầu một ban đại diện cha mẹ học sinh để giữ mối quan hệ giữa các bậc phụ huynh với Nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, thống kê số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp. Vì vậy Ban đại diện cha mẹ học sinh nhất thiết tham gia vào tổ chức Chữ thập đỏ nhà trường và thống nhất các hoạt động vì một mục đích chung. - Tổ chức Chữ thập đỏ trong trường cũng cần có sự phối hợp hành động với các tổ chức chính trị xã hội. Với chuyên môn và các tổ chức đoàn thể của Nhà trường để làm tốt công tác Hội. 3. Nội dung hoạt động. - Tham gia vào việc mở rộng giáo dục đảm bảo công bằng xã hội trong học tập của các tầng lớp dân cư, các dân tộc tôn giáo, xây dựng cơ sở vật chất, hướng tới xây dựng trường chuẩn Quốc gia, đi đầu trong việc tự học, tự bồi dưỡng. Vận động giáo viên dạy thêm cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật mà không thu học phí, vận động giáo viên không dạy thêm tràn lan, có thái độ đúng đắn trong kiểm tra đánh giá học sinh trong thi cử. - Công tác Chữ thập đỏ là tổ chức tập hợp, qui tụ các lực lượng trong và ngoài Nhà trường, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập vào Nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của Nhà trường. - Có kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng kỳ, từng tháng thường xuyên củng cố tổ chức thực sự là nòng cốt trong phong trào “Nhân đạo từ thiện” trong Nhà trường. -Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với Chi bộ đảng, BGH giáo dục lòng nhân ái trong tuổi trẻ học đường. -Tham gia phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi trường. - Xây dựng kế hoạch trợ giúp thường xuyên hoặc vận động các tổ chức, cá nhân theo đúng tinh thần cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Phấn đấu không để sót đối tượng cần giúp đỡ do Nhà trường quản lý. Tích cực xây dựng xã hội học tập ở địa phương, đặc biệt coi trọng giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, động viên bằng vật chất và tinh thần để các em bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Công tác Chữ thập đỏ không chỉ nằm trong phạm vi của mỗi Nhà trường mà là của cả xã hội, ngay cả khu dân cư, trong gia đình, họ tộc cũng cần phải có tổ chức Chữ thập đỏ. - Hội Chữ thập đỏ không chỉ quan tâm đến CB- GV các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Nhà trường mà cần phải kêu gọi toàn thể hội viên giúp đỡ giáo viên và học sinh vùng cao, vùng khó khăn, các gia đình vùng khó khăn, các gia đình neo đơn mắc bệnh hiểm nghèo - Vận động các tập thể lớp trong nhà trường quan tâm đến các công việc sau: - Giúp bạn nghèo vượt khó. - Giúp các bạn tật nguyền và mồ côi. - Giúp người già không nơi nương tựa. - Giúp các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. - Các nguyên nhân khác. 4. Xây dựng quỹ Chữ thập đỏ - Quỹ Chữ thập đỏ là nguồn tài chính thu - chi theo điều lệ của Hội. Năm học 2009- 2010 thu với mức 2.000đ/1HS/năm. Nguồn quỹ Chữ thập đỏ trong Nhà trường chủ yếu sử dụng vào các công việc sau: + Chi hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi hàng tháng. + Chi thăm viếng HS hoặc bố, mẹ HS qua đời (Nếu có). + Chi quà động viên học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết nguyên đán. + Động viên HS con thương, bệnh binh nhân ngày 27/7, 22/12 + Mua sản phẩm ủng hộ Hội người mù, người khuyết tật, trẻ em bị chất độc màu da cam Thu- Chi quỹ Chữ thập đỏ trong Nhà trường thực hiện theo đúng quy định của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trên đây là kế hoạch hoạt động của Đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ liên đội trường tiểu học Lam Vỹ năm học 2009 - 2010. T/M Nhà trường T/M Liên đội Hiệu trưởng TPT Đội . Thu- Chi quỹ Chữ thập đỏ trong Nhà trường thực hiện theo đúng quy định của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trên đây là kế hoạch hoạt động của Đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ liên đội trường tiểu. khác. 4. Xây dựng quỹ Chữ thập đỏ - Quỹ Chữ thập đỏ là nguồn tài chính thu - chi theo điều lệ của Hội. Năm học 2009- 2010 thu với mức 2.000đ/1HS/năm. Nguồn quỹ Chữ thập đỏ trong Nhà trường chủ. sống. Công tác Chữ thập đỏ không chỉ nằm trong phạm vi của mỗi Nhà trường mà là của cả xã hội, ngay cả khu dân cư, trong gia đình, họ tộc cũng cần phải có tổ chức Chữ thập đỏ. - Hội Chữ thập đỏ không

Ngày đăng: 10/06/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan