Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7

10 233 2
Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khia trường đầu tiên - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường MẸ TÔI I. Mức độ cần đạt : Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ. hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Et- môn-đô đơ Amixi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lý và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư - Phân tích một số chi tiết lien quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư Hướng dẫn tự học: Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. TỪ GHÉP I. Mức độ cần đạt: - Nhận diện được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập. - Có ý thức trau dồi và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý. II. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về ý nghĩa của các từ ghép đẳng lập và chính phụ 2. Kỹ năng: - Nhận diện các loại từ ghép - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát Hướng dẫn tự học: - Nhận diên từ ghép trong một văn bản đã học LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I. Mức độ cần đạt: - Hiểu rõ liêm kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản II.Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Khái niệm về liên kết trong văn bản - Yêu cầu về liên kết trong văn bản 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản - Viết đoạn văn, bài văn có tính liên kết Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I. Mức độ cần đạt: - Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện - Nhận ra được cách kể chuyên của tác giả trong văn bản II. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nổi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện , đọc diễm cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện Hướng dẫn tự học: - Đặt nhân vật Thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện. - Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai an hem Thành và Thủy BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. Mức độ cần đạt: - Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản, trên cơ sổ đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản - Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm II. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: Tác dụng của việc xây dựng bố cục 2. Kỹ năng: - Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản viết (nói) cụ thể Hướng dẫn tự học: - Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I .Mức độ cần đạt: - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc - Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói. II. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nói, viết mạch lạc Hướng dẫn tự học - Tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đã học. CA DAO DÂN CA – NHỮNG CÂU HÁT VĂNỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được khái niệm ca dao dân ca - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm ca dao dân ca - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình Hướng dẫn tự học: - Học thuộc các bài ca dao được học - Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: Nội dung ý nghĩa và một số hình thức tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người Hướng dẫn tự học: -Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc. TỪ LÁY I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần) - Nắm được đặc điểm về nghĩa từ láy - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, biết cách sử dụng từ láy - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ láy - Các loại từ láy 2. Kỹ năng: - Phân tích cấu tạo từ; giá trị tu từ của các từ láy trong văn bản - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh Hướng dẫn tự học: - Nhận diện từ láy trong một văn bản đã học. QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiểu quả hơn - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết , bố cục và mach lạc trong văn bản II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: Cách tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn 2. Kỹ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc Hướng dẫn tự học: - Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu những câu hát than thân - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học. Hướng dẫn tự học: -Sưu tầm và học thuộc một số bài ca dao than thân. - Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất. NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm - Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy torng ca dao châm biếm 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu những câu hát châm biếm - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học Hướng dẫn tự học: -Sưu tầm và phân loại , học thuộc một số bài ca dao châm biếm. - Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học ĐẠI TỪ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu câu của giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm đại từ - Các loại đại từ 2. Kỹ năng: - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết - Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp Hướng dẫn tự học: -Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học. LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản - Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học sinh II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: Văn bản và quy trình tạo lập văn bản 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản Hướng dẫn tự học: Bổ sung, sửa lại dàn bài cho học sinh SÔNG NÚI NƯỚC NAM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ hán Nam quốc sơn hà II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẽ thù xâm lược 2. Kỹ năng: - Nhận biết về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán quan bản dịch tiếng Việt Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản dịch thơ PHÒ GIÁ VỀ KINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu được giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt - Đọc – hiểu và phân tích thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản dịch thơ - Nhớ được 8 yếu tố hán trong văn bản - Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ “ Thái bình tu trí lực- Vạn cổ thử giang sang” trong cuộc sống hôm nay TỪ HÁN VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt - Biết phân biệt 2 loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm về từ Hán Việt, yếu tố hán Việt. - Các loại từ ghép Hán Việt 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt - Mở rộng vốn từ Hán Việt Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học TÌM HIỂU CHUNG VĂNỀ VĂN BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn bản biểu cảm vào đọc hiểu văn bản II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm về văn biểu cảm - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm 2. Kỹ năng: - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện torng các văn bản đó - Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Bức trang làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức. - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu một văn bản cụ thể - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong thơ. - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ - Nhớ được tám yều Hán trong văn bản BÀI CA CÔN SƠN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Cảm nhận được sựm hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi - Sơ bộ về đặc điểm thơ lục bát - Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể loại thơ lục bát. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát Hướng dẫn tự học: - - Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ - Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật “ta” được miêu tả trong bài thơ TỪ HÁN VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Tác dụng của từ hán Việt trong văn bản - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt 2. Kỹ năng: - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh - Mở rộng vốn từ Hán Việt Hướng dẫn tự học: Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được các đặc điểm của bài văn biểu cảm - Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc – hiểu văn bản II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Bố cục của bài văn biểu cảm - Yêu cầu của việc biểu cảm - Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp 2. Kỹ năng: Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm trong một văn bản đã học ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu kiểu đề văn bản biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của đề văn biểu cảm 2. Kỹ năng: III. Kỹ năng: . những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết , bố cục và mach lạc trong văn bản II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: Cách tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn 2. Kỹ năng: Tạo. trong văn bản - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn bản biểu cảm vào đọc hiểu văn bản II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm về văn biểu cảm - Vai trò, đặc điểm của văn biểu. tạo lập văn bản II.Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức: - Khái niệm về liên kết trong văn bản - Yêu cầu về liên kết trong văn bản 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản -

Ngày đăng: 09/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan