Sở GD&ĐT Lâm Đồng Trường THPT Đạ Tông ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II Khối lớp 10. Năm học 2010 - 2011 I. LÝ THUYẾT. Nắm nội dung cơ bản của những bài sau: 1. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn. 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 3. Văn bản văn học. 4. Nội dung hình thức của văn bản văn học. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Nêu suy nghĩ của bản thân về một câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. Thuyết minh về một tác phẩm (đoạn trích), tác giả, nhân vật. - Cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi. - Cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) - Truyện Kiều (Nguyễn Du): Trao duyên; Nỗi thương mình. 1 ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10 Học kì II - Năm học 2010 -2011 I. LÝ THUYẾT. 1. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn. - Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung. - Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt. - Về ngữ pháp, cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. - Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Ngôn ngữ nghệ thuật: là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãm nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ. - Đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: + Tính hình tượng. + Tính truyền cảm . + Tính cá thể hóa. 3. Văn bản văn học. - Tiêu chí của văn bản văn học: + Là văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. + Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng. + Xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (kịch, thơ, truyện). - Cấu trúc của văn bản văn học: + Tầng ngôn từ. + Tầng hình tượng. + Tầng hàm nghĩa. 4. Nội dung hình thức của văn bản văn học. - Các khái niệm thuộc về nội dung của văn bản văn học. + Đề tài. + Chủ đề. + Tư tưởng. + Cảm hứng nghệ thuật. - Các khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. + Ngôn từ. + Kết cấu. + Thể loại. 2 II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Cách làm bài văn nghị luận: * Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: + Giải thích khái niệm, vấn đề xã hội được đưa ra trong đề bài. + Bình luận. + Liên hệ bản thân. * Kết bài: Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân 1. “Có công mài sắt có ngày nên kim” - Câu tục ngữ có hai vế: Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt, vế sau là kết quả đạt được: Có ngày nên kim . - Giải thích: Cây kim bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ, đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim(Nghĩa đen). Đức kiên trì, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công(Nghĩa bóng). - Lời khẳng định trên hoàn toàn có cơ sở: + Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta phải thực hiện chiến lược “Trường kỳ kháng chiến”. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp – chống Mỹ suốt mấy chục năm, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do của đất nước. + Trong đời sống lao động sản xuất: (Nêu dẫn chứng) + Trong học tập, đức kiên trì cũng cần thiết để giúp ta thành công. Câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích nhưng bao hàm ý chí sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn lại để có thể vượt qua những khó khăn thử thách, đi tới thành công. - Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 2. “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” - Câu tục ngữ là sự đúc kết của nhân dân ta: Môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách đạo đức của mỗi người. - Giải thích câu tục ngữ: + “Mực” có màu đen, nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch. Vì vậy người xưa mượn “Mực” để ám chỉ những cái xấu xa. + “Đèn” là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. + Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; Nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt. Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng. 3 - Trong gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận và coi trọng việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hòa thì chắc chắn con cái sẽ hư hỏng, khó nên người. - Ngoài xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo thì một ngày nào đó ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. - Có ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” ý kiến này có phần nào cũng có lí. + Ý kiến trên nhấn mạnh yếu tố con người là quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hóa bởi cái xấu. Câu tục ngữ là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. - Bài học rút ra cho bản thân: không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Tránh xa bóng tối, của những cám dỗ xấu xa: chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Gần “đèn” để được “soi sáng” nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình. 3. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm đánh giá, nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, đồ vật cụ thể. - Câu tục ngữ đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. + Nó nêu lên một kinh nghiệm để nhìn nhận về chất lượng một đồ vật bằng gỗ mà ta dùng hằng ngày. Nước sơn tạo nên sự hấp dẫn về hình thức nhưng nước sơn cũng có thể che dấu chất gỗ tạo nên bên trong. Gỗ là nguyên liệu làm nên đồ vật, nếu gỗ không tốt thì đồ vật ta dùng cũng chóng hư. + Con người cũng vậy, cái quyết định không phải là hình thức bên ngoài mà là phẩm chất, tư tưởng, đạo đức của người đó. - Câu tục ngữ không hề xem nhẹ hình thức mà chủ yếu so sánh giữa nội dung và hình thức để thấy nội dung quan trọng hơn. Điều đó là đúng. Nhưng hình thức cũng hết sức quan trọng, hình thức góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của nội dung. Nội dung và hình thức, cái bên ngoài và cái bên trong thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhau. Nội dung quyết định giá trị, hình thức góp phần nâng cao giá trị nội dung. Câu tục ngữ là một lời khuyên luôn đúng cho mọi thế hệ. 4. “Đói cho sạch, rách cho thơm” - Câu tục ngữ thể hiện quan điểm sống trong sáng, lành mạnh. - Quan niệm về giữ gìn danh dự, phẩm giá của người lao động: + Dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách chũng phải giữ quần áo thơm tho. + Sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta. - Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh khốn cùng con người dễ bị tha hóa, vì vậy con người cần phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình. - Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống lành mạnh, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động. Câu tục ngữ nêu lên một quan điểm sống đúng đắn và đẹp đẽ mà chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để duy trì và bảo vệ đạo lí dân tộc. 5. “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. - Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết. Ông cha ta đã khuyên bảo con cháu về cách sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất. - Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. 4 - Để đạt được hiệu quả giao tiếp, tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp. - Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài. - Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay. III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. 1. Các bước để làm bài văn thuyết mình về tác phẩm văn học: a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời. b. Thân bài: + Nêu giá trị về nội dung rồi làm đến ảnh hưởng của tác phẩm đó. + Nêu giá trị nghệ thuật, giới thiệu một số điểm nổi bật (không cần nêu đầy đủ). c. Kết bài: nêu lên quan điểm của mình về tác phẩm đó. 2. Các bước để làm bài văn thuyết mình về tác giả: a. Mở bài: giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. b. Thân bài: - Cuộc đời: + Nêu năm sinh, năm mất, quê quán,… + Những mốc thời gian liên quan đến cuộc đời của tác giả. - Sự nghiệp thơ văn của tác giả: + Tác phẩm chính. + Nội dung chính trong sáng tác. + Giá trị nghệ thuật trong sáng tác. + Vị trí của tác giả trong nền văn học dân tộc. c. Kết bài: Nhấn mạnh nội dung chính và mở rộng ý. Đề 1: Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi. - Giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Nguyễn Trãi * Cuộc đời: - Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học (dẫn chứng) - Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc; là nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt nam; là người chịu những oan khiên thảm khốc.(dẫn chứng) * Sự nghiệp sáng tác: - Những tác phẩm chính: Văn học, lịch sử, địa lý…-> mang tính khai mở cho người sau + Về quân sự, chính trị: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô + Về thơ ca: Ức trai thi tập, quốc âm thi tập + Về lịch sử: Lam Sơn thực lục, văn bia vĩnh lăng, + Tác phẫm có giá trị cả về địa lý và lịch sử: Dư địa chí - Nguyễn trãi là một nhà văn chính luận kiệt suất: Quân trung từ mệnh tập và đại cáo bình Ngô -> tư tưởng nhân đạo -> yêu nước , thương dân. - Tư tưởng yêu nước, thương dân, triết lý thế sự và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong văn chương (dẫn chứng) Tư tưởng nhân nghĩa ( yêu nước thương dân) dẫn chứng Tư tưởng triết lý thế sự, những trãi nghiệm đau đớn trong cuộc đời (dẫn chứng) Thơ văn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống (dẫn chứng) - Nguyễn trãi là nhà thơ lớn: (Dẫn chứng) - Đặt nền móng cho thi ca viết bằng tiếng việt và thơ văn bằng chữ Hán (dẫn chứng) - Kết lại những ý chính đã trình bày trong phần thân bài 5 - Nêu suy nghĩ cảm xúc của người viết. Đề 2: Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du. - Giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn ( tác phẩm truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du. * Cuộc đời. -Về tiểu sử Nguyễn Du; năm sinh, tên hiệu, quê quán, hoàn cảnh sống sự nghiệp. * Những nhân tố làm nên thiên tài Nguyễn Du; - Quê hương; may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. - Gia đình; dòng giỏi khoa bản, gia đình danh gia vọng tộc(dẫn chứng). Lịch sử; sống trong giai đoạn biến động dữ dội của lịch sử. - Bản thân ; cuộc sống đầy thăng trầm, chịu nhiều nổi buồn. - Bên cạnh tài năng bẩm sinh, những yếu tố trên đã tác động đến cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du. * Sự nghiệp sáng tác; - Các sáng tác chính. + Bằng chữ Hán:Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục -> Thể hiện tư tưởng ca ngợi đồng cảm, phê phán xã hội phong kiến. + Bằng chữ Nôm: truyện Kiều, Văn chiêu hồn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. - Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. + Nội dung: Cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống con người đặc biệt là người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, bất hạnh…. - Nghệ thuật: sáng tác theo thể ngũ ngôn , thất ngôn,lục bát. - Nguyễn Du góp phần trao dồi ngôn ngữ văn học, làm giàu cho tiếng Việt, làm rạng rỡ thể thơ lục bát của dân tộc. Đề 3: Anh (chị) hãy thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. Cuộc đấu tranh của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì? Thuyết minh: - Xuất thân là một kẻ sĩ, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, tính khảng khái, nóng nảy, nổi tiếng cương trực. - Tức giận trước những việc làm tác oai tác quái của yêu quái hại dân, anh đã đốt đền tà. - Trong lúc mọi người lắc đầu, lè lưỡi Ngô Tử Văn vung tay không cần gì cả, chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi không sợ gian tà. - Trước sự đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn ngồi tự nhiên ngất ngưởng coi thường những lời đe dọa của tướng giặc. - Việc làm của Ngô Tử Văn thể hiện tinh thần dân tộc, trừ giặc tận gốc, bảo vệ dân làng, bảo vệ thổ công đất Việt. - Hồn ma tướng giặc không để Ngô Tử Văn yên, mà kiện Ngô Tử Văn ở Phong Đô. - Bị giải đi Ngô Tử Văn không hề khiếp sợ, đối diện với Diêm Vương chàng một mực kêu oan, đòi được phán xử minh bạch, công khai. - Quyết tâm đấu tranh đến cùng cho công lí, đã giúp Ngô Tử Văn chiến thắng. Diêm vương cho đối chấp tướng giặc bị trừng phạt, thổ công đất Việt được trả lại công bằng, Ngô Tử Văn được trở về dương gian - Vì những việc làm chính nghĩa, vì đức độ của chàng, Ngô Tử Văn được tiến cử giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Ý nghĩa: - Cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: Một bên là con người(Ngô Tử Văn), một bên là thần linh ma quỷ (hồn ma tướng giặc). 6 - Cuộc đấu tranh khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. Cuộc đấu tranh khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, trọng công lí mà chưa được thực hiện. - Cuộc đấu tranh còn cho thấy sự phức tạp của thời đại khi thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời dựa vào thần linh để dễ bề thống trị, dễ bề chà đạp nhân dân. - Cuộc đấu tranh cũng lên án bọn giặc Minh đã chết nhưng vẫn còn gây tội ác. Đề 4: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn thơ: “Cậy em em có chịu lời ……………………………………………………… Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”. Để làm rõ sự thông minh, tế nhị cũng như tâm hồn cao quý của Thúy Kiều khi phải đối mặt với bi kịch tình yêu. Thuyết minh: * Kiều nhờ cậy Vân: - Cậy: tin tưởng mà nhờ. - Chịu lời: nhận lời bằng sự cảm thông. - Lạy, thưa: thể hiện sự khẩn khoản, tha thiết, hạ mình hết mức khi nhờ – báo hiệu tính hệ trọng của việc sắp nhờ. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh tế => Đó là lời thỉnh cầu tha thiết của Kiều vì đây là “tình chị duyên em”. * Kiều nhắc nhở mối tình của mình với Kim Trọng: - “Kề từ…. chén thề” mối tình đằm thắm, thề nguyền sâu nặng, vì hoàn cảnh gia đình nên Kiều đã hi sinh chữ tình cho chữ Hiều -> thể hiện sự tan vỡ, mỏng manh của tình yêu. Đó chính là mối tình thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. - Kiều thuyết phục Vân: “Ngày xuân . … thơm lây” ->Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ: +Tình máu mủ : tình chị em ruột thịt. + Lời nước non : nghĩa vợ chồng. +Thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối: cõi chết Tác giả thật tinh tế, khéo léo để Kiều thuyết phục Vân bằng lý lẽ và tình cảm, bó buộc Vân bằng tình ruột thịt -> buộc Vân phải chấp nhận - mục đích trao duyên đã đạt. * Tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em. - Trao cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền, phím đàn … -> kỷ vật gắn bó mối tình đẹp của Kim – Kiều. - Dặn dò Vân: duyên này thì giữ >< vật này của chung -> Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẩn: + Khẩn khoản van nài Vân thay mình lấy Kim Trọng. + Trao kỷ vật thì lại thấy mình cũng có phần trong đó -> Kiều cố níu giữ kỷ vật như một sự an ủi về tinh thần. Thể hiện đúng trạng thái tâm lý của Kiều lúc này: trong Kiều có sự xung đột, mâu thuẩn gay gắt. Tiếng nói lý trí đã bị đẩy lùi khi Thuý Kiều ý thức nỗi đau của chính mình. Kiều chỉ có thể trao duyên nhưng tình yêu thì không thể trao. Nhận xét nhân vật Thúy Kiều: - Đoạn trích thể hiện sự thông minh tinh tế của Thúy Kiều bởi vì: Trao duyên là một việc khó nói khiến người được trao duyên khó chấp nhận, nhưng bằng cách nói khiêm nhường, thông minh Kiều đã đặt Vân vào thế không thể chối từ đồng thời làm cho Vân thấy việc chấp nhận mối tơ duyên của chị là một trách nhiệm. 7 - Qua đoạn trích ta thấy được tâm hồn cao quý của nhân vật, Kiều đã hy hạnh phúc tình yêu của mình vì chữ hiếu. Kiều đã trao duyên cho em để thể hiện trách nhiệm của lời thề nguyền với Kim Trọng. Đề 5: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn trích “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh… ai tri ân đó mặn mà với ai” và nhận xét về tâm trạng và nhân cách của nhân vật. Thuyết minh: Hai câu đầu: “Khi tỉnh rượu…………… xót xa” Kiều bàng hoàng, hốt hoảng, xót xa thương thân mình bị vùi dập. - Tâm trạng: + Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, “giật mình” đối diện với chính mình, nàng tự dày vò xót xa cho thân phận, và ý thức về nhân phẩm bị giày xéo, chà đạp . + Điệp từ: “mình” ->nhấn mạnh vào nỗi đau đến cùng cực. + Khi sao phong gấm >< Giờ sao tan tác. quá khứ (hạnh phúc) >< hiện tại (chà đạp) -> Hình thức tiểu đối, điệp từ “sao” và cách dùng cụm từ đan xen, hình ảnh so sánh, hỏi dồn dập càng nhấn mạnh, khắc sâu thân phận bị chà đạp, vùi dập phũ phàng. + “Mặc người …… là gì”-> Kiều tự tách mình ra khỏi cuộc sống lầu xanh – tự thấy cô độc, thương tiếc thân phận – cuộc sống không ý nghĩa, không niềm vui. Sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận. - Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều. + Cuộc sống thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (vẻ đẹp nên thơ bốn mùa); thú vui cầm, kì, thi, họa ->cảnh vật đối với Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh. + “Cảnh nào …… bao giờ?”: Sống trong chốn thanh lâu dập dìu, Kiều tự thương tự đau xót xa cho thân phận phũ phàng của mình (tả cảnh ngụ tình) - Điệp từ: vui, ai….và câu hỏi tu từ: là tiếng kêu đến xé lòng của con người “tài sắc mà bạc mệnh” Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt. Nhận xét tâm trạng và nhân cách của nhân vật. - Đoạn trích thể hiện tâm trạng ngỗn ngang, rối bời, xót xa cay đắng của nhân vật trước cuộc sống hiện tại. - Kiều là một cô gái có nhân phẩm cao đẹp, có ý thức về nhân cách sống trong cảnh trụy lạc nhưng nàng không buông thả vào cuộc sống ấy đó là nét đẹp tâm hồn của Kiều. 8 . Đạ Tông ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II Khối lớp 10. Năm học 2 010 - 2011 I. LÝ THUYẾT. Nắm nội dung cơ bản của những bài sau: 1. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn. 2. Phong cách ngôn. - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) - Truyện Kiều (Nguyễn Du): Trao duyên; Nỗi thương mình. 1 ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10 Học kì II - Năm học 2 010 -2011 I. LÝ THUYẾT. 1 phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Ngôn ngữ nghệ thuật: là ngôn ngữ chủ