1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LỊCH SỬ CÁC DÂN TỘC SƠN LA

7 749 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 410 KB

Nội dung

Đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực, tự cường ra sức khôi phục và phát triển kinh t

Trang 1

LỊCH SỬ - CÁC DÂN TỘC SƠN LA

Lịch sử phát triển của tỉnh Sơn La

Thuở Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang Riêng tên “ Sơn La ” xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XVIII dưới thời

Lê - Trịnh

Tháng 01/1888 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm ( 1895-1945 )

Ngày 03/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và từ nhà ngục Sơn La ánh sáng cách mạng đã chỉ cho nhân dân các dân tộc Sơn La thấy rõ con đường giải phóng dân tộc là phải đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngày 26/8/1945 nhân dân các dân tộc Sơn La đã đứng lên giành chính quyền thắng lợi, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập

Trải qua 9 năm kháng chiến ( 1946 - 1954 ) quân và dân các dân tộc Sơn La cùng với

cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp Ngày

01/12/1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng Từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, giải phòng hoàn toàn Miền Bắc, cùng với nhân dân miền bắc bước

Trang 2

vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục cùng với miền nam tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước

Đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn

La tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực, tự cường ra sức khôi phục

và phát triển kinh tế - xã hội Năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La được phát huy mạnh mẽ và diện mạo Sơn la ngày càng thay đổi

12 dân tộc anh em

Dân tộc Hoa

Dân tộc Hoa còn gọi là Hán, gồm những nhóm khác biệt nhau nhất định về tiếng nói, tên gọi, lịch sử di cư Đồng bào Hoa ở tỉnh ta hiện nay không nhiều, cư trú chủ yếu ở các thị trấn, thị xã, làm nghề buôn bán nhỏ, mở hàng ăn.Trong gia đình người Hoa, chồng

là chủ hộ; cha mẹ là người quyết định hôn nhân cho con cái

Người Hoa thích “Sơn ca” (san của), ca kịch; ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật và nhiều phong tục dân gian đặc sắc

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào ở Sơn La thuộc nhóm Lào cạn, đồng bào cư trú chủ yếu ở huyện Sông Mã, Thuận Châu Tiếng Lào thuộc ngôn ngữ Tày- Thái, người Lào thờ tổ tiên, chịu ảnh hưởng của đạo phật

Phụ nữ Lào nổi tiếng khéo tay dệt vải Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu hoa văn rực rỡ; áo ngắn bó lấy thân với hàng khuy bạc; tay ưa đeo nhiều

vòng.Trong vốn văn nghệ dân gian, người Lào có điệu múa lăm vông và các làn điệu dân ca nổi tiếng

Dân tộc Kháng

Trang 3

Dân tộc Kháng thuộc nhóm người dân tộc thiểu số ở Sơn La, cư trú ở các huyệnThuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La Dân tộc Kháng còn có tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá ái, Xá Bung Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ mer

Người Kháng canh tác theo lối làm nương rẫy chọc lỗ bỏ hạt, trồng lúa nếp Trang phục phụ nữ Kháng giống phụ nữ Thái, nhuộm răng đen, ăn trầu Người Kháng ở nhà sàn có 3 gian, 2 trái, mái mai rùa Theo phong tục, người chết được chôn cất rất chu đáo, trên mộ có nhà mồ Người Kháng quan niệm mỗi người có 5 hồn Bố mẹ chết được thờ trên tấm phên ở góc nhà, đó là ma nhà Hàng năm dân bản cúng ma trời và ma đất 1 lần

Dân tộc La Ha

Ở nước ta, dân tộc La Ha cư trú tại Sơn La và Lào Cai Đồng bào

có tên gọi là Xá, Puộc, Xá Khao, Pụa, Khlá, PLạo Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Ka đai Hiện nay ở tỉnh ta người La Ha cơ trú đông nhất ở Thuận Châu và Mường La

Dân tộc La La sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, theo lối du canh, hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá Ngày nay, nhiều nơi đồng bào đã làm ruộng, quần tụ thành bản với vài chục nóc nhà

Người La Ha không dệt vải mà chỉ trồng bông đem đổi với người Thái để lấy quần

áo mặc nên giống người Thái đen Hàng năm vào mùa hoa Ban nhà nhà đều làm lễ

tạ ơn cha mẹ

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở tỉnh ta, đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã Tên gọi khác của đồng bào Khơ Mú còn gọi là Xá Cẩu, Nứa Xen, Pu Thành, Tày Hạy Tiếng Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ mer

Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, hái lượm giữ vị trí quan trọng Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải mà mua, trao đổi quần áo của người Thái để mặc Sắc thái người Khơ Mú qua trang phục đã bị mai một, tuy nhiên trang phục của người phụ nữ Khơ Mú còn khá rõ và riêng biệt

Trang 4

Họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loại chim - mỗi dòng họ có một huyền thoại Dân tộc Khơ Mú tuy cuộc sống vật chất nghèo khó, nhưng đời sống tinh thần và văn hoá lại khá dồi dào, tiêu biểu là các điệu xoè, Tăng bu, công tấp, áu eo

Dân tộc Tày

Dân tộc Tày là cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái ở tỉnh

ta dân tộc Tày số lượng không nhiều Dân tộc Tày còn có tên gọi

là Thổ Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển, với

đủ loại cây trồng, như: Lúa, ngô, khoai, rau quả Bản của đồng bào Tày thường ở ven suối, triền núi từ 15- 20 nóc nhà Tên bản

thường gọi theo tên đồi núi, ruộng đồng, khúc suối Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, phòng nữ ở trong Người Tày mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy

Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ hàng đầu của người Tày Nơi thờ tổ tiên ở vị trí trung tâm, tôn nghiêm nhất trong nhà Dân tộc Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại: Thơ, ca, múa, nhạc, có cả múa rối

Người Tày mến khách, cởi mở, dễ gần, thích nói chuyện Họ rất trọng những người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi như anh em ruột thịt

Dân tộc Xinh Mun

Dân tộc Xinh Mun ở tỉnh ta chia làm 2 nhóm Xinh Mun nghẹt và Xinh Mun dạ, cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt- Lào thuộc huyện Yên Châu Ngoài ra, còn có một số sống rải rác ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La Người Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa Tiếng Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Mer

Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, theo lối trọc lỗ bỏ hạt Người Xinh Mun xưa kia sinh sống nhờ hái lượm và săn bắn Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền Đồng bào Xinh Mun thường đan lát cho người Thái, người Lào để lấy quần áo mặc Trước kia người Xinh Mun sống du canh du cư, nay đồng

Trang 5

bào đã ổn định, lập bản đông đúc Đồng bào ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu Người Xinh Mun thường mang họ Lò và họ Vi Các hình thức sinh hoạt văn hoá như thờ tổ tiên, sảy típ, mạ ma mang đậm cốt cách dân tộc Xinh Mun

Dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở Sơn La quần cư chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Bắc Yên Dân tộc Dao ở Sơn La chiếm 2,5% dân số Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông- Dao, các nhóm Dao đều thờ tổ tiên là họ Bàn Hồ Đồng bào Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước Nông cụ sản xuất thô sơ, nhưng canh tác có nhiều tiến bộ Một số nghề thủ công phát triển như: Dệt vải, rèn, mộc, ép dầu

Đàn ông Dao để tóc dài, búi sau gáy, hoặc để chỏm trên đỉnh đầu, nay hầu hết đã cắt tóc ngắn Y phục thường gồm quần và áo dài, áo ngắn Trang phục phụ nữ

phong phú hơn, giữ nhiều nét trang trí hoa văn truyền thống Phụ nữ Dao để tóc dài

Cô dâu ngày cưới đội mũ Dưới chế độ cũ, lễ cưới gồm nhiều nghi thức phức tạp

Dân tộc Dao có nền văn hoá và lịch sử lâu đời Mặc dù điều kiện, cơ sở kinh tế thấp kém, nhưng đời sống văn hóa dân gian rất phong phú, đặc biệt là y phục dân tộc cổ truyền Đồng bào Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là chữ Nàm Dao Người Dao có quan hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm

để xác định dòng họ, vai vế của người đó trong quan hệ họ hàng

Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh còn gọi là người Việt, ở Sơn La là nhóm đông thứ hai, chiếm 18% dân số toàn tỉnh Dân cư tập trung ở các khu đô thị, thị tứ Tiếng Kinh thuộc ngôn ngữ Việt - Mường

Ngoài bộ phận đồng bào kinh cư trú tại địa bàn Sơn La từ xa xưa, nhiều người mới chuyển đến từ đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Nhất là từ khi nghe theo tiếng gọi của Đảng xây dựng phát triển kinh tế miền núi, đồng bào Kinh từ các tỉnh đồng bằng lên Sơn La; gia đình của bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở lại xây

Trang 6

dựng miền núi khá đông Hiện nay, một số vùng trong tỉnh đông đồng bào Kinh sinh sống, gồm đồng bào Kinh tỉnh Hải Hưng ở khu vực huyện Sông Mã, Yên Châu; tỉnh Thái Bình ở Thuận Châu, tỉnh Hà Tây ở Mai Sơn v.v

Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc, đã nhanh chóng hoà nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hoá, đoàn kết tạo ra sự gắn kết, hoà nhập cùng phát triển trên mảnh đất Sơn La

Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc, đã nhanh chóng hoà nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hoá, đoàn kết tạo ra sự gắn kết, hoà nhập cùng phát triển trên mảnh đất Sơn La

Dân tộc Mường

Dân tộc Mường ở tỉnh ta là bộ phận dân tộc đông thứ tư, chiếm 8,4% dân số, cư trú chủ yếu ở vùng Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu Người Mường có tên gọi MoJ, Mual, Moi Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt- Mường Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo

Đồng bào Mường định cư ở nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông và có nghề làm ruộng lâu đời Nghề thủ công tiêu biểu của dân tộc Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ Phụ nữ Mường dệt thủ công kỹ nghệ khá tinh xảo Trang phục nam giới Mường là quần áo cánh màu chàm Phụ nữ đội khăn trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn, thân cổ, xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc Váy của phụ

nữ Mường khá dài được dệt bằng tơ, nhuộm màu, tạo những hoa văn hình học và hình con rồng, phượng, hươu, chim rất đẹp

Đồng bào Mường có nhiều ngày lễ hội hàng năm: Hội xuống đồng (khuống mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá, lễ cơm mới v.v Kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Mường khá phong phú, có các thể loại: Thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, đồng dao, tục ngữ Cồng là nhạc cụ rất đặc sắc của đồng bào Mường Ngoài ra, còn

có nhị, sáo, trống, khèn, tù

Dân tộc Mông

Dân tộc Mông ở Sơn La sinh sống hầu khắp các địa bàn, thường ở trên các triền núi cao Đồng bào Mông chiếm 12% dân số toàn tỉnh Đồng bào Mông có nhiều nhóm, gồm Mông Đơ (Mông trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Đu (Mông đen) Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa ở một số nơi đồng bào Mông biết làm ruộng

Trang 7

bậc thang Ngoài ra, đồng bào trồng lanh để lấy sợi, dệt vải và trồng cây dược liệu

Quần áo của đồng bào Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt Một bộ y phục phụ

nữ Mông gồm có: Váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân Váy may

và trang trí nhiều hoa văn rất công phu, là váy mở xếp, nếp xoè rộng

Đồng bào dân tộc Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể ở trong nhà nhau và chết trong nhà nhau, phải luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang lúc nguy nan và tính tự trọng, gắn kết cộng đồng rất cao Hôn nhân của dân tộc Mông theo tập quán kén chọn bạn đời, những người cùng dòng họ không được lấy nhau, đặc biệt vợ chồng dân tộc Mông đã lấy nhau rất ít bỏ nhau mà yêu thương hoà thuận Hằng năm vào ngày Tết độc lập 2-9, đồng bào Mông khắp nơi thường kéo về vui chơi ở huyện Mộc Châu, hình thành một tập tục rất đặc sắc,

đó là một ngày hội lớn của đồng bào Mông cần được khuyến khích, duy trì

Dân tộc Thái

Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân

số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái trắng) Ngôn ngữ tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái Trang phục đồng bào Thái: Nam giới mặc âu phục, vải thổ cẩm Phụ nữ mặc

áo cóm, váy, khăn piêu, với lối trang sức truyền thống riêng rất đặc sắc Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản có từ 40- 60 nóc nhà kề bên nhau Bản của người Thái thường ở vùng thấp, gần nguồn nước, gắn với sản xuất ruộng nước

Đồng bào Thái có đời sống văn hoá rất đặc sắc, có tiếng nói, chữ viết riêng Trong kho tàng văn hoá, đồng bào Thái có thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao là vốn văn học cổ truyền nổi tiếng, với các tác phẩm “Xống chụ xon xao, Khu

lú Nàng ủa” Đồng bào Thái rất ưa ca hát, múa xoè, đặc biệt Khắp là lối ngâm thơ, hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa Nhiều điệu múa xoè, múa sạp của đồng bào Thái nổi tiếng khắp cả nước và thế giới, được đoàn nghệ thuật đưa thành bài học múa cơ bản

Ngày đăng: 08/06/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w