1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

doanh thu và chi phí của doanh nghiệp thương mại

19 3,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 135 KB

Nội dung

I/ DOANH THU Khái niệm doanh thu: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh ngh

Trang 1

I/ DOANH THU

Khái niệm doanh thu: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”

Căn cứ vào các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp thì doanh thu gồm doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính

1/ Doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ

a)Khái niệm doanh thu bán hàng:

Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thương mại gia tăng lợi nhuận là tiêu thụ được nhiều hàng hoá.Tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp mới hoàn thành chu kỳ kinh doanh, mới đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và phát triển

“Tiêu thụ hàng hoá là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền hoặc được bên mua chấp nhận thanh toán theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.”

Như vậy, hoạt động tiêu thụ hàng hoá bao gồm hai công đoạn: xuất giao hàng cho bên mua và thu tiền bán hàng.Hai công đoạn này có thể được tiến hành đồng thời, nghĩa là việc xuất giao hàng hoá cùng lúc với tiền bán hàng được thu về ngay; nhưng cũng có nhiểu trường hợp việc xuất giao hàng có khoảng cách thời gian với việc thu tiền, nghĩa là hàng hoá được tiêu thụ nhưng không thu tiền ngay mà thu tiền sau Từ đó, nảy sinh khái niệm

thời điểm tiêu thụ hàng hoá.

“Thời điểm tiêu thụ hàng hoá hay còn gọi là thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng chính là thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán.”

Có trường hợp thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán cũng là lúc bên mua thực hiện việc thanh toán dưới nhiều hình thức khác nhau co bên bán, nhưng cũng có trường hợp, thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán lại là lúc tại bên bán phát sinh một khoản nợ phải thu

Vì vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng không phụ thuộc vào việc bên bán đã thực tế thu được tiền hay chưa.

Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ghi nhận chính xác doanh thu bán hàng trong kỳ làm cơ sở cho việc lên báo cáo, tính toán và ra các quyết định liên quan

Trang 2

Kết thúc quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp có doanh thu bán hàng Vậy doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu do tiêu thụ được hàng hoá trong một thời kỳ nhất định.

Theo Chuẩn mực kế toán hiện hành, thì doanh thu bán hàng phải đồng thời thoả mãn tất cả năm (5) điều kiện như sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

b)Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng là một chi tiêu tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nển kinh tế, do những nguyên nhân sau:

- Có doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã cung ứng hàng hoá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu xã hội

- Có được doanh thu bán hàng, doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp

- Doanh thu bán hàng còn là nguồn tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước

- Từ doanh thu bán hàng doanh nghiệp có nguồn tài chính để tham gia liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả hoạt động, trên cơ

sở đó doanh nghiệp có khả năng tăng thêm thu nhập

- Có được doanh thu bán hàng cũng lả kết thúc quá trình luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau của doanh nghiệp

Như vậy, doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Trường hợp doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thương mại không đủ bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra sẽ khiến donh nghiệp gặp khó khăn về tài chính Và nếu như

Trang 3

tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không đủ sức bám trụ trên thị trường tất yếu đi đến phá sản

c) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng

Như nêu trên, doanh thu bán hàng là chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Chỉ tiêu doanh thu bán hàng có liên quan và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp

Do đó, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng kế hoạch doanh thu bán hàng làm nền tảng cho các kế hoạch khác

Kế hoạch doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn tới hàng loạt kế hoạch khác trong doanh nghiệp Kế hoạch doanh thu bán hàng có chính xác thì kế hoạch mua hàng, kế hoạch thu tiền, kế hoạch lợi nhuận,…của doanh nghiệp mới chính xác

Vì vậy, cần phải quan tâm và không ngừng cải thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng hoặc khối lượng (hay gọi là sản lượng) hàng hoá tiêu thụ và giá bán một đơn vị hàng hoá

Công thức xác định doanh thu bán hàng: DT = Pi x Qi

Trong công thức trên:

- Pi : giá bán hàng hoá loại i

- Qi : sản lượng hàng hoá loại i đã tiêu thụ

Để đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo giá trị của công tác kế hoạch, giá bán hàng hoá thường được xác định là yếu tố không biến động trong một khoảng thời gian nhất định (kỳ

kế hoạch) Vì vậy, việc lập kế hoạch doanh thu bán hàng chủ yếu là tập trung vào việc xác định sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch.

Có hai phương pháp xác định sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch như sau:

(1) Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

Q : sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch

Qđk : sản lượng hàng hoá tồn kho ở đầu kỳ kế hoạch

Qmk : sản lượng hàng hoá mua trong kỳ kế hoạch

Trang 4

Qck : sản lượng hàng hoá tồn kho ở cuối kỳ kế hoạch.

Q = Qđk + Qmk – Qck Cần lưu ý là:

-Sản lượng hàng hoá dự tính tồn kho ở đầu kỳ và ở cuối kỳ kế hoạch bao gồm:

+Sản lượng hàng hoá còn trong kho doanh nghiệp

+Sản lượng hàng hoá hàng gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ ( hàng tại các đại lý…) tính đến thời điểm đầu kỳ kế hoạch

-Sản lượng hàng hoá dự tính tiêu thụ năm kế hoạch bao gồm cả hàng gửi đi bán năm báo cáo chuyển sang

-Hàng hoá gửi đi bán đến cuối năm báo cáo năm nay mới xác định tiêu thụ phải tính giá theo năm báo cáo

Ví dụ: Hãy xác định doanh thu bán hàng của công ty trong năm kế hoạch tại công ty A với

số liệu như sau:

Số liệu năm báo cáo:

Mặt hàng Đơn giá nhập kho Hàng đang gửi bán

Đã tiêu thụ trong năm

Số lượng (cái)

Giá bán (đồng)

Số liệu năm kế hoạch:

Mặt hàng

Số lượng (cái)

Đơn giá (đồng)

Số lượng (cái)

Đơn giá (đồng)

Với các số liệu nêu trên thì doanh thu bán hàng (DTBH) của từng mặt hàng được xác định như sau: (Đvt: đồng)

DTBHX: (200 x12.000) + (18.000 – 200) x 12.500 = 224.900.000

DTBHY: (500 x15.000) + (14.000 – 500)x 16.000 = 223.500.000

Trang 5

DTBHZ: (400 x 7.500) + (35.000 – 400)x 9.500 = 331.700.000

Vậy, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp A năm kế hoạch là:

DTBHcông ty = 224.900.000 + 223.500.000 + 331.700.000 = 780.100.000

(2) Căn cứ theo đơn hàng của khách hàng:

Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh

thu bán hàng Theo phương pháp này thì doanh nghiệp sẽ không có hàng hoá tồn đầu kỳ

và tồn cuối kỳ do khách hàng đặt bao nhiêu mua bấy nhiêu

Ưu điểm của phương pháp này là doanh nghiệp không tốn chi phí tồn kho nhưng phương

pháp này chỉ thực hiện được khi có được đơn đặt hàng của khách hàng

d) Quản lý doanh thu bán hàng

Qua công thức xác định doanh thu, có thể nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

bán hàng bao gồm:

-Sản lượng hàng hoá tiêu thụ được: sản lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều thì

doanh thu càng lớn Tuy nhiên, sản lượng hàng hoá tiêu thụ được phụ thuộc rất nhiều vào

tình hình tổ chức công tác bán hàng, hợp đồng bán hàng, khả năng tài chính của doanh

nghiệp,…cần chú ư đến các vấn đề này để gia tăng doanh thu số bán

-Giá cả hàng hoá: hàng hoá có giá bán cao thì doanh thu nhiều hơn Tuy nhiên, giá bán là

con dao hai lưỡi

+ Khi giá bán của doanh nghiệp cao là do hàng hoá của doanh nghiệp có chất lượng, hàm

lượng chất xám cao, kết cấu mẩu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì đây là dấu

hiệu đáng mừng Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, lợi nhuận tăng

+Nhưng nếu giá bán của doanh nghiệp cao là do chi phí cao thì rất đáng lo ngại, doanh

nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường và dễ dẫn đến phá sản

-Phương thức thanh toán và công tác marketing cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh

thu bán hàng: Nếu phương thức thanh toán thoả thuận là thu tiền ngay thì sẽ giúp doanh

nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu tăng (nhưng thực tế ngày nay, các

doanh nghiệp thường cho khách hàng mua chịu Điều này để gia tăng khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp); Công tác marketing tốt và hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp gia tăng

đáng kể doanh thu

e) Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền bán hàng thực thu

Tiền thu bán

hàng kỳ này =

Doanh thu bán hàng kỳ này -

Doanh thu bán hàng kỳ này,

kỳ sau mới thu tiền kỳ này +

Doanh thu bán hàng kỳ trước, thu được tiền ở kỳ này

Trang 6

Như vậy, nếu như doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được thì tiền thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được trong một thời gian nhất định

Phân biệt được sự khác nhau này giúp doanh nghiệp tính toán chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình thu chi trong doanh nghiệp

f) Doanh thu bán hàng thuần

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại thường sử dụng biện pháp chiết khấu thương mại để kích thích tiêu thụ, ngoài ra , có những trường hợp doanh nghiệp phải nhận lại một phần hoặc toàn bộ số hàng hoá đã được xác định là đã bán ra, hoặc phải giảm giá cho khách hàng do hàng kém, mất phẩm chất hoặc không đúng tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua/bán hàng hoá đã được ký kết

Vì vậy, nếu như chỉ tiêu doanh thu bán hàng chỉ ra số liệu giá trị tổng quát doanh nghiệp nhận được thông qua việc bán hàng và/hoặc cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thì chỉ tiêu doanh thu bán hàng thuần phản ánh lượng doanh thu bán hàng hoá và/hoặc cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp thực sự có được trong khoảng thời gian đó để xác định kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại (hoạt động bán hàng)

Chỉ tiêu daonh thu bán hàng thuần được xác định như sau:

Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ

doanh thu bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng bao gồm:

-Hàng bán bị khách hàng trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng từ chối thanh toán và trả lại Việc trả lại hàng của người mua được xác định là hàng bán bị trả lại nếu như đúng quy định và bên bán đã chấp nhận hoàn tất thủ tục nhập kho

-Giảm giá hàng bán: là khoản tiền bên bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém, mất phẩm chất hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định trên hợp đồng

-Các khoản chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá bán cho người mua do người mua thực hiện đúng yêu cầu về thương mại mà người bán quy định (chiết khấu thương mại phải được niêm yết)

-Các khoản thuế ở khâu tiêu thụ:

+ Thuế xuất khẩu phải nộp;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp;

Trang 7

+ Thuế GTGT phải nộp đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT

2/ Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền

-Tiền lãi: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như:

+ Lãi cho vay;

+ Lãi tiền gửi;

+ Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu;

+ Chiết khấu thanh toán;

-Tiền bản quyền: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như: + Bằng sáng chế;

+ Nhãn hiệu thương mại;

+ Bản quyền sáng tác;

+ Phần mềm máy vi tính;

-Cổ tức và lợi nhuận được chia: là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn

-Doanh thu từ hoạt động tài chính khác như:

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn: là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu, chứ không phải tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán;

+ Thu nhập từ việc bán ngoại tệ: là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra;

+ Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

Trang 8

II/ THU NHẬP KHÁC

1/ Khái niệm:

Thu nhập khác là các khoản thu nhập góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động không có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

2/ Cấu thành:

-Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

-Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

-Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

-Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;

-Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

-Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

-Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch

vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

-Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

-Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra,…

CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Mục Tiêu: Giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của chi phí

trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp thương mại một cách hiệu quả nhất

1 KHÁI NIỆM CHI PHÍ

Khi nghiên cứu quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thử xem xét và phân biệt các khoản nêu trong mục (1) và (2) sau đây:

1.Hàng loạt các trường hợp làm cho các nguồn lực tài chính thể hiện dưới hình thái tiền tệ của doanh nghiệp vận động ra bên ngoài doanh nghiệp như:

• Trả tiền xây dựng cơ sở vật chất;

• Mua sắm tài sản cố định;

• Mua vật tư hàng hóa;

• Đào tạo cho nhân viên;

Trang 9

• Thanh toán tiền cho hoạt động thể thao, văn nghệ trong doanh nghiệp;

• Thanh toán tiền khám chữa bệnh cho nhân viên;

• Đóng góp cho công tác từ thiện khuyến học;

• Nộp phạt do vi phạm pháp luật;

• v.v…

2.Hàng loạt các khoản sau đây phát sinh, như:

• Tiền lương phải trả cho công nhân viên;

• Hao phí máy móc thiết bị;

• Lãi vay phải trả;

• Giá trị văn phòng phẩm đã tiêu dùng;

• Giá trị vốn hàng hóa đã xuất bán;

• v v…

Khi so sánh các khoản đã nêu ở mục (1) và (2), toát ra điểm khác biệt lớn giữa chúng

ở chỗ:

Các khoản phát sinh ở mục (2) sẽ được bù đắp từ doanh thu hoặc thu nhập khác của doanh nghiệp.

Các khoản phát sinh ở mục (1) sẽ được bù đắp bằng nguồn vốn tương ứng, cụ thể

như:

+ Trả tiền xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm: các khoản này gọi là chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, mua vật tư nguyên liệu sẽ được bù đắp bằng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Các khoản phải thanh toán cho hoạt động thể thao, văn nghệ trong doanh nghiệp, khám chữa bệnh cho nhân viên, công tác nhân đạo…sẽ được bù đắp từ các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp;

+ Các khoản nộp phạt do vi phạm pháp luật từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Qua thực tế so sánh nêu trên, theo quan điểm chung cũng như quy định hiện hành

về chế độ quản lý tài chính thì:

• Tất cả các khoản phát sinh ở mục (1) không phải là chi phí của doanh nghiệp, mà thực chất chúng là những khoản chi của doanh nghiệp

• Chỉ những khoản phát sinh ở mục (2) mới chính là chi phí của doanh nghiệp

Trang 10

Vậy chi phí là gì? Có thể khái quát chi phí như sau: Chi phí trong doanh nghiệp

thương mại là biểu hiện về giá trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã thực sự tiêu dùng để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp trong một thời

kỳ nhất định.

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì chi phí của doanh nghiệpthương mại bao gồm toàn bộ các khoản chi trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và được bù đắp bằng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ

2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Theo những cách nhìn nhận khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thương mại bao gồm rất nhiều loại khác nhau

Vì vậy, để hạch toán và quản lý tốt chi phí nhằm mục tiêu giảm chi phí tăng lợi nhuận thi doanh nghiệp thương mại nhất thiết phải phân loại chi phí theo các tiêu chí thích hợp

Có khá nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại chi phí, nội dung phần này trình bày một số tiêu chí thường được sử dụng để phân loại chi phí như sau:

2.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý.

Theo cách phân loại này, chi phí trong doanh nghiệp thương mại bao gồm: chi phí hợp

lý (chi phí được trừ); và chi phí không hợp lý

2.1.1 Chi phí hợp lý

Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí được xem là chi phí hợp lý khi ít nhất

nó có được điều kiện sau đây:

• Phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và các hóa dơn này phải ghi chép đúng quy định của Nhà nước

• Không vượt ngưỡng quy định của Nhà nước (nếu có)

Theo quy hiện hành, chi phí hợp lý bao gồm một số khoản cơ bản sau đây:

• Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh

• Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ

• Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca

• Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ); chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi phí cho đào tạo lao động; chi cho y tế nội bộ

Ngày đăng: 07/06/2015, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w