1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiet 26-29

9 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 Tuần 22 NS: 14/1/2011 Tiết 26 ND: 18/1/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới. - Hiểu được một cách khái quát, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, hoàn cảnh hiện nay của nước ta. - Biết được nội dung, phương pháp chung học tập địa lý Việt Nam. 2. Kĩ năng: Nhận xét bảng số liệu 3. Thái độ: Nâng cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ các nước trên thế giới. Bản đồ khu vực Đông Nam Á 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khởi động: Những bài học địa lý Việt Nam mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con người ở Tổ quốc mình. Bài học hôm nay là bài mở đầu cho một phần mới: Việt Nam – Đất nước con người HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG CHÍNH Hoạt động 1:Tìm hiểu việt nam trên bản đồ thế giới (Cá nhân/cặp) Bước1: Gv giới thiệu Bước2: Gv xác định vị trí VN trên bản đồ thế giới và khu vực ĐNA? Bước3: HS lên xác định trên bản đồ - Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào - Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào ? 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới - VN là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời - VN gắn liền với lục địa Á- Âu, nằm phía đông bán đảo đông dương và gần trung tâm ĐNA - Phía Bắc giáp: TQ Tây giáp: Lào, Cam-pu-chia Đông giáp: biển đông Hoạt động 2: Phân tích vn mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA (cả lớp) Bước1: HS đọc đoạn văn từ "Những bằng chứng……khu vực Đông Nam Á" trang 78 2. VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 PHẦN 2: ĐỊA LÝ VIỆT NAM BÀI 22: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG CHÍNH Bước2: Qua các bài học về ĐNA hãy tìm ví dụ để chứng minh cho nhận xét trên? - Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới giómùa ẩm. - Văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực - Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. - Là thành viên của ASEAN từ năm 1995. VN tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng Hoạt động 3:Tìm hiểu việt nam trên con đưng xây dựng và phát triển ( nhóm) Bước1: Dựa vào mục 2 sgk kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận theo gợi ý: - Công cuộc đổi mới toàn diện nền KT từ 1986 ở nước ta đạt kết quả ntn ? - Sự phát triển các ngành KT ? ( NN, CN) - Cơ cấu phát triển theo chiều hướng nào ? - Đời sống nhân dân được cải thiện ra sao ? Bước2: Đại diện trình bày – nhóm khác nhận xét bổ sung – gv chuẩn xác lại kiến thức Bước3: Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu KT qua bảng 2.1 ? - Liên hệ sự đổi mới của địa phương mình? 3. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển + Nền KT có sự tăng trưởng + Cơ cấu KT ngày càng cân đối hợp lý, chuyển dịch theo hướng tiến bộ: KT thị trường có định hướng XHCN + Đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt + Ra khỏi tình trạng kém phát triển + Nâng cao đời sống vật chất, VH, tinh thần + Tạo nền tảng để đến năm 2020 trở thành nước CN theo hướng hiện đại 4. Đánh giá: - Xác định vị trí của VN trên bản đồ thế giới - Hãy chứng minh VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. 5. Hoạt động nối tiếp: - Làm các bài tập 1, 2, 3. - Chuẩn bị bài vị trí, giới hạn, hình dạng lảnh thổ vn. Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 Tuần 23 NS: 17/1/2011 Tiết 27 ND: 21/1/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển của Việt Nam. - Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích 3. Thái độ: Có ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ độc lập chủ quyền của nước ta II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á. 2. Học sinh: Atlat việt nam III.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào bản đồ các nước trong Đông Nam Á, hãy cho biết: Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào ? Trình bày đặc điểm Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển . 3. Bài mới: Khởi động: Vị trí địa lí có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định các yếu tố tự nhiên của một lảnh thổ, một quốc gia. Vì vậy muốn hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu vị trí giới hạn, hình dạng lảnh thổ VN trong nội dung bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí, giới hạn, phạm vi lảnh thổ việt nam (Cá nhân) Bước1: Gv xác định vn trên bản đồ ĐNA Bước2: Quan sát H23.2 và bảng 23.2. Bước3: - Tìm trên hình các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta ? - Diện tích phần đất liền của nước ta là bao nhiêu? - Nằm trong đới khí hậu nào? với vị trí trên đã mang lại ý nghĩa gì? 1. Vị trí, giới hạn, phạm vi lảnh thổ - Cực bắc: 23 0 23'B, Cực nam:8 0 34'B Cực tây: 102 0 10'Đ, Cực đông:109 0 24'Đ phần đất liền - Phạm vi bao gồm cả phần đất liền (331212 km 2 ) và phần biển (khoảng 1 triệu km 2 ) * Ý nghĩa: - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn ) - Nằm gần trung tâm ĐNA, nên thuận lợi cho việc giao lưu và hợp tác phát triển Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BÀI 23: VỊ TRÍ - GIỚI HẠN - HÌNH DẠNG LẢNH THỔ VIỆT NAM Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH - Lảnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy? (7) KTXH Hoạt động2: Tìm hiểu đặc điểm lảnh thổ việt nam (cặp) Bước1: Dựa vào bản đồ tự nhiên VN, em có nhận xét gì về đặc điểm lãnh thổ VN? (chiều dài, ngang, đường bờ biển) - Hình dạng lãnh thổ VN có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? - Hãy xác định phần biển đông thuộc chủ quyền VN trên bản đồ thế giới? - Đọc tên, xác định các đảo, bán đảo lớn trong biển đông? Bước2: Cho biết ý nghĩa lớn lao của biển VN 2. Đặc điểm lảnh thổ - Kéo dài theo chiều bắc – nam (1650km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600km - Phần biển đông thuộc chủ quyền VN mở rất rộng về phía đông và ĐN, có nhiều đảo và quần đảo - Biển đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế ? ( dành cho HS khá) Vị trí và hình dạng của lảnh thổ nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay + Thuận lợi: * Phát triển KT toàn diện với nhiều ngành, nghề nhờ có KH gió mùa, có đất liền, có biển…. * Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vưc ĐNA và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối + Khó khăn: * Luôn phải phòng, chống thiên tai: bão, lụt, sóng biển, cháy rừng…. * Bảo vệ lảnh thổ kể cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ ngoại xâm 4. Đánh giá: Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợ và khó khăn gì trong công cuộc xây xựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay ? 5. Hoạt động nối tiếp: Hoàn tất các bài tập. Chuẩn bị bài mới. Sưu tầm tranh ảnh cảnh đẹp của biển Việt Nam. Tuần 23 NS: 21/1/2011 Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 Tiết 28 ND: 25/1/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, song không phải là vô tận - Biết vùng ven biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả 2. Kĩ năng: Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển và nguyên nhân của nó qua tranh ảnh, trên thực tế 3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển VN II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ biển Đông hoặc khu vực Đông Nam Á Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam.Cảnh biển bị ô nhiểm 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra 15': Trình bày vị trí địa lí, phạm vi, giới hạn lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa ? Đáp án - Cực bắc: 23 0 23'B, Cực nam:8 0 34'B Cực tây: 102 0 10'Đ, Cực đông:109 0 24'Đ phần đất liền - Phạm vi bao gồm cả phần đất liền (331212 km 2 ) và phần biển (khoảng 1 triệu km 2 ) * Ý nghĩa: - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn ) - Nằm gần trung tâm ĐNA, nên thuận lợi cho việc giao lưu và hợp tác phát triển KTXH 3. Bài mới: Khởi động: Muốn hiểu biết đầy đủ thiên nhiên Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ biển Đông vì biển chiếm ¾ lãnh thổ nước ta, tính biển là một nét nổi bật của thiên nhiên Việt Nam. Vai trò của biển Đông ngày càng trở nên quan trọng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu diện tích và giới hạn của biển đông ( Cá nhân) Bước1: Gv xác định vị trí, giới hạn của biển đông trên bản đồ ( Biển đông: nằm từ 3 0 – 26 0 B, 100 0 – 121 0 Đ ) Bước2: - Biển đông nằm trong vùng KH nào? - Diện tích bao nhiêu? - Hãy tìm trên H24.1 vị trí các eo biển và các vịnh biển? - Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có S bao nhiêu, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào ? 1. Diện tích, giới hạn - Biển đông là vùng biển lớn, tương đối kín, diện tích 3.447.000 km 2 - Nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc - Vùng biển VN là một phần của biển đông có S khoảng 1 triệu km 2 Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của biển đông và vùng biển việt nam(cặp) Bước1: Nhắc lại đặc tính của biển và đại dương ( độ mặn, sóng, thủy triều….) Bước2: H24.2 cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? ( Sự thay đổi các đường đẳng nhiệt T1, T7 ) Bước3: Dựa vào H24.3 cho biết hướng chảy của các dòng biển? - Trong các dòng biển có các hiện tượng gì ? - Chế độ triều vùng biển VN có đặc điểm gì? 2. Đặc điểm của biển đông và vùng biển nước ta - Biển nóng quanh năm - Chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa - Chế độ triều phức tạp Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên và vấn đề môi trưng biển Việt Nam (nhóm) Bước1: Thảo luận nhóm N1: Một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành KT nào? N2: Nêu ý nghĩa của biển? N3: Cho biết một số thiên tai thường gặp ở VN? N4: Vùng biển VN đang trong tình trạng gì? nguyên nhân? N5: Tác hại của vùng biển bị ô nhiễm? N6: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt mt biển cần phải làm gì? ( + Thềm lục địa và đáy: KS, dầu mỏ, khí đốt, KL, phi KL + Lòng biển: Hải sản…,muối, bãi cát… + Mặt biển: giao thông trong nước, quốc tế + B biển: bãi, vịnh, vũng, cảng…) Bước2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung, gv chuẩn xác kiến thức 3. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ( thủy sản, khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch, nhiều bãi biển đẹp ) - Thiên tai thường xảy ra trên vùng biển VN ( mưa, bão, sóng lớn, triều cường) - Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản - Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt môi trường biển. 4. Đánh giá: - HS đọc bài đọc thêm - Biển đã đem lại thuận lợi và khó khăn gì đối với KT và đời sống nhân dân ? 5. Hoạt động nối tiếp: Xem trước hình 25.1 và trả lời câu hỏi của hình Tuần 24 NS: 4/2/2011 Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 Tiết 29 ND: 8/2/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp - Cảnh quan thiên nhiên nước ta là hệ qủa lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài 2. Kĩ năng: - Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn. 3. Thái độ: Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Biển đem lại những thuận lợi gì cho hoạt động kinh tế nước ta ? 3. Bài mới: Khởi động: Lảnh thổ VN đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Với thời gian tạo lập trong hàng trăm triệu năm, tự nhiên VN đã được hình thành và biến đổi ra sao? Ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên nước ta như thế nào? Qua bài học hôm nay các em sẽ trả lời được những câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam ( Nhóm) Bước1: Quan sát H25.1 - Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lảnh thổ VN? - Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào? Bước2: Quan sát bảng 25.1 - Các đơn vị nền móng xảy ra cách đây bao nhiêu năm? - Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu? Bước3: Hoạt động nhóm: 6 nhóm/ hoàn thành phiếu (phụ lục) N1+2: Thảo luận giai đoạn Tiền CamBri N3+4: Cổ kiến tạo N5+6: Tân kiến tạo GV: Hướng dẫn cách làm cho các nhóm Bước4: HS trình bày kết quả 1. Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ) - Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. - Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum… - Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ôxi. 2. Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) - Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm. - Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. - Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi. Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Bước5: Gv chuẩn xác lại kiến thức Bước6: Xác định trên bản đồ các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn. - Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không, biểu hiện như thế nào ? ( Một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu) - Địa phương em ở thuộc đơn vị nền móng nào, địa hình có tuổi khoảng bao nhiêu năm? - Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. - Sinh vật phát triển mạnh mẽ. - Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngọai lực bào mịn, hạ thấp. 3. Giai đọan tân kiến tạo: (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và cịn đang tiếp diễn) - Địa hình nước ta được nâng cao (dãy Hòang Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng). - Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa… - Sinh vật phát triển phong phú và hòan thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất. 4. Đánh giá: - Nêu ý nghĩa của giai đọan tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay ? - Cho biết biểu hiện của vận động tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay ? 5. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản Việt Nam IV. Phụ lục: Giai đoạn Thời gian Đặc điểm chính Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh vật Tiền Cambri Cổ kiến tạo Tân kiến tạo Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011 Trưng THCS Liêng Trang Giáo án Địa Lý 8 Giáo viên: NguyIn Thị Kim Loan Năm học: 2010 - 2011

Ngày đăng: 07/06/2015, 19:00

Xem thêm

w