dap an de HSG Ha nam du bj

2 211 0
dap an de HSG Ha nam du bj

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 Câu 1: (3 điểm) 1. Chỉ ra được cách sử dụng ngôn từ, các BPTT trong khổ thơ: (1 điểm) + Phép đối + Từ ngữ chọn lọc + Phép nhân hóa (sử dụng 2 lần) 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật: (2 điểm) - 2câu thơ đầu đặt trong phép đối rất chỉnh: đối không gian, thời gian, trạng thái sự vật làm cho câu thơ cân đối hài hòa, mang phong vị thơ cổ. - Nghệ thuật nhân hóa: “Sông dềnh dàng”, “chim vội vã” miêu tả sự vật sống động, có hồn. Cặp từ láy tượng hình “dềnh dàng, vội vã” miêu tả 2 trạng thái trái ngược nhau nhưng rất chính xác, tinh tế khi cảm nhận sự vật lúc giao mùa. - Phép nhân hóa “đám mây vắt nửa mình”: giống như người thiếu nữ vắt chiếc khăn mềm mại nối 2 nhịp bờ thời gian giữa hạ và thu. - Từ chọn lọc “vắt” như tấm bản lề nối 2 câu thơ thành một chỉnh thể, khiến sự vật tưởng như mơ hồ trở nên hữu hình, rõ nét. Nhận xét: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, BPTT đặc sắc giúp người đọc cảm nhận sự chuyển mình của thiên nhiên cảnh vật thật êm đềm, cụ thể, rõ rệt lúc sang thu. Câu 2: (7 điểm) Yêu cầu: - Kĩ năng: biết nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự việc, hiện tượng diễn ra trong đời sống. - Kiến thức: 1. Nêu hiện tượng vấn đề ủng hộ “Giờ Trái Đất” của một số đông người Việt Nam. 2. Đánh giá- phân tích bản chất của hành động trên: - Đúng về mục đích, động cơ hành động: thể hiện ý thức của mình trước vấn đề môi trường và tích cực ủng hộ phong trào “Giờ Trái Đất”; mong muốn mọi người biết đến và cùng hành động. Đứng trước hiện trang ở Việt Nam thiếu điện năng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường đến mức báo động thì hành động cổ động như trên rất đáng quý, đáng trân trọng. - Sai về cách làm, cách hưởng ứng dẫn đến một số điều bất cập: gây ô nhiễm môi trường (khói xe, khói nến, âm thanh ầm ĩ); gây tốn kém; phô trương quá khích. Những việc làm đó vô tình làm nóng Trái Đất, ô nhiễm môi trường. 3. Nguyên nhân: Do nhận thức hạn chế, nhầm tưởng đó là cách ủng hộ nhiệt tình; do thói quen xấu: quá khích, phô trương, tự tạo hình ảnh lạ mà không quan tâm hậu quả. 4. Nhận thức hành động bản thân - Không hoàn toàn đồng tình với cách làm trên. - Bản thân tích cực ủng hộ bằng những hành động cụ thể, thường xuyên thiết thực ngay trong gia đình, trường học, nơi sinh sống của mình. Câu 3:(10 điểm) Yêu cầu học sinh giải thích và chứng minh được các ý sau: 1. Giải thích khái quát nguồn gốc và công dụng của văn chương (2 điểm) - Văn chương bắt đầu từ tình yêu thương con người, vạn vật. - Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Văn chương không chỉ phản ánh sự sống mà còn sáng tạo sự sống. - Đời sống nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. 2. Chứng minh: (4 điểm) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: làm cho ta biết vui, buồn, hờn giận….vì những chuyện đâu đâu, những người không quen biết. Người đọc được chứng kiến những số phận, những cuộc đời…., nảy sinh những cung bậc trạng thái tình cảm để từ đó bồi đáp tinh thần thêm phong phú Dẫn chứng: Trong lòng mẹ ( Ngữ văn 8), Lão Hạc (NV8), Chuyện người con gái Nam Xương (NV9), 3. Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có: (4 điểm) Những tình cảm sẵn có thường trực trong mỗi con người như : Tình cảm gia đình, lòng biết ơn đối với con người. Thông qua các tác phẩm văn chương đã giáo dục đạo đức, tình cảm nhắc nhở hành động. DC: + Tục ngữ, ca dao + Một số tác phẩm văn, thơ trong chương trình Ngữ văn THCS . điểm) - 2câu thơ đầu đặt trong phép đối rất chỉnh: đối không gian, thời gian, trạng thái sự vật làm cho câu thơ cân đối hài hòa, mang phong vị thơ cổ. - Nghệ thuật nhân hóa: “Sông dềnh dàng”,. ngược nhau nhưng rất chính xác, tinh tế khi cảm nhận sự vật lúc giao mùa. - Phép nhân hóa “đám mây vắt nửa mình”: giống như người thiếu nữ vắt chiếc khăn mềm mại nối 2 nhịp bờ thời gian giữa. phong trào “Giờ Trái Đất”; mong muốn mọi người biết đến và cùng hành động. Đứng trước hiện trang ở Việt Nam thiếu điện năng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường đến mức báo động thì hành động cổ động

Ngày đăng: 07/06/2015, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan