de cuong hoc ky 2 nam 2011

5 167 0
de cuong hoc ky 2 nam 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN HÓA HỌC- Năm 2011 Phần 1: Chương 5: Nhóm halogen 1.1. Khái quát nhóm halogen: - Cấu hình ngoài cùng tổng quát của nhóm halogen - Các số oxi hóa của halogen - Tính chất hóa học cơ bản của halogen - So sánh tính oxi hóa từ F 2 đến I 2 Câu 1: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) A. ns 2 np 1 B. ns 2 np 5 C. ns 2 np 3 D. (n-1)d 10 ns 2 np 5 Câu 2: Tìm phát biểu sai A. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa B. Khuynh hướng chung của các halogen là nhận thêm 1e vào lớp ngoài cùng C. Trong hợp chất, tất cả các nguyên tố halogen đều có số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7 D. Liên kết giữa các nguyên tử halogen là kiên kết cộng hóa trị không phân cực Câu 3: Nhận xét không đúng về tính chất vật lí của đơn chất halogen A. Flo là chất khí lục nhạt B. Brom là chất lỏng, đỏ nâu C. Iot là chất rắn, đen tím D. Các đơn chất halogen chỉ có clo là rất độc Câu 4: So sánh về tính oxi hóa của hagen là đúng A. F 2 >Cl 2 >Br 2 >I 2 B. I 2 >Br 2 >Cl 2 >F 2 C. Br 2 >Cl 2 >I 2 >F 2 D. Cl 2 > I 2 >F 2 >Br 2 1.2. Clo - Tính chất hóa học của clo - Những phản ứng thể hiện clo vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử - Hiện tượng khi cho quỳ tím tẩm nước vào bình đựng khí clo Câu 5: Trong phản ứng nào sau đây, Cl 2 vừa đóng vai trò là chất khử, vừa đóng vai trò là chất oxi hóa A. Cl 2 + 2Na > 2NaCl B. Cl 2 + H 2 > 2HCl C. Cl 2 + Cu > CuCl 2 D. Cl 2 + 2NaOH > NaCl + NaClO + H 2 O Câu 6: Hiện tượng nào sau đây khi cho quỳ tím ẩm vào bình đựng khí clo A. quỳ tím hoá đỏ B. quỳ tím hoá xanh C. lúc đầu hoá đỏ, sau đó mất màu D. không hiên tượng Câu 7: Phản ứng nào sau đây không đúng A. Fe + Cl 2 > FeCl 2 B. Cl 2 + H 2 > 2HCl C. Cl 2 + H 2 O < > HCl + HClO D. Cl 2 + Cu > CuCl 2 Câu 8: Để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm ta dùng A. MnO 2 + HCl đặc, đun nóng B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn C. Điện phân dd NaCl không màng ngăn D. Nhiệt phân NaClO 1.3. HCl - Tính chất hóa học đặc trưng của HCl : Tính axit và tính khử mạnh Câu 9: Dãy chất nào sau đây đều không phản ứng với axit HCl A. Cu, NaNO 3 , Ca(OH) 2 B. Ag, FeO, AgNO 3 C. Cu, Ag, NaNO 3 D. Ag, NaNO 3 , AgNO 3 Câu 10: Cho các chất sau: Cu, CuO, Cu(OH) 2 , Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , AgNO 3 . Số chất tác dụng với axit HCl A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng minh HCl có tính khử mạnh A. HCl + NaOH > NaCl + H 2 O B. 2HCl + CaCO 3 > CaCl 2 + CO 2 + H 2 O C. 2HCl + Fe > FeCl 2 + H 2 D. 2HCl đặc + MnO 2 > MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O Câu 12: Phản ứng nào sau đây không đúng A. 3Fe + 3Cl 2 > 3FeCl 3 B. 2Ag + 2HCl > 2AgCl + H 2 C. HCl + Cu(OH) 2 > CuCl 2 + H 2 O D. 2HCl + Na 2 SO 3 > 2NaCl + SO 2 + H 2 O Câu 13: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit A. HF < HCl < HBr < HI B. HI < HBr < HCl < HF C. HCl < HBr < HF < HI D. HCl < HBr < HI < HF Câu 14: Cho các phát biểu sau 1. Cho quỳ tím ẩm vào bình đựng khí HCl, quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu 2. Cu đun nóng bốc cháy trong bình khí Clo 3. Khí HCl tan tốt trong nước vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học 4. Zn tan trong dung dịch HCl, có hiện tượng sủi bọt khí Phát biểu đúng là A. 1, 3 B. 2, 3 C, 3, 4 D. 2,4 1.4. Hợp chất có oxi của Clo - Thành phần, tính chất hóa học, điều chế nước javel, clorua vôi Câu 15: Nước Javel có tính oxi hóa và tẩy màu là do A. Có NaCl B. Cl +1 trong NaClO có tính oxh mạnh C. Có clo trong dung dịch D. Hỗn hợp NaCl và NaClO có tính tẩy màu Câu 16: Dùng phản ứng nào để điều chế clorua vôi A. Cl 2 + NaOH B. Cl 2 + Ca(OH) 2 C. CO 2 + Ca(OH) 2 D. CaO + H 2 O Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng A. Nước javel và Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh B. Điện phân dung dịch NaOH có màng ngăn ta thu được nước javen C. Clorua vôi CaOCl 2 là muối hỗn tạp D. Số oxi hóa của Cl trong CaOCl 2 là -1 và +1 1.5. Flo- Brom –Iot Câu 18 : Axit nào không được đựng trong lọ thủy tinh A. HCl B. HF C. HBr D. HI Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng A. Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất B. Trong phản ứng với nước, Flo vừa thể hiện tính oxh, vừa thể hiện tính khử C. Flo oxi hóa H 2 trong bóng tối D. Flo oxi hóa tất cả các kim loại thành muối florua Câu 20: Phản ứng hóa học nào chứng minh clo có tính oxh mạnh hơn brom A. Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O B. Br 2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H 2 O C. Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2 D. Br 2 + NaI → NaBr + I 2 Câu 21: Phản ứng nào sau đây viết sai A. F 2 + H 2 O > HF + O 2 B. Cl 2 + H 2 O > HCl +HCl B. Br 2 + H 2 O > HBrO + HBr D. I 2 + H 2 O > HIO + HI Câu 22: Để khử độc khí Cl 2 , hoặc Br 2 sau những thí nghiệm, người ta thường dùng hóa chất nào sau đây A. nước B. nước vôi trong C. dung dịch HCl D. dung dịch AgNO 3 Câu 23: Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch nào sau đây sẽ không có phản ứng A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng A. Mức độ phản ứng với H 2 của halogen giảm dần từ F 2 đến I 2 B. Clo thể oxi hóa muối bromua C. Brom có thể oxi hóa muối iotua thành iot D. Tính axit giảm dần : HCl> HBr > HI Câu 25: Cho 1 gam HBr tác dụng với dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím và dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu A. đỏ B. không đổi màu C. xanh D. không xác định được Câu 26: Hiện tượng thu được khi dẫn khí Clo qua dung dịch KI có tẩm hồ tinh bột A. dung dịch có màu vàng B. có kết tủa vàng nâu c. dung dịch có màu xanh tím D. dung dịch không đổi màu 1.6 . Những bài tập liên quan Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bởi dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí (đkc). Giá trị của V là A. 5,4 B. 2,7 C. 4,05 D. 8,1 Câu 28: Sục 8,96 lít khí Clo vào dung dịch NaBr dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng của Brom thu được là ( M Br = 80) A. 32 gam B. 64 gam C. 48 gam D. 16 gam Câu 29: Cho 20,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,2 lit khí H 2 ở đkc và dung dịch chứa hai muối. Cô cạn dung dịch muối thì khối lượng muối clorua thu được là A. 55,7 gam B. 38,6 gam C. 12, 4 gam D. 17.9 gam Câu 30: Cho 100 nl dung dịch NaCl 1M vào 100 ml dung dịch AgNO 3 0,5 M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được (M Ag = 108, M Cl = 35,5) A. 14,35 gam B. 24,67 gam C. 2,87 gam D. 7,175 gam Câu 31: Trung hòa 100 ml dung dịch HCl 0,2 M thì cần vùa đủ V ml dung dịch NaOH 0,4 M. Giá trị của V là : A. 50 ml B. 500 ml C. 5 ml D. 0,5 ml Phần 2: Chương 6 :Nhóm Oxi – Lưu huỳnh 2.1. Oxi – Ozon - Tính chất hóa học đặc trưng của Oxi, Ozon - So sánh tính oxi hóa của oxi và zon. Phản ứng chứng minh Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều không tác dụng với oxi A. Cu, S, Cl 2 B. Ag, Au, Cl 2 C. Cu, C, C 2 H 5 OH D. Fe, S, C Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng A. oxi và ozon có tính oxi hóa mạnh B. Oxi và Ozon là dạng thù hình của nguyên tố oxi C. Oxi và Ozon đều tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường D. Tính oxi hóa của Ozon mạnh hơn oxi 2.2. lưu huỳnh Câu 3 . Trong phản ứng nào sau đây , S thể hiện tính oxi hóa A. S + H 2 SO 4 đặc > SO 2 + H 2 O B. S + H 2 > H 2 S C. S + Fe > FeS D. S + O 2 > SO 2 Câu 4: Cho các phản ứng sau (1) S + H 2 > H 2 S (2) S + Cu > CuS (3) S + F 2 > SF 6 (4) S + O 2 > SO 2 (5) S + H 2 SO 4 đặc > SO 2 + H 2 O Có bao nhiêu phản ứng S thể hiện tính khử: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng A. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử B. Oxi có tính oxi hóa mạnh C. Oxi và S thuộc nhóm VI A D. Tính oxi hóa của S mạnh hơn oxi 2.3. Hidro sunfua H 2 S - Tính chất hóa học đặc trưng của H 2 S Câu 6: Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử mạnh của H 2 S A. 3H 2 S + 3O 2 dư > 3H 2 O + 3SO 2 B. 3H 2 S + SO 2 > 3S + 3H 2 O C. H 2 S + 4Cl 2 + 4H 2 O > H 2 SO 4 + 8HCl D. H 2 S + 2NaOH > Na 2 S + 3H 2 O Câu 7: Phát biểu nào sau đây Không Đúng về H 2 S A. Là chất khí không màu, mùi trứng thối B. H 2 S thể hiện tính khử mạnh C. Số oxi hóa của S trong H 2 S là -2 D. H 2 S tác dụng với CuSO 4 thu được kết tủa vàng 2.4. Lưu huỳnh đioxit SO 2 và Lưu huỳnh trioxit SO 3 - Tính chất hóa học của SO 2 - Tính chất hóa học của SO 3 Câu 8: SO 2 tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa mạnh A. dd Br 2 B. khí O 2 (t 0 cao, xt V 2 O 5 ) C. dd H 2 S D. dd NaOH Câu 9: Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO 2 A. SO 2 + Cl 2 + 4H 2 O > 4HCl + H 2 SO 4 B. SO 2 + 2NaOH > Na 2 SO 3 + H 2 O C. SO 2 + 3H 2 S > 3S + 2H 2 O D. SO 2 + Na 2 O > Na 2 SO 3 Câu 10: Phát biểu nào sau đây Đúng A. Khí SO 2 có mùi trứng thối, rất độc B. Khí SO 2 chỉ có tính oxi hóa C. SO 2 tác dụng với dd NaOH chỉ thu được NaHSO 3 D. Khí SO 2 làm phai màu dung dịch nước brom Câu 11: Để điều chế SO 2 trong công nghiệp ta dùng nguyên liệu nào sau đây A. quăng piric sắt (FeS 2 ) B. Lưu huỳnh C. Na 2 SO 3 và H 2 SO 4 D. A và B Câu 12: SO 3 tác dụng với chất nào sau đây thể tính oxit axit A. dd KI B. dd NaOH C. dd NaCl D. O 2 2.5. Axit sunfric H 2 SO 4 Câu 13: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng A. NaOH, Ag, BaCl 2 B. Fe 2 O 3 , Cu(OH) 2 , NaCl C. CuO, Au, Ag D. BaCl 2 , Zn, CuO Câu 14: Cho các chất sau: Cu, CaCO 3 , S, H 2 S, NaCl, Au. Có bao nhiêu chất tác dụng với H 2 SO 4 đặc A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 15: Phản ứng nào sau đây sai A. Cu + 2H 2 SO 4 đ, nóng > CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O B.S + 2H 2 SO 4 đ, nóng > 3SO 2 + 2H 2 O C. 2Fe + 3H 2 SO 4 đ, nóng > Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 D. C + 2H 2 SO 4 đ > CO 2 + 2SO 2 + 2H 2 O Câu 16: Phát biểu nào sau đây Đúng A. H 2 SO 4 đặc có tính khử mạnh và tính háo nước B. Al, Fe bị thụ động trong H 2 SO 4 đặc nóng C. Cu, Ag tan trong H 2 SO 4 đặc nóng thu được khí SO 2 D. H 2 SO 4 đặc có thể làm khô khí H 2 S ẩm Câu 17: Để phân biệt dd H 2 SO 4 và dd Na 2 SO 4 ta dùng hóa chất nào sau đây A. dd BaCl 2 B. dd Pb(NO 3 ) 2 C. dd AgNO D. quỳ tím Câu 18: Phân biệt các dung dịch sau: NaCl, NaNO 3 , Na 2 SO 4 ta dùng lần lượt các thuốc thử A. dd AgNO 3 , dd BaCl 2 B. dd H 2 SO 4 , dd BaCl 2 C. dd BaCl 2 , dd AgNO 3 D. dd BaCl 2 , dd H 2 SO 4 2.6. Bài tập liên quan Câu 19: Cho 16 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thu được 2,24 lit khí H 2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 13,5 B. 5,6 C. 10,4 D. 12,3 Câu 20: Nung 8,4 gam Fe và 3,2 gam S. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn có khối lượng là A. 11,6 g B. 8,8 g C. 8,4g D. 10,2 g Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 8,32 gam Cu trong H 2 SO 4 đặc thì thu được V lít khí SO 2 (đkc). Giá trị của V là A. 4,48 lit B. 2,24 lít C. 3,36 lit D. 8,96 lit Câu 22: Từ 48 tấn lưu huỳnh có thể sản xuất được bao nhiêu tấn H 2 SO 4 . Biết hiệu suất phản ứng là 75%. A. 147, 45 tấn B. 110,25 tấn C. 132, 25 tấn D. 122,34 tấn Câu 23: Sục khí 3,36 lit khí SO 2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M.Khối lượng muối thu được sau phản ứng A. 19,8 gam B. 12,4 gam C. 18,9 gam D. 14,2 gam 2.7. Trắc nghiệm tổng hợp Câu 24: Hai khí nào sau đây có thể cùng tồn tại với nhau ở nhiệt độ thường A. H 2 và F 2 B. SO 2 và H 2 S C. O 2 và Cl 2 D. H 2 S và Cl 2 Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng A. Sục khí H 2 S vào dd CuSO 4 thu được kết tủa đen B. Sục khí SO 2 và dd H 2 S thu được kết tủa vàng C. Sục khí O 3 và dd KI tẩm hồ tinh bột thu được dd xanh tím D. Sục khí SO 2 và dd Br 2 thu được kết tủa đỏ nâu Câu 26: Phát biểu nào sau đúng A. Nhận biết muối sunfat ta dùng dd BaCl 2 C. Nhận biết khí SO 2 ta dùng dd nước Brom B. Nhận biết muối clorua ta dùng dd AgNO 3 D. Nhận biết khí O 2 ta dùng dd KI lẫn hồ tinh bột Câu 27: Dãy các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử A. S,O 2 , Cl 2 B. SO 2 , Cl 2 , H 2 SO 4 đặc C. S, SO 2 , Cl 2 D. SO 2 , SO 3 , Cl 2 Câu 28: Cho các chất khí : O 2 , H 2 S, SO 2 , Cl 2 , F 2 , N 2 ,. Có bao nhiêu chất khí độc, gây ô nhiễm môi trường không khí A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 29: Cho KI + H 2 SO 4 đăc > K 2 SO 4 + I 2 + SO 2 + H 2 O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 30: Cho Fe + H 2 SO 4 đặc > Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 15 B. 18 C. 19 D. 20 Phần 3: Chương 7: Tốc độ phản ứng và Cân bằng hóa học Câu 1: Tốc độ pư phụ thuộc vào các yếu tố A. Nhiệt độ, chất xúc tác C. diện tích bề mặt tiếp xúc B. Nồng độ, áp suất D. Cả A, B, C Câu 2: Phát biểu nào sau đây Không đúng A. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng B. Khi tăng nồng độ các chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng C. Diện tích tiếp xúc của chất phản ứng càng nhỏ thì tốc độ phản ứng sẽ nhanh lên D. Chất xúc tác là những chất làm tăng tốc độ phản ứng Câu 3: Cho Zn viên tác dụng với dd H 2 SO 4 5M ở t o 25 o C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu thay dd H 2 SO 4 5M bằng dd H 2 SO 4 2M A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm Câu 4: Cho 6 gam Zn viên tác dụng với dd H 2 SO 4 5M ở t o 25 o C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu dùng 6 gam Zn bột A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm Câu 5: Trong thực tế sản xuất xi măng người ta phải nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng A. nhiệt độ B. nồng độ C. diện tích tiếp xúc D. xúc tác . + 2H 2 SO 4 đ, nóng > CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O B.S + 2H 2 SO 4 đ, nóng > 3SO 2 + 2H 2 O C. 2Fe + 3H 2 SO 4 đ, nóng > Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 D. C + 2H 2 SO 4 đ > CO 2 + 2SO 2 . oxi hóa của hagen là đúng A. F 2 >Cl 2 >Br 2 >I 2 B. I 2 >Br 2 >Cl 2 >F 2 C. Br 2 >Cl 2 >I 2 >F 2 D. Cl 2 > I 2 >F 2 >Br 2 1 .2. Clo - Tính chất hóa học của. H 2 O B. 2HCl + CaCO 3 > CaCl 2 + CO 2 + H 2 O C. 2HCl + Fe > FeCl 2 + H 2 D. 2HCl đặc + MnO 2 > MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O Câu 12: Phản ứng nào sau đây không đúng A. 3Fe + 3Cl 2

Ngày đăng: 07/06/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan