1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGỮ VĂN 9-1-ĐẮC LẮC

13 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

A/ PHẦN MỞ ĐẦU: Lý do chọn đề tài: Làm nghề dạy học, ai cũng muốn “sản phẩm” của mình đạt chất lượng cao, ai cũng muốn có học sinh giỏi, đặc biệt là với những người tâm huyết nghề nghiệp, họ luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được những mong muốn đó. Tuy nhiên, muốn có được như thế thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía (kể cả người học, người dạy, và phụ huynh) chứ không chỉ phía người dạy, do đó mong muốn chính đáng của người thầy giáo không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chủ quan mà thành hiện thực được (và giáo viên văn cũng không phải là ngoại lệ, đó là chưa nói đến để có được học sinh giỏi văn còn có nhiều cái khó hơn các môn khác). Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do phụ huynh không muốn cho con đi học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề; học sinh thì không có hứng thú vì không tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn văn thường điểm không cao (vì giáo viên chỉ hay cho thang điểm 5-6-7, hiếm khi được điểm 8 điểm 9 cho dù học sinh đã có những cố gắng). Còn người dạy thì cứng nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh, (vì em nào viết văn phải theo như đáp án mới cao điểm). Vì thế tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài, tôi chỉ dám đề cập đến vấn đề hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn. B/PHẦN NỘI DUNG 1/ Thực trạng: Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học văn nên thường học qua loa, đối phó, không nắm được các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ tác phẩm đó của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? thậm chí nếu văn tác phẩm là thơ thì cũng không thèm học thuộc (cho dù những bài thơ thật hay). Những nét khái quát của tác phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết nghèo ý; văn viết khô khan, trần trụi; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp 1 tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động.Thực trạng này đã được nhiều người tâm huyết với nghề trao đổi trên diễn đàn của báo Giáo dục & Thời đại, và lý do đưa ra cũng khá phong phú, đa dạng, song tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau: 2/ Nguyên nhân -Người dạy văn chưa truyền được cái hay của tác phẩm văn chương sang cho người học (kể cả cách cảm thụ cũng như kỹ năng viết những câu văn giàu hình tượng) -Chưa trang bị những kiến thức cơ bản về các thể loại văn học cho học sinh nên phần lớn học sinh hiểu trong văn học cũng như ngoài đời, do đó dẫn đến tình trạng khi làm văn “thấy sao viết vậy” ( nhất là trong văn miêu tả và văn tường thuật) mà thiếu đi sự chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”. -Chưa phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viêt nên khi viết văn vẫn dùng từ như ngôn ngữ nói. -Một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi chấm, trả bài nên học sinh không nhận ra thiếu sót để sửa chữa cho những bài sau (thậm chí đọc bài hờì hợt, không phát hiện ra những tứ văn mới, những sáng tạo (dù nhỏ) của học sinh, do đó không có sự khuyến khích kịp thời (và đó cũng là lý do làm thui chột lòng ham thích học văn của các em). Tất cả những lý do trên đây đã “góp phần không nhỏ” vào việc làm cho học sinh thích học văn ngày càng ít đi, vì thế mà trong một khoá học có hàng trăm em, nhưng để chọn 3-5 em đi bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì đúng là “nhân tài như lá mùa thu” (đó là chưa kể có em giỏi văn nhưng lại muốn đi học bồi dưỡng kiến thức cho những môn “thời thượng” hơn) cho nên để có học sinh giỏi văn thật khó lắm thay! Từ thực tế trên, qua những việc đã làm của bản thân, tôi muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi để ngày càng có nhiều học sinh “chịu” học văn hơn, do đó , tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian qua như sau: 3/ Hướng giải quyết Trình tự các bước từ khâu chọn học sinh đi bồi dưỡng đến việc hướng dẫn cách cảm thụ và rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết văn như sau: - Bước 1: Phát hiện những học sinh có khả năng cảm thụ văn học: 2 Qua một thời gian dạy, sau những bài kiểm tra và bài viết, em nào có cách diễn đạt linh hoạt, không viết lại những nội dung mà giáo viên đã cho ghi khi học, không theo khuôn mẫu nào thì giáo viên nên khuyến khích, động viên (có thể cho điểm cao, mặc dù bài viết chưa xứng đáng như thế) để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu, cách cảm của mình, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong học sinh. Mà muốn cho học sinh biết cảm thụ thì trước hết người dạy phải đem được cái hay của văn chương đến cho người học, giúp cho học sinh kỹ năng cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm qua những biện pháp tu từ mà tác giả đã dụng công sử dụng.(lưu ý là những em đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và các bài làm văn không đồng nhất với những em ta sẽ chọn đi bồi dưỡng văn. Vì điểm cao là chỉ mới biểu hiện của việc nắm được kiến thức và đạt chuẩn theo đáp án chứ chưa hẳn là biết cảm thụ) Khi chọn nên lấy rộng hơn một chút để tránh bỏ sót. Sau khi đã bồi dưỡng một thời gian,giáo viên đã phần nào biết được sức học của các em; biết được em nào nhạy cảm, tinh tế trong cách hiểu, cách cảm thì có thể tổ chức thi đợt 1 để loại dần (để dành thời gian tập trung cho việc bồi dưỡng những em còn lại) Thường, những em học giỏi là những em luôn khát khao bay vào thế giới tri thức, ham hiểu biết, muốn khám phá và đó cũng chính là những em biết thưởng thức cái đẹp, có tâm hồn trong sáng, lãng mạn nên bài viết thường đậm chất nhân văn, vì thế sau khi được tiếp xúc với những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, thấm đẫm tinh thần nhân đạo thì các em đã phần nào cảm thụ được cái hay của tác phẩm, chỉ cần giáo viên hướng dẫn các em cách tiếp cận, cách khai thác là các em có thể chiếm lĩnh tác phẩm(ở đây chỉ bàn về việc tiếp cận các tác phẩm là thơ). -Bước 2: Giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm: Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả. Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? 3 Ví dụ, khi miêu tả cái buồn, muốn làm cho người đọc thấy được cái buồn đang từng ngày từng giờ gặm nhắm tâm hồn con người, làm cho người ta có cảm giác thời gian trôi đi chậm chạp, dài lê thê thì Nguyễn Du viết : “Sầu đong càng lắc, càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. Nhưng nếu tâm trạng vui thì thường chúng ta lại thấy nó trôi qua rất nhanh, cho nên mới có cảm giác “Ngày xuân ngắn chẳng tày gang” là vì vậy. Hoặc khi đọc “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến, ta không thấy câu từ nào miêu tả nỗi buồn của tác giả nhưng đọc cả bài thơ lên ta lại cảm nhận được nỗi buồn man mác đang bàng bạc khắp cỏ cây mây nước, như trùm lấy không gian tĩnh lặng của làng quê nơi tác giả đang ngồi câu cá bởi cái vần “eo”(nước trong veo,bé tẻo teo, khẽ đưa vèo) cùng với cách gieo vần độc đáo trong khuôn khổ của một bài thất ngôn bát cú Đường luật. Và với cảnh đó, tình đó; phần nào giúp ta thấy được thế sự của đất nước mình hồi bấy giờ. Một ví dụ khác: trong “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, để khắc hoạ đậm nét thời tàn tạ của Nho học (khi mà xu hướng Tây học đang dần dần lấn át xu hướng Hán học), tác giả chỉ cần sử dụng một lát cắt của cuộc sống qua hình ảnh ông đồ cùng “mực tàu, giấy đỏ” vào những ngày tết đến xuân về, nhưng ở những khổ thơ khác nhau thì ông đồ cũng hiện lên khác nhau. Người đọc sẽ nhận thấy thời hoàng kim của ông đồ khi mà “bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài/ hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay” và cũng dễ dàng nhận ra cái thời huy hoàng đó đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự tàn lụi (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay) qua hình ảnh “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” cùng với sự thời ơ, vô cảm của dòng người đang hối hả đi sắm tết (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay.) Tóm lại: giữa “cảnh” và “tình” có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau,cho nên qua “cảnh” ta có thể hiểu “tình” và ngược lại qua “tình” ta cũng có thể hiểu “cảnh” để từ đó có định hướng hiểu đúng tác phẩm. 4 - Bước 3: Yêu cầu học sinh nắm chắc tiểu sử tóm tắt của các tác giả và cung cấp một số kiến thức lịch sử liên quan để có cơ sở hiểu đúng tác phẩm: Nếu không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác thì khi phân tích dễ có sự lệch lạc, không hiểu đúng tác phẩm và nhất là không có kiến thức để viết phần mở bài (nếu không nhớ năm sinh –năm mất thì cũng phải nhớ được thời đại tác giả sống). Còn nếú không nắm được các mốc lịch sử thì sẽ không có cơ sở để hiểu một số tác phẩm. Ví dụ: nếu không biết năm 1954,nước ta tạm thời chia làm hai miền bằng giới tuyến quân sự tạm thời ở sông Bến Hải thì sẽ không hiểu được những câu thơ trong bài ta đi tới của Tố Hữu : Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một Cụ Hồ Lòng ta chung một thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam. Hoặc không nắm được nhân dân ta phải trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ từ 1946-1954 thì cũng không hiểu tại sao lại có “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” và cũng không hiểu đầy đủ “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt/ máu trộn bùn non gan không núng chí không mòn” của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử. *Đối với các tác giả: tương tự như vậy, nếu ta không hiểu về quá trình hoạt động; về thời đại tác giả sống; về phong cách, thể loại viết; về những đóng góp cho nền văn học nước nhà thì cũng hạn chế đến việc hiểu đúng tác phẩm. Ví dụ: nếu như Tố Hữu là người sớm bắt gặp lý tưởng Đảng,, sớm đi theo cách mạng thì Chế Lan Viên lại phải mất một thời gian để “tìm đường, nhận đường” cho nên khi đến với cách mạng, khi được trở về với vòng tay dang rộng của nhân dân đã phải thốt lên: Con lại gặp nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa Hoặc cái ngông của nhà thơ Tản Đà lại được thể hiện qua: Trời sinh ra bác Tản Đà 5 Quê hương thì có cửa nhà thì không Suốt đời Nam-Bắc-Tây-Đông Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly. Tóm lại, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng tác phẩm thì việc hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử là điều không thể thiếu. - Bước 4: Cho học sinh tiếp cận với những bài thơ, đoạn thơ hay: Mục đích của việc này là tạo hứng thú và niềm đam mê học văn cho các em ( giáo viên nên phân tích và chỉ cho học sinh thấy cái hay của những bài đó). Đặt ra cho học sinh câu hỏi: Bài thơ hay là do đâu?, những hình ảnh, những câu từ nào đã góp phần làm nổi bật cái hay ? Nhờ biện pháp tu từ nào mà họ làm cho ta thấy được cái hay của bài thơ, đoạn thơ đó v.v. Muốn thế, khi tiếp cận đoạn thơ, ta hãy chú ý đến : màu sắc, hình khối, đường nét, âm thanh mà tác giả đã sử dụng. Gọi tên được các biện pháp tu từ và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ đó, đồng thời chú ý đến nhịp thơ: cách ngắt nghỉ, nhịp thơ dài hay ngắn; cách dung các từ láy (từ láy tượng hình hay tượng thanh) v.v. Ví dụ: Ta sẽ có cảm giác một không gian bát ngát,trải ra mênh mông trước mắt người đọc bởi những thanh bằng, cùng với vần “an” trong hai câu thơ của Tố Hữu: “Em ơi! Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn” Nhưng lại có cảm giác éo le trắc trở của số phận một con người cũng như cảm giác gập ghềnh, quanh co khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác của con đường đời khi ta bắt gặp những câu thơ: “tài cao phận thấp chí khí uất” hoặc “ Vó câu khấp khểnh ngựa xe gập ghềnh”. Hoặc người đọc sẽ có cảm giác tự tin, thong dong khi “ta đi giữa ban ngày/Trên đường cái ung dung ta bước” đồng thời cũng thấy được khí thế cuồn cuộn như thác đổ triêu dâng của bộ đội ta qua nhịp thơ dồn dập: “Ta đi tới trên đường ta bước tiếp/ Rắn như thép, vững như đồng/ đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp/ cao như núi dài như sông/ chí ta lớn như biển đông trước mặt” như ở trong bài Ta đi tới của Tố Hữu Tương tự thế, hình tượng mang tính đặc tả, có sức gợi và gây ám ảnh lớn cho người đọc như thơ của Nguyễn Ngọc Hưng nhờ từ “gầy”, từ “ốm” khi miêu tả hạt lúa, củ 6 khoai của một miền quê có thời tiết khắc nghiệt bởi “ Mùa đông trời buốt giá, mùa hạ nắng cháy da” của miền trung - quê hương ông- nơi cái đòn gánh ,gánh hai đầu đất nước: “ Quê tôi hạt thóc đã gầy Củ khoai cũng ốm, chưa đầy bát cơm” Đọc lên, ta như thấy thấp thoáng bóng dáng vất vả của người nông dân với “chân đất, nón cời”; với “bóng cha lam lũ đi mở những đường cày”; với người mẹ “phơi lưng cả ngày” dưới cái nắng như nung của miền trung khô cằn; với “bão tháng bảy” với “mưa tháng ba” Và cũng vì thế mà giúp ta liên trưởng đến câu thơ của Nguyễn Bùi Vợi để từ đó mà biết nâng niu trân trọng những dé lúa, những củ khoai mà người nông dân đã phải một nắng hai sương mới làm ra: “Thầy đã giảng cho con về đất nước, nhân dân Để khi mặc lành không quên người áo vá Bưng bát cơm nhớ người trồng khoai, dỡ củ. Câu ca dao đau đáu một đời”. Và “câu ca dao đau đáu một đời” đó phải chăng là lời nhắc nhở: “ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đứng cay muôn phần! mà ông cha ta từng đúc kết? Ta biết “Trong thơ có hoạ” nên cách miêu tả màu sắc, âm thanh, đường nét, hình khối cũng góp phần làm nên hình tượng thơ thật đặc sắc. Thử đọc khổ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Ta như thấy trước mắt ta là một bức tranh của mùa xuân xứ Huế với hoa nở, chim hót, sông xanh, trời rộng cùng với những “giọt âm thanh long lanh” của con chim chiền chiện đang chao liệng trên bầu trời thanh bình, yên ả. Vẻ đẹp nao lòng đó chính là lời 7 mời gọi tha thiết của những người con xứ Huế dành cho những ai chưa một đặt chân đến mảnh đất thơ mộng này. Còn đây là tác dụng của cách miêu tả màu sắc (màu xanh). Ta sẽ thấy các gam xanh khác nhau của núi, của sông, của đồng, của biển đủ để tác giả thốt lên “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ!” qua những câu thơ sau đây của Tố Hữu: “Tôi lại nhìn như ánh măt trẻ thơ, Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, Xanh trời, xanh cả những ước mơ ” Đọc lên ta thấy bát ngát một màu xanh huyền thoại, làm toát lên vẻ đẹp diệu kỳ của quê hương xứ sở với các gam xanh khác nhau đó là: Màu xanh đằm thắm của quê hương Màu xanh trong lành của sông núi Màu xanh thăm thẳm của hồn người Màu xanh khí phách của lịch sử Màu xanh ấm áp của ruộng đồng Màu xanh yên lành của không gian Màu xanh bát ngát của biển cả Màu xanh vời vợi của bầu trời Màu xanh hy vọng của ước mơ Màu xanh bình yên, Màu xanh giải phóng Ngoài ra, giáo viên cần gợi cho học sinh biết liên tưởng: nếu có óc liên tưởng sẽ dễ dàng giúp ta biết “huy động” những kiến thức mà ta đã có để vận dụng vào việc phân tích & chứng minh cho vấn đề mình vừa phân tích Ví dụ sau khi đã học “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng thì chỉ cần đọc “ Những đứa trẻ” của Mác Xim Goor Ki là chúng ta nghĩ ngay đến điểm chung của hai nhân vật- hai con người có số phận giống nhau khi tuổi thơ, rồi lại tương đồng nhau khi trưởng thành ( Là những nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà) 8 Hoặc khi học đến bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thì ta sẽ nghĩ ngay đến chùm thơ trong tù ( của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng). Đặc biệt với hình ảnh “Ta nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi/ Ngột làm sao chết uất thôi/ Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”, thì ta lại nghĩ đến hình ảnh “Đốt cho tiêu kiếp tù đày/ Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng/ Có về không, có về không?/ Bước mau, mau bước non sông đợi chờ” của Sóng Hồng. Cũng nhờ sự liên tưởng, giúp ta thấy được điểm chung của những người tù cách mạng ở đây là muốn được ra tù để trở lại hoạt động cách mạng (khác với việc mong muốn được ra tù của những người bình thường khác (vì “Nhất nhật ngục trung-thiên thu tại ngoại”), mặc dù họ đã biết “ Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa” nhưng họ vẫn sẵn sàng đi theo cách mạng và nếu phải hy sinh thì họ vẫn:“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng/ Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng/ Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành/ Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh/ Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng” (Tố Hữu – Trăng trối) Trong sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta, biết bao thế hệ đã nối tiếp nhau để ra trận, để diễn tả ý này thì mỗi nhà thơ cũng có một cách nói thể hiện sự độc đáo của riêng mình, nếu như Hoàng Trung Thông là : “Tôi lại viết bài thơ trên báng súng. Con đứng lên viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” Thì Trinh Đường lại: “Cha còn đeo quân hàm Con đã ra nhập ngũ Một hòn đá Trường Sơn Cha- con cùng gối ngủ” Hoặc: “Xưa tiễn chồng cứu nước rười rượi tóc xanh Giờ lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc” Hay: “Mười năm trước mẹ tiễn anh con Có giống hôm nay vằng vặc nửa trăng tròn?” 9 Tương tự như thế, trong ngữ văn 9, ở “Viếng lăng Bác”- khổ cuối, tác giả thể hiện ước nguyện sống có ích và sự cống hiến. hình ảnh này lại giúp ta liên tưởng đến khát vọng của Thanh Hải trong “ Mùa xuân nho nhỏ” (một mùa xuân nho nhỏ/lặng lẽ dâng cho đời/ dù là tuổi hai mươi/ dù là khi tóc bạc). Còn Nguyễn Cảnh Nhạc lại ước: “Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi”. Tóm lại: Sự độc đáo của liên tưởng sẽ giúp nhiều cho ta trong việc khơi gợi trí nhớ; vì thế, nếu có óc liên tưởng thì bài viết ý sẽ phong phú, minh chứng sẽ xác đáng, diễn đạt sẽ linh hoạt, cho nên giúp ích rất nhiều cho việc viết văn. - Bước 6: Rèn kỹ năng viết những câu văn giàu hình tượng Ta biết rằng, những câu văn hay không nhiều và cũng không dễ có, mà nó được chưng cất, được thanh lọc và được viết ra từ gan ruột của họ mà có khi ta phải dạy, phải rèn cả mấy tháng trời, cả một quá trình, may ra mới có được. Để giúp học sinh biết viết câu văn giàu hình tượng, trước hết tôi thường cho học sinh nhận xét được sự khác nhau giữa hai câu văn có cùng một ý nhưng cách diễn đạt khác nhau. Ví dụ: 1a:-Vụ tai nạn gây chết người trên đường Láng- Hoà Lạc do lái xe Đỗ Hồng Quân gây ra đã bị những nhà chức trách làm sai lệch sự thật 1b/ Vụ tai nạn gây chết người trên đường Láng- Hoà Lạc do lái xe Đỗ Hồng Quân gây ra đã bị người điều tra bẻ cong ngòi bút. 2a) Mỹ gây chiến tranh ở I Rắc bị thế giới lên án nhưng chúng vẫn cứ làm ngơ không chịu rút quân 2b) Mỹ gây chiến tranh ở I Rắc bị thế giới lên án nhưng chúng vẫn không đếm xỉa đến búa rìu dư luận. 3a) Chiến dịch Tây nguyên là chiến dịch mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975. 3b) Tây Nguyên là chương đầu của bản anh hùng ca trong khúc khải hoàn mùa xuân 1975. 10 . thể loại văn học cho học sinh nên phần lớn học sinh hiểu trong văn học cũng như ngoài đời, do đó dẫn đến tình trạng khi làm văn “thấy sao viết vậy” ( nhất là trong văn miêu tả và văn tường. sự chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”. -Chưa phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viêt nên khi viết văn vẫn dùng từ như ngôn ngữ nói. -Một số giáo viên. (và giáo viên văn cũng không phải là ngoại lệ, đó là chưa nói đến để có được học sinh giỏi văn còn có nhiều cái khó hơn các môn khác). Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều

Ngày đăng: 07/06/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w