ĐỀ thi khảo sát khối 12 Trường THPT Yên Lạc năm học 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN KHỐI C

10 942 0
ĐỀ thi khảo sát khối 12 Trường THPT Yên Lạc năm học 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN KHỐI C

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ thi khảo sát khối 12 Trường THPT Yên Lạc năm học 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN KHỐI C

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12- KHỐI C (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) A. PHẦN CHUNG( 5 điểm) Câu I: (2điểm) Ý nghĩa của giai điệu “ li la li la li la…” trong bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo? Câu II: (3điểm) “ Chỉ có sự nhẫn nại mới biến lá dâu thành tơ lụa”. Anh, chị hãy viết khoảng 600 từ bàn luận về ý kiến trên? B. PHẦN RIÊNG( 5 điểm): Thí sinh chọn 1 trong 2 câu III.a hoặc III.b. III. a. Chương trình cơ bản: Vẻ đẹp của cái tôi trữ tình qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” _ Hàn Mặc Tử? III. b. Chương trình nâng cao: “ Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân) “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) Anh, chị cảm nhận thế nào chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên? ------------------------- HẾT ------------------------ SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC KỲ THI KSCL THI ĐẠI HỌC – LẦN 5 NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12- KHỐI C (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 Ý nghĩa của giai điệu “ li la li la li la…” trong bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo? - Bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” thể hiện tấm lòng trân trọng của tác giả với Lor-ca - người chiến sĩ- nghệ sĩ chân chính của Tây Ban Nha cũng như của nhân loại tiến bộ. - Giai điệu “ li la li la li la…” là biểu tượng cho tiếng đàn ghi- ta, nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha, đồng hành cùng thiên tài Lor-ca. - Giai điệu “ li la li la li la…” trải dài tác phẩm, láy lại nhiều lần khẳng định sự bất diệt của tiếng đàn cũng như sự trường tồn của tài năng Lor-ca. - Giai điệu “ li la li la li la…” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo, trở thành một trong những tín hiệu thẩm mĩ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của bài thơ. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 “ Chỉ có sự nhẫn nại mới biến lá dâu thành tơ lụa”. Anh, chị hãy viết khoảng 600 từ bàn luận về ý kiến trên? -Giải thích: + nhẫn nại: kiên trì, bền bỉ + lá dâu: vật chất thô sơ + tơ lụa: vật chất tinh túy  Câu nói khẳng định chỉ có sự kiên trì, bền bỉ mới giúp chúng ta đạt được những kết quả tốt đẹp, “biến lá dâu thành tơ lụa” -Chứng minh: + Thành công trong cuộc sống là điều mọi người đều mơ ước. Để thành công cần có nhiều yếu tố, ngoài việc tích lũy kiến thức, nắm bắt cơ hội còn cần rèn luyện nhiều phẩm chất. Trong đó sự nhẫn nại là không thể thiếu. + nhẫn nại trong học tập. + nhẫn nại trong lao động. + nhẫn nại trong cuộc sống. ( Cách nói “chỉ có” về hình thức là sự tuyệt đối hóa vai trò của sự nhẫn nại, kiên trì. Ta nên hiểu đây là cách nói để đề cao vai trò của sự nhẫn nại.Lấy dẫn chứng minh họa) -Bàn luận: Nêu bài học nhận thức và hành động: + Sự nhẫn nại giúp con người biết chờ đợi, biết hi vọng, biết vượt lên những trở ngại trước mắt, làm chủ hoàn cảnh hướng đến những điều tốt đẹp. Trái với nhẫn nại là bồng bột, nóng nảy, dễ dẫn đến sự hồ đồ, cảm 1,0 1,0 1,0 tính, thiếu sáng suốt.(Phân biệt nhẫn nại với ỷ lại là sự lười biếng, trì trệ, lệ thuộc hoàn cảnh.) + Mỗi người phải rèn luyện cho mình sự nhẫn nại trong cuộc sống để đi tới thành công. 3 III. a Chương trình cơ bản:Vẻ đẹp của cái tôi trữ tình qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” _ Hàn Mặc Tử? -Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử được mệnh danh là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhất của phong trào thơ Mới với cái tôi li hợp bất định, yêu đời trong xúc cảm đau thương. Đây thôn Vĩ Dạ tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử. -Thân bài: + Khái quát nội dung, chủ đề bài thơ: Xuất phát từ chủ đề tình yêu, bài thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình yêu đời và đau đời. Ở đây không chỉ là tình yêu nam nữ mà sâu xa hơn, là tình yêu sự sống, yêu cuộc đời giữa vườn trần gian. + Giải thích khái niệm cái tôi trữ tình: Là một thuật ngữ văn học thể hiện xúc cảm chủ quan của người cầm bút trước cuộc sống, con người. * Phân tích : - Cái tôi tha thiết trước cảnh sắc trần gian qua cảm nhận bức tranh thôn Vĩ tươi non mỡ màng với những hình ảnh gần gũi mà đặc trưng ( Cảm nhận khổ 1): nắng hàng cau, vườn ai mướt quá, lá trúc, mặt chữ điền,… Đặc biệt là cách gợi mở tình tứ ở câu thơ mở đầu” Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Có thể hiểu là lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời mọc, hay có khi chỉ là cái cớ để dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật của bài thơ - Cái tôi khát khao gặp gỡ, giao cảm với cuộc đời nhưng luôn mang mặc cảm chia lìa, ly biệt.(Cảm nhận khổ2): + Hai câu đầu: mặc cảm chia lìa trùm lên không gian, trời đất. “Gió theo lối gió mây đường mây”. Nói như Vũ Quần Phương “ Gió đóng khung trong gió, mây cuộn trong mây”, diễn tả nỗi cô đơn tuyệt đối trong lòng người. + Hai câu sau: Khát khao gặp gỡ, giao cảm thể hiện qua câu hỏi khắc khoải: “ Có chở trăng về kịp tối nay?”. => Vượt lên mặc cảm chia li, nhà thơ vẫn không thôi hy vọng, vẫn khao khát đợi chờ. Thể hiện cách yêu đời rất Hàn Mặc Tử - Yêu đời từ phía khổ đau, li tán. - Bắt đầu từ cảm nhận tươi sáng ở khổ 1, đi qua mặc cảm chia lìa ở khổ2, nhà thơ đưa ta đến với cái tôi lưỡng phân ở khổ 3: Vừa khao khát vẻ đẹp của cuộc đời, vừa hoài nghi tình đời nhiều phai bạc: + Có thể đồng nhất “khách đường xa” với “em”, cũng có thể cảm nhận đó là sự hóa thân của tác giả, đều gợi vẻ đẹp mơ màng nhưng cũng xa vời bởi tất cả chỉ là “mơ” + Hai câu kết thể hiện cái tôi hoài nghi trước tình đời, hoài nghi trong niềm khát khao mãnh liệt: Khát khao sự đậm đà của “tình ai” cũng chính là sự đậm đà của tình đời, tình người.( Đặt bài thơ vào hoàn cảnh riêng 0,5 0,25 0,25 1,0 1,0 1,0 của nhà thơ để cảm nhận sâu hơn) - Nghệ thuật: Lạ hóa hình ảnh, ngôn ngữ, câu hỏi tu từ, phép so sánh, ẩn dụ đặc trưng. Sự thống nhất cao độ trong cảm xúc trữ tình gắn kết 3 khổ thơ có vẻ độc lập về hình ảnh nhưng cùng thể hiện một cái tôi cả yêu đời và đau đời đều mãnh liệt. -Kết bài: Bài thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình yêu đời tha thiết. Dù ý thức sâu sắc mặc cảm chia lìa nhưng cái tôi ấy vẫn khát khao được giao hòa, giao cảm. Vượt lên những chán nản, hoài nghi để tận hưởng vẻ đẹp trần gian, vẻ đẹp cuộc sống. Góp phần tô đậm cái tôi thơ Mới nói chung. III.b.Chương trình nâng cao:Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” qua hai đoạn văn: a. Mở bài: Giới thiệu chung. + Kim Lân là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực,gắn liền với đề tài nông thôn và nông dân, với lối viết dung dị, mộc mạc. Một trong những biệt tài của ông là khả năng phân tích tâm lí bậc thầy. Đoạn văn là nét tâm lí tủi buồn của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” trước tình huống con trai “nhặt” được vợ. + Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là một trong những cây bút “tinh anh và tài năng” bậc nhất của nền văn nghệ mới. Tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn cuộc sống đa chiều, giàu trải nghiệm. Đoạn văn là tâm trạng đau khổ của người đàn bà hàng chài khi không thể tiếp tục giấu diếm đứa con về những nỗi bất hạnh trong gia đình. b.Thân bài: + Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Những tác phẩm thành công bao giờ cũng xây dựng được những chi tiết đặc sắc. + Đoạn văn 1: Miêu tả nét tâm trạng tủi buồn, xót xa của cụ Tứ trước tình huống oái oăm khi anh cu Tràng bỗng dưng có vợ. Phần vì tủi cho mình đã không thể cưới vợ cho con như “người ta”, phần vì thương và lo cho con khi cái đói đang đang tràn lên ghê gớm. Những dòng nước mắt hiếm hoi của người mẹ già đã thể hiện xúc động tâm trạng ấy. Giọng điệu chậm rãi kết hợp với thán từ “ Chao ôi” và dấu “…” càng tô đậm sự xót xa. + Đoạn văn 2: Hình ảnh Phác lầm lì và lao vào đánh bố để bênh mẹ đã khiến người đàn bà vô cũng đau khổ. Tấn bi kịch gia đình bấy lâu nay bà cố tình che giấu giờ đã bị phơi bày. Người đàn bà không hề khóc lóc trước những trận đòn của chồng giờ đã “rỏ xuống những dòng nước mắt” vì cảm nhận sâu sắc thương tổn trong tâm hồn đứa con. *Điểm tương đồng: - Nội dung: +Đều là dòng nước mắt của những người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói, khốn khổ. + Đều là “giọt châu của loài người”, thể hiện đức hi sinh và lòng vị tha của người phụ nữ. +Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, sự đồng cảm của nhà văn với 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 những đau khổ của con người, đặc biệt là những đau khổ của người phụ nữ. +Với người đọc, nó góp phần “thanh lọc” tâm hồn con người, thêm trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Chi tiết “dòng nước mắt” cũng là một trong những chi tiết nghệ thuật thường được các nhà văn sử dụng để khắc họa tâm trạng nhân vật.(dẫn chứng) - Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình. *Điểm khác biệt: - Về nội dung: + Dòng nước mắt của cụ Tứ gắn với tình huống anh Tràng “nhặt” được vợ. Nó vừa thể hiện sự ai oán, xót thương cho con trai và con dâu trong nghịch cảnh éo le, vừa là sự tủi phận cho mình đã không thể “dựng vợ gả chồng” cho con như “người ta”. + Dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài “ rỏ xuống” sau khi đứa con đánh bố để bênh vực mẹ, bi kịch gia đình đã bị phơi bày trước một người lạ( Phùng) và đặc biệt là trước đứa con. Bà khóc vì đau đớn và nhục nhã khi không thể tiếp tục che giấu sự bất hạnh của gia đình, nhất là nỗi đau khi cảm nhận được sự tổn thương quá lớn trong tâm hồn Phác. -Về nghệ thuật: + Câu chữ của Kim Lân mộc mạc, giản di, miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật. Thán từ “chao ôi” như tiếng thở dài, dấu “…” gợi ánh nhìn xa xăm, lo âu. + Nguyễn Minh Châu sử dụng hình ảnh so sánh ví von để miêu tả nỗi đau người mẹ. Hình ảnh “viên đạn” và cách nói “ bắn vào”, “xuyên qua” đã miêu tả nỗi đau tinh thần của người mẹ như có hình xác, sinh động. -Lí giải: + Sự giống nhau xuất phát từ tấm lòng của những cây bút lớn, những nhà văn luôn nặng lòng với số phận con người, đặc biệt là những con người “ không có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). + Sự khác biệt xuất phát từ phong cách riêng của mỗi tác giả, cũng như những đặc điểm riêng của từng giai đoạn văn học. c. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật. 0,25 1,0 0,75 0,5 0,25 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC KỲ THI KSCL THI ĐẠI HỌC – LẦN 5 NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12- KHỐI D (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) A. PHẦN CHUNG( 5 điểm): Dành cho tất cả các thí sinh. Câu I: (2điểm) Nhận xét ngắn gọn hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “ Tràng giang” của Huy Cận? Câu II: (3điểm) “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. ( Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”) Anh, chị hãy viết khoảng 600 từ bàn luận về ý kiến trên? B. PHẦN RIÊNG( 5 điểm): Thí sinh chọn 1 trong 2 câu III.a hoặc III.b. Câu III. a Chương trình cơ bản: Vẻ đẹp người Hà Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải? Câu III. b Chương trình nâng cao: Cảm nhận bi kịch của Vũ Như Tô qua đoạn trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” ( Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng) và bi kịch của Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” – Thanh Thảo? --Giám thị không giải thích gì thêm-- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC KỲ THI KSCL THI ĐẠI HỌC – LẦN 5 NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12- KHỐI D (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 Nhận xét ngắn gọn hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “ Tràng giang” của Huy Cận? -“Tràng giang” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng với cái tôi buồn, sầu, ảo não. Bài thơ trước hết là bức tranh thiên nhiên sông dài trời rộng được cảm nhận tinh tế. - Thiên nhiên được cảm nhận trên hai góc độ: mênh mông, vô biên và hoang sơ, hiu quạnh.(dẫn chứng). - Hình ảnh thiên nhiên vừa có sự kế thừa từ thơ ca truyền thống vừa có nét mới mẻ mang tinh thần thời đại( dẫn chứng) - Thiên nhiên được cảm nhận trong sự tương ứng với con người, là tấm áo nghệ thuật qua đó bộc lộ cái tôi tác giả. 0,5 0,5 0,5 0.5 2 “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.( Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”).Anh, chị hãy viết khoảng 600 từ bàn luận về ý kiến trên? 1.Giải thích: - giông tố: Hiện tượng bất thường của tự nhiên, biểu tượng cho những khó khăn tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. - không cúi đầu trước giông tố: không đầu hàng số phận, không gục ngã trước khó khăn. => Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể phải trải qua nhiều khó khăn nhưng chúng ta không được cúi đầu trước khó khăn. 2. Chứng minh: - Khó khăn trong cuộc sống là tất yếu, con người phải vững vàng vượt qua, không được khuất phục.(dẫn chứng) - Với những người có bản lĩnh cứng cỏi, khó khăn còn là môi trường rèn luyện bản lĩnh và ý chí. (dẫn chứng) - Những người run sợ trước khó khăn sẽ không có cơ hội để được tôi luyện, trưởng thành, trở nên yếu đuối, thậm chí hèn nhát. 3. Bàn luận: Nêu bài học nhận thức và hành động. - Câu nói của Đặng Thùy Trâm cũng là suy nghĩ và nhận thức của một thế hệ thanh niên trưởng thành trong bão lửa chiến tranh, thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, một quan niệm nhân sinh tích cực, nhân văn. - Là bài học quý nhắc nhở mỗi người không ngừng rèn luyện bản lĩnh, nghị lực cũng như ý thức vươn lên trong cuộc sống, làm chủ hoàn cảnh. - Là lời cảnh tỉnh những ai còn ủ mình trong lối sống dựa dẫm, yếu đuối hãy biết vươn lên xây dựng bản lĩnh sống vững vàng. 1,0 2,0 3.0 3. III. a Chương trình cơ bản: Vẻ đẹp người Hà Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải? 1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Khải thuộc số những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng 8/1945 với khả năng phát hiện vấn đề và phân tích tâm lí sắc sảo. - “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác thứ 2 của ông gắn với công cuộc đổi mới đất nước. Thành công nổi bật của ông là xây dựng nhân vật bà Hiền tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội. 2. Thân bài: - Khái quát tác phẩm và nhân vật: + “Một người Hà Nội” thể hiện cái nhìn trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và về con người trong những thời điểm nhạy cảm của đất nước. + Bà Hiền là nhân vật chính của tác phẩm, tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống của đất kinh kì. * Vẻ đẹp nhân vật bà Hiền: - Xuất thân trong gia đình khá giả, được dạy dỗ theo khuân phép, thông minh, xinh đẹp, giao tiếp rộng. - Vẻ đẹp của cô Hiền được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử, được nhìn từ nhiều góc độ của đời sống: + Hòa bình lập lại năm 1955, nhiều người đi tìm vùng đất mới để làm ăn, cô Hiền vẫn “không thể rời xa Hà Nội”. Đây là sự gắn bó máu thịt, yêu mến Hà Nội. + Cô Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch của “đất kinh kì” từ cách nuôi dạy con cho đến thu xếp cửa nhà, lối sống lịch lãm. + Vẻ đẹp của cô Hiền còn thể hiện ở bản lĩnh cá nhân, luôn là mình trước mọi biến động, đổi thay. + Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những giá trị chân chính, vào những nét đẹp của văn hóa Tràng An. Bà Hiền thật sự là một “hạt bụi vàng” của Hà Nội. -Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ sắc sảo có tính cá thể hóa cao. Giọng điệu giàu trải nghiệm, giàu tính triết lí. 3. Kết bài: Nhân vật bà Hiền được xây dựng như một biệt lệ, tiêu biểu cho “chất kinh kì”. Qua đó tác giả thể hiện một tình yêu tha thiết với Hà Nội. Cái tôi tự truyện hiện lên rõ nét, vừa giàu trải nghiệm vừa đậm chất suy tư. III.b Cảm nhận bi kịch của Vũ Như Tô qua đoạn trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” ( Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng) và bi kịch của Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” – Thanh Thảo? 1.Mở bài: Giới thiệu chung - Vũ Như Tô là nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng. Do những lầm lạc trong nhận thức, Vũ Như Tô đã rơi vào bi kịch Cửu Trùng Đài, dẫn đến cái chết thảm thương. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 -Lor-ca là nghệ sĩ thiên tài, chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do của nhân dân Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX. Lo sự trước ảnh hưởng của ông, thế lực phát xít Phăng-co đã thủ tiêu Lor-ca khi tài năng của ông đang nở rộ. 2. Thân bài: - Khái niệm bi kịch: Hiểu theo nghĩa thông thường, bi kịch là nỗi đau khổ triền miên về tinh thần không thể giải thoát. Trong văn học, bi kịch xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng chân chính với thực tại không tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện lí tưởng, rơi vào dằn vặt, đau khổ, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. => Vũ Như Tô và Lor-ca rơi vào bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa nhưng có số phận oan nghiệt. * Điểm tương đồng: - Cả hai là những nghệ sĩ có ước mơ, khát vọng cao đẹp: + Vũ Như Tô muốn xây Cửu trùng Đài để tranh tinh xảo với hóa công, “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. + Lor-ca đam mê cách tân nghệ thuật, là người chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. - Cả hai đều lâm vào bi kịch đau đớn trong bối cảnh xã hội thối nát, bạo tàn: + Vũ Như Tô vì xây Cửu Trùng Đài mà bị nhân dân căm ghét. Cuộc nổi loạn của phu phen và các phe cánh thống trị phong kiến đã đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô. + Lor-ca là một thiên tài của nền nghệ thuật Tây Ban Nha, yêu tự do, yêu cái đẹp, là một chiến sĩ kiên cường. Lor-ca bị giết chết bởi thế lực Phăng-cô tàn bạo. * Điểm khác biệt: - Vũ Như Tô là nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên viết năm 1941 của Nguyễn Huy Tưởng. Là một kiến trúc sư thiên tài nhưng chỉ biết sống cho nghệ thuật thuần túy, xa rời thực tiễn. Do lầm lạc trong nhận thức, đến lúc chết ông vẫn không biết việc mình xây Cửu trùng Đài là có công hay có tội. Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, lí tưởng của nhân vật nhưng không đồng tình với nhân vật. Qua cách xây dựng tác phẩm, ta thấy tác giả khẳng định cái đẹp không tách rời cái thiện, nghệ thuật chân chính không chỉ là cái đẹp thuần túy, phải gắn với cuộc đời, phục vụ nhân dân. Hoài bão lớn lao của người nghệ sĩ rất đáng trân trọng nhưng phải phù hợp với đời sống, với thời đại. - Thể loại kịch đã diễn tả bi kịch của Vũ Như Tô một cách kịch tính, căng thẳng. - Với Lor-ca, một nghệ sĩ thiên tài, một chiến sĩ yêu tự do nhưng cô đơn trong tranh đấu. Suôt đời mình Lor-ca đòi công lí cho nhân dân, khao khát cách tân nghệ thuật. Lor-ca điển hình cho người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, chết oan khuất bởi bọn phát xít bạo tàn. Tuy vậy, cái chết không hủy hoại được tài năng và tâm hồn ông. Nhân cách và tài năng Lor-ca bất tử với muôn đời. 0,5 0,25 0,25 1,5 1,5 - Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ tấm lòng tri âm với người nghệ sĩ tài danh, đồng thời gửi tới người đọc một thông điệp: Vẻ đẹp của nhân cách, vẻ đẹp của nghệ thuật chân chính là bất tử. Đây cũng là con đường theo đuổi của Thanh Thảo. Thể loại thơ tự do với bút pháp tượng trưng, siêu thực đã thể hiện thành công bi kịch Lor-ca và tấm lòng đồng cảm mãnh liệt của Thanh Thảo. * Đánh giá, lí giải: - Hai nghệ sĩ ở hai đất nước với hai thời đại khác nhau nhưng đều gặp phải bi kịch điển hình cho người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh. Hai tác phẩm là tiếng nói tri âm của các tác giả với những nhân cách cao đẹp, những tài năng chân chính. Đúng như người xưa vẫn nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. - Sự tương đồng và khác biệt xuất phát từ tư tưởng của những cây bút biết trân trọng cái đẹp thực tâm, thực tài. Đồng thời thể hiện sự đa dạng của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. 3. Kết luận: Đánh giá, nhận xét chung. 0,5 0,5 . khát khao gặp gỡ, giao c m với cuộc đời nhưng luôn mang m c c m chia lìa, ly biệt.(C m nhận khổ2): + Hai câu đầu: m c c m chia lìa tr m lên không gian, trời. Dạ” _ Hàn M c Tử? -M bài: Giới thiệu tác giả, tác ph m: Hàn M c Tử được m nh danh là nhà thơ có sức sáng tạo m nh liệt nhất của phong trào thơ M i với cái

Ngày đăng: 28/08/2013, 08:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan