ĐỀ THI HỌC KỲ II Họ và tên:……………………………… Lớp: …… Môn: Sinh vật khối 11 SBD:……… Thời gian: 60 phút I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu,từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Trinh sản là hình thức sinh sản, trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành : A. các cá thể đực có khả năng sinh sản. B. các cá thể cái. C. các cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. D. các cá thể có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Câu 2: Ở sâu bướm, hoocmôn ecđixơn có tác dụng: A. Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm B. Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm C. Gây lột xác và kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D. Gây lột xác và ức chế sâu biến thành nhộng và bướm Câu 3: Ở một số động vật lưỡng tính, thụ tinh chéo xảy ra khi : A. sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc cơ quan sinh dục có vị trí cách xa nhau. B. sự chín không đồng đều của các giao tử. C. không có đủ các loại hoocmôn. D. thiếu các loại vitamin Câu 4: Một trong những biện pháp dùng để điều khiển giới tính ở vật nuôi là? A. Chọn lọc trứng B. Cho giao phối gần. C. Cho giao phối tự do D. Tách tinh trùng Câu 5: Khi trồng cây bằng phương pháp chiết cành , theo em nên chọn cây nào sau đây? A. Cây đã ra hoa, quả nhiều lần B. Cây có nhiều nhánh lớn C. Cây chưa cho quả lần nào D. Cây có nhiều cành lá xanh Câu 6: Nhóm cây nào sau đây sinh sản bằng thân rễ? A. khoai tây, rau má, gừng B. cỏ gấu, su hào, khoai lang C. Cỏ tranh, dong, riềng, tre D. chuối, khoai tây, nghệ Câu 7: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là mà không có ở sinh sản vô tính là? A. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh B. Nguyên phân và giảm phân C. Bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi D. Giảm phân và thụ tinh Câu 8: Phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua : A. nhau thai. B. máu. C. cuống rốn. D. sữa. Câu 9: Biến thái là sự thay đổi: A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật. B. Về hình thái, cấu tạo, sinh lí trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật. C. Đột ngột về hình thái, sinh lí trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật. D. Đột ngột về hình thái, cấu tạo, trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật. Câu 10: Giả sử một cá thể hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày, Số cá thể tạo thành sau 9 ngày từ 1 cá thể ban đầu là? A. 8 B. 12 C. 16 D. 32 Câu 11: Nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng ở thực vật gồm: A. Auxin, gibêrêlin, axit abxixic B. Êtylen, xitôkinin, gibêrêlin C. Êtylen, axit abxixic D. Auxin, xitôkinin, êtylen Câu 12: Việc ấp trứng ở đa số loài chim có tác dụng gì? A. Đảm bảo thời gian cần thiết cho sự phát triển từ trứng thành chim B. Đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho trứng nở C. Để chim non đẻ ra dể nhận ra đồng loại D. Đây là một tập tính cần thiết của chim Câu 13: Yếu tố nào sau đây là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật và người MÃ ĐỀ 03 A. Độ ẩm. B. Thức ăn. C. Nhiệt độ môi trường. D. Ánh sáng. Câu 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ, người ta thu được 800 hợp tử, về sau nở thành 800 cá con. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% . Số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo thành 800 cá con là? A. 1200 B. 1600 tế bào C. 800 D. 2400 Câu 15: Giai đoạn phôi diễn ra …(1)… Ở giai đoạn này,…(2)… phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi …(3)….tạo thành các cơ quan, kết quả hình thành…(4)… 1,2,3,4 lần lượt là? A. (1)Tử cung của người mẹ,(2) hợp tử, (3)phân hóa, (4)con non B. (1)Trứng,(2) hợp tử,(3) phân hóa,(4) thai nhi C. (1)Trứng, (2)hợp tử, (3)phân chia,(4) ấu trùng D. (1)Tử cung của người mẹ,(2) hợp tử, (3)phân hóa, (4)thai nhi Câu 16: Hình thức sinh sản nảy chồi gặp ở chóm động vât? A. Chân khớp B. Động vật nguyên sinh C. Bọt biển D. Ruột khoang Câu 17: Sau khi thụ tinh bộ phận nào sau đây phát triển thành hạt? A. Túi phôi B. Noãn C. Nhân phụ D. Bầu nhụy Câu 18: Hoocmôn kích thích ống sinh tinh sản suất ra tinh trùng là? A. Testôstêrôn B. Prôgestêrôn C. FSH D. LH Câu 19: Ở thực vật có hoa, quá trình thụ tinh của trứng được thực hiện ở : A. Trong túi phôi B. Đầu nhụy C. Bao phấn D. Ống phấn Câu 20: Khi chiết cành, người ta thường bóc một phần vỏ của cành chiết mục đích để làm gì? A. Để tiện cho việc cắt rời cành khỏi cây B. Tập trung chất dinh dưỡng vào ngay trên nơi bóc vỏ kích thích ra rễ C. Để nhanh cho quả sau khi cắt rời cành đi trồng D. Để cành chiết khỏi đẻ nhánh Câu 21: Thực vật nào sau đây sinh sản bằng bào tử? A. Cây rau má B. Cây cỏ gấu C. Dương xỉ D. Cây trường sinh Câu 22: Hình thức sinh sản nào sau đây không phải là sinh sản vô tính? A. Nảy chồi B. Trinh sinh C. Tiếp hợp D. Phân mảnh Câu 23: Kết quả của sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là? A. Tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác và lõi B. Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh C. Tạo biểu bì, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp D. Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng Câu 24: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: A. Tăng lên về kích thước , khối lượng của tế bào của cơ thể B. Tăng lên về số lượng tế bào C. Biến đổi chất lượng, cấu trúc tế bào D. Tăng lên về khối lượng tế bào Câu 25: Hình thức sinh sản của trùng roi là: A. Nảy chồi B. Phân đôi theo chiều dọc C. Tiếp hợp D. Phân đôi theo chiều ngang Câu 26: Xuân hóa là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào: A. Nhiệt độ B. Quang chu kỳ C. Độ dài ngày D. Tuổi cây Câu 27: Quá trình thụ phấn ở thực vật xảy ra ở: A. Bầu nhụy B. Vòi nhụy C. Nhị D. Đầu nhụy Câu 28: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. khỉ, thỏ, cá chép, gà B. Bọ xít, ong, châu chấu, rệp C. Bọ ngựa, cào cào, chuồng chuồng. D. Ong, bọ rùa, cánh cam Câu 29: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh trùng, Testostêrôn tiết ra từ: A. Vùng dưới đồi B. Tinh hoàn C. Tuyến yên D. Ống sinh tinh Câu 30: Loại mô phân sinh không có ở cây một lá mầm là? A. Mô phân sinh đỉnh thân B. Mô phân sinh lóng C. Mô phân sinh bên D. Mô phân sinh đỉnh rễ Câu 31: Gà trống phát triển không bình thường như: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục do thiếu hoocmon nào? A. Hoocmon sinh trưởng B. Ơstrôgen C. Testostêrôn và ơstrôgen D. Testostêrôn Câu 32: Thực chất của cơ chế điều hòa sinh sản là : A. cơ chế điều hòa dân số. B. cơ chế điều hòa thần kinh và thể dịch. C. cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. D. biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. II- PHẦN RIÊNG: Thí sinh học chương trình nào thì làm phần dành riêng cho chương trình đó.(phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Cho các dữ kiện sau:I-Thụ tinh, II- Thụ phấn, III- Tạo quả và hạt, IV- Tạo hạt phấn hoặc túi phôi. Thứ tự lần lượt các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa là? A. II, I, IV, III B. I, II, IV, III C. I, II, III, IV D. IV, II, I, III Câu 34: Dâu tây sinh sản bằng: A. Thân rễ B. thân bò C. Rễ củ D. Thân củ Câu 35: Đặc điểm sinh sản của lưỡng cư là: A. Đẻ trứng, thụ tinh trong không chăm sóc con B. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, không chăm sóc con C. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, chăm sóc con D. Đẻ trứng, thụ tinh trong, chăm sóc con Câu 36: Vào tuổi dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí là do cơ thể tiết ra nhiều hoocmôn? A. Ơstrôgen(nữ) và testostêrôn(nam) B. Tirôzin C. Sinh trưởng D. Ơstrôgen(nam) và testotêrôn(nữ) Câu 37: Quả được hình thành từ: A. Nhân phụ B. Túi phôi C. Bầu nhụy D. Noãn Câu 38: Hình thức sinh sản này đã tạo ra cừu Dolly vào năm 1996? A. Nuôi cấy phôi B. Thụ tinh nhân tạo C. Nhân bản vô tính D. Nuôi cấy mô tế bào Câu 39: Phương pháp trồng cây nào dễ xuất hiện biến dị tổ hợp ở cây con so với cây mẹ? A. Gieo hạt B. Giâm cành C. Chiết cành D. Ghép cây Câu 40: Xitôkinin không có chức năng nào sau đây? A. Thúc đẩy sự tạo chồi bên B. Kích thích sự phân chia tế bào chồi C. Thúc đẩy sự nảy mầm và ra hoa D. Thúc đẩy sự phát triển của quả B. Theo chương trình nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cần phải chú ý đến nguyên tắc quan trọng nào? I. Nồng độ sử dụng vừa phải. II. Đầy đủ nước, phân và tối ưu về khí hậu. III. Tính đối kháng và hỗ trợ của các phitôhoocmon. IV. Cần chọn lọc đối với chất diệt cỏ vì có thể gây độc cho cây trồng. A. II, IV. B. II, III. C. I, II, III, IV. D. I, IV. Câu 42: Một chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây được kéo dài bao lâu? A. Khi hạt nảy mầm đến khi cay ra hoa. B. Khi cay ra hoa đếnkhi hạt nảy mầm . C. Khi ra hoa đến lúc cây chết. D. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới. Câu 43: Các chất gây độc hại khi tác dụng lên cơ thể có thể dẫn đến gây quái thai vì: A. Gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển. B. Gây chết hợp tử. C. Gây chết trứng. D. Gây chế tinh trùng. Câu4 4: Qủa đơn tính là: A. Noãn không được thụ tinh. B. Không có hạt. C. Không có thụ tinh kép. D. Không có nội nhũ. Câu 45: Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng phát triển, năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương, người ta thực hiện cách nào sau đây : A. lai giống. B. chọn lọc, lai giống, công nghệ phôi, C. chọn lọc. D. cải thiện môi trường sống. Câu46: Tuổi của cây một năm được tính theo: A. Số chồi nách. B. Số lóng. C. Số cành. D. Số lá. Câu 47: Sự phân hóa tế bào diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào? A. Sơ sinh. B. Phát triển phôi thai. C. Trưởng thành. D. Hợp tử. Câu 48: Tương quan giữa GA/ AAB điều tiết trạng thái sinh lý của hạt như thế nào? A. Trong hạt khô, GA dạt trị số cực đại và AAB đạt trị số rất thấp. B. Qúa trình tăng kích thướt . Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA. C. Trong hạt nảy mầm GA dạt trị số rất thấp và AAB đạt trị số cực đại . D. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau. HẾT . vật có hoa là? A. II, I, IV, III B. I, II, IV, III C. I, II, III, IV D. IV, II, I, III Câu 34: Dâu tây sinh sản bằng: A. Thân rễ B. thân bò C. Rễ củ D. Thân củ Câu 35: Đặc điểm sinh sản của lưỡng. tối ưu về khí hậu. III. Tính đối kháng và hỗ trợ của các phitôhoocmon. IV. Cần chọn lọc đối với chất diệt cỏ vì có thể gây độc cho cây trồng. A. II, IV. B. II, III. C. I, II, III, IV. D. I, IV. Câu. môi trường sống. Câu46: Tuổi của cây một năm được tính theo: A. Số chồi nách. B. Số lóng. C. Số cành. D. Số lá. Câu 47: Sự phân hóa tế bào diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào? A. Sơ sinh. B. Phát