1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

29 991 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 296 KB

Nội dung

- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chínhsách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh) Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm Các cuộc bầu cử được tiến hành khi các cơ quan dân cử (hay cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm kỳ Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là năm

năm, tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp chính vì vậy cứ năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bầu cử ở Việt Nam là quá trình nhân dân đưa ra quyết định của họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc bầu cử ở Việt Nam gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu

cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địa phương) Các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, đó là một khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương Là phương thức quan trọng

để nhân dân thực hiện quyền lực của mình "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho

ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".

Bầu cử là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ quan của mình, bầu cử là một trong những hình thức hoạt động xã hội – chính

trị quan trọng của nhân dân Bầu cử thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, giới tính… Bởi vậy để đạt được kết quả, bầu cử phải được tiến hành có tổ chức, theo những trình tự chặt chẽ theo Pháp luật quy định.

Trang 2

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN

1 Khái niệm hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diệncho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhànước cấp trên

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng

để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương vềkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địaphương đối với cả nước

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động củaThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồngnhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

2 Khái niệm đại biểu hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhànước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và thamgia vào việc quản lý nhà nước

3 Tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

Trang 3

- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân,

có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chínhsách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhândân tín nhiệm

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân

4 Nhiệm kì của đại biểu hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

- Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh

Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,

- Các ban của Hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện Còn ở cấp xã không có ban nào Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kìhọp, thẩm tra các báo cáo do HDDND hay thường trực HDDND giao cho, giúp

Trang 4

thường trực HDDND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân

và chịu trách nhiệm trước Nhân dân

Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật

5 Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu hội đồng nhân dân

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân;

Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của

cử tri; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế

độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri;

Có trách nhiệm báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân,phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó;

Có trách nhiệm trả lời các yêu cầu, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải

Trang 5

quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết;

Có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn

vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách chung của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung;

Có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

6 Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân

Số đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp được ấn định như sau:

Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn:

Xã, thị trấn miền xuôi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu hai mươilăm đại biểu, có trên bốn nghìn người thì cứ thêm hai nghìn người được bầuthêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ ba nghìn người trở xuống đến hainghìn người được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên ba nghìn người thì cứthêm một nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá

ba mươi lăm đại biểu; xã, thị trấn có dưới hai nghìn người trở xuống đến mộtnghìn người được bầu mười chín đại biểu; xã, thị trấn có dưới một nghìn ngườiđược bầu mười lăm đại biểu;

Phường có từ tám nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu,

có trên tám nghìn người thì cứ thêm bốn nghìn người được bầu thêm một đạibiểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Trang 6

Huyện miền xuôi và quận có từ tám mươi nghìn người trở xuống được bầu

ba mươi đại biểu, có trên tám mươi nghìn người thì cứ thêm mười nghìn ngườiđược bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

Huyện miền núi và hải đảo có từ bốn mươi nghìn người trở xuống đượcbầu ba mươi đại biểu, có trên bốn mươi nghìn người thì cứ thêm năm nghìnngười được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đạibiểu;

Thị xã có từ bảy mươi nghìn người trở xuống được bầu ba mươi đại biểu,

có trên bảy mươi nghìn người thì cứ thêm mười nghìn người được bầu thêmmột đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

Thành phố thuộc tỉnh có từ một trăm nghìn người trở xuống được bầu bamươi đại biểu, có trên một trăm nghìn người thì cứ thêm mười nghìn ngườiđược bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

Đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản 2 Điều này nếu có từ ba mươi đơn vị hành chính trựcthuộc trở lên được bầu trên bốn mươi đại biểu; số lượng cụ thể do Uỷ banthường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Tỉnh miền xuôi và thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu ngườitrở xuống được bầu năm mươi đại biểu, có trên một triệu người thì cứ thêm nămmươi nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá támmươi lăm đại biểu;

Tỉnh miền núi có từ năm trăm nghìn người trở xuống được bầu năm mươiđại biểu, có trên năm trăm nghìn người thì cứ thêm ba mươi nghìn người đượcbầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có trên

ba triệu người được bầu không quá chín mươi lăm đại biểu

Trang 7

PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1 Khái niệm đại biểu quốc hội

Đại biểu Quốc hội Việt Nam là người được cử tri Việt Nam trực tiếp

bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử

dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước

2 Tiêu chuẩn đại biểu quốc hội ( Được quy định tại điều 3 luật Bầu cử

đại biểu Quốc hội năm 2012)

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quanliêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật

- Có trình độ và nặng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhândân tín nhiệm

- Có điều kiện tham gia các hoạt đông của Quốc hội

2 Nhiệm kì của đại biểu quốc hội

Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất củakhóa Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt

Trang 8

trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

4 Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội

1 Nhiệm vụ

Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp của Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh

tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước

Trong kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp và có quyền: thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp; trình dự án luật và biểu quyết thông qua các dự án luật, các nghị quyết của Quốc hội; chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các chức danh Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội

Trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc

cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, tuyêntruyền thực hiện tốt pháp luật

Đại biểu còn có nhiệm vụ chuyển đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết; thamgia các hoạt động khảo sát, kiểm tra việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các nghịquyết của Quốc hội, các văn bản dưới luật, tìm hiểu thực tế ở địa phương hoặc

cơ sở để giúp cho việc thảo luận và tham gia quyết định các vấn đề tại kỳ họp của Quốc hội

Trang 9

Trong thời gian giữa hai kỳ họp, chất vấn được gửi đến Ủy ban thường

vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn Tùy theo nội dung và tính chất của chất vấn, Ủy ban

thường vụ Quốc hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội

có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Quyền bất khả xâm phạm và miễn tố

Đại biểu quốc hội được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể Những hành vi cản trở đại biểu quốc hội thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử

lý theo pháp luật

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ,thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ

Trang 10

Quốc hội xét và quyết định Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy

cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý

- Quyền được cung cấp thông tin

Đại biểu quốc hội được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Quốc hội và được quyền yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của mình

3 Số lượng đại biểu Quốc hội

Tổng số đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhông quá năm trăm người

- Căn cứ để phân bổ đại biểu Quốc hội của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương:

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú vàlàm việc tại địa phương;

Số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địaphương;

Thủ đô Hà Nội được phân bổ số đại biểu thích đáng

- Căn cứ vào quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, Uỷ ban thường vụQuốc hội dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

4 Tuyên truyền, vận động bầu cử

Người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội có quyền vậnđộng bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thôngtin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đạibiểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội

Trang 11

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếpxúc với cử tri và vận động bầu cử.

Trang 12

PHẦN III: CÔNG TÁC BẦU CỬ

1 Công tác bầu cử Quốc hội

Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội bao gồm:

- Hội đồng bầu cử ở trung ương;

- Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;

- Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu

cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

- Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri Ở miền núi, hảiđảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới ba trăm cử tri cũngđược thành lập một khu vực bỏ phiếu

Trang 13

- Việc chia khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnquyết định và do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn Đối với nhữngnơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì việc chia khu vực bỏphiếu do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định.

- Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập khu vực bỏ phiếu riêng, trừ trườnghợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu

- Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật,

cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên có thể thành lậpkhu vực bỏ phiếu riêng

- Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hànhquyết định xử lý vi phạm hành chính có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng

1.4 Thể thức bỏ phiếu

- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối Tuỳ tình hình địaphương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không đượctrước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờđêm

- Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứngkiến của cử tri

- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội

- Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay, trừtrường hợp quy định tại Điều 59 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2012 ;khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri

- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ,nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của

cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếuvào hòm phiếu

- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng

bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của

cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầucử

- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác

Trang 14

- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏphiếu” vào thẻ cử tri.

- Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không đượcvận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu

- Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu màchưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mớiđược tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu

- Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục Trongtrường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phảilập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịpthời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết

để việc bỏ phiếu được tiếp tục

1.4 Kết quả bầu cử

1.4.1 Việc kiểm phiếu

- Việc bỏ phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay khi cuộc bỏ phiếu kết thúc

- Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biêm bản, niêm phong số phiếu không sử dụng dến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu

- Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cửhoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại

về việc kiểm phiếu Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu

1.4.2 Kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử

Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn

Ngày đăng: 06/06/2015, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w