Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
184 KB
Nội dung
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ( THEO HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ) MÔN ĐỊA LÝ ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Trình bày hệ tọa độ địa lý của Việt Nam . Phân tích ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý Việt nam . 2. Trình bày mối quan hệ giữa thu hút đầu tư nước ngoài với vấn đề việc làm ở nước ta . Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG ĐIỆN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2008 Năm 1990 1995 2000 2006 2008 Sản lượng điện (tỷ kwh) 8,8 14,7 26,7 59,1 70,9 1. Nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng điện của nước ta, giai đoạn trên . 2. Giải thích rõ nguyên nhân của tình hình tăng trưởng trên . Câu III. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy : -Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ . -Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau : GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1996 – 2008 Đơn vị : tỷ USD Năm 1996 2000 2005 2008 Giá trị xuất khẩu 7,3 14,5 32,4 62,6 Giá trị nhập khẩu 11,1 15,6 36,8 80,7 Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1996 – 2008. Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng . Hết ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Hãy nêu các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi của nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội . 2. Cho bảng số liệu sau : TỶ SUẤT SINH VÀ TỶ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1979 – 2009 Năm 1979 1989 1999 2009 Tỷ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 Tỷ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7 Vẽ biểu đồ dạng phù hợp nhất thể hiện tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất gia tăng tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1979 – 2009 . Câu II. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung) và những kiến thức đã học, nhận xét sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta . Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1985 – 2008 Năm 1985 1990 1995 2000 2008 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 631,5 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 395,0 a) Tính tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước, giai đoạn 1985 – 2008 . b) Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước . Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt ở nước ta . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm vốn đất của nước ta . Nêu hướng biến động cơ cấu vốn đất ở nước trong những năm qua . Hết ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Cho bảng số liệu sau : NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA ( Đơn vị : 0 C ) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7 Nhiệt độ trung bình cả năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẳng 21,3 29,1 25,7 TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam . Nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó . 2. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý . Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2008 Năm 1990 1995 1999 2003 2005 2008 Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 7324 7400 Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 35849 38729 1. Tính năng suất lúa các năm giai đoạn 1990 – 2008 . 2. Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2008 và giải thích nguyên nhân . Câu III. (3,0 điểm) Tại sao có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP ở Đồng bằng sông Hồng . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy : -Kể tên các tỉnh, và nêu vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ . -Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) HDI được tổng hợp từ các chỉ số nào ? Nêu thứ bậc xếp hạng HDI và GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam so với thế giới năm 1999 và năm 2005 . Giải thích nguyên nhân của thứ bậc xếp hạng trên . Hết ĐỀ SỐ 4 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chính giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta . 2. Cho bảng số liệu sau : CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI, NĂM 1999 VÀ 2009 Đơn vị : % Nhóm tuổi 1999 2009 Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 25,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 66,0 Từ 60 trở lên 8,1 9,0 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi của năm 2009 so với năm 1999 . Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Đơn vị : % Năm 1999 2008 Trồng trọt 79,2 71,4 Chăn nuôi 18,5 27,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,3 1,5 a)Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 1999 và 2008 . b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2008 so với năm 1999 . Câu III. (3,0 điểm) Chứng minh rằng Trung du, miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta . Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở kinh tế nông – lâm – ngư ở Bắc Trung Bộ . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long . Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng ? Hết ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện qua thành phần đất, sinh vật như thế nào ? 2. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây : DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA, NĂM 2009 Khu vực Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (km 2 ) Đồng bằng sông Hồng 18 478,4 14 964,1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 12 241,8 101 467,8 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 18 870,4 95 885,1 Tây Nguyên 5 124,9 54 640,6 Đông Nam Bộ 14 095,7 23 605,2 Đồng bằng sông Cửu Long 17 213,4 40 518,5 a) Tính mật độ dân số trung bình của các vùng . b) Qua kết quả tính toán, nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư ở nước ta . Câu II. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta và nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó . Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2008 Đơn vị : Nghìn tấn VÙNG Sản lượng Đồng bằng sông Hồng 6 991,4 Trung du và miền núi Bắc Bộ 4 677,0 Bắc Trung Bộ 4 052,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 2 907,1 Tây Nguyên 2 015,3 Đông Nam Bộ 1 763,8 Đồng bằng sông Cửu Long 20 898,7 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng lương thực có hạt theo bảng số liệu trên . 2. Qua bảng số liệu và biểu đồ, nhận xét về vị trí của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất lương thực của cả nước . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày khả năng sản xuất cà phê và thực trạng phân bố sản xuất cây cà phê ở Tây Nguyên . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày khả năng và thực trạng sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long . Hết ĐỀ SỐ 6 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta được biểu hiện như thế nào ? 2. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động ở nước ta hiện nay . Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA NƯỚC TA Đơn vị : Nghìn tấn Năm 1995 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Sản lượng 218,0 802,5 836,0 752,1 985,3 915,8 1055,8 Nhận xét và giải thích tình hình tình hình sản xuất cà phê của nước ta, giai đoạn 1995 – 2008 . Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2008 Đơn vị : % VÙNG Giá trị sản xuất công nghiệp Đồng bằng sông Hồng 21,85 Trung du và miền núi Bắc Bộ 5,75 Bắc Trung Bộ 2,24 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,28 Tây Nguyên 0,79 Đông Nam Bộ 52,41 Đồng bằng sông Cửu Long 9,78 Không xác định 2,90 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo bảng số liệu trên . 2. Qua biểu đồ, nhận xét về sự phân hóa giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng ở nước ta . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Nêu những diễn biến và hạn chế trong hoạt động ngoại thương của nước ta những năm gần đây . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Nêu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và những biện pháp để sử dụng hợp lý hơn tài nguyên đất nông nghiệp của vùng này . Hết ĐỀ SỐ 7 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Trình bày ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta . 2. Nêu đặc điểm phân bố dân cư nước ta hiện nay và hậu quả của sự phân bố đó . Câu II. (2,0 điểm) Chứng minh rằng kinh tế nông thôn đang có sự chuyển biến rõ nét và góp phần quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta . Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO VÙNG Đơn vị : % VÙNG Năm 1996 Năm 2008 Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 5,8 Đồng bằng sông Hồng 17,1 21,8 Bắc Trung Bộ 3,2 2,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,3 Tây Nguyên 1,3 0,8 Đông Nam Bộ 49,6 52,4 Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 9,8 Không xác định 5,4 2,9 1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm . 2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ở nước ta . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Phân tích các thế mạnh tự nhiên trong việc phát triển công nghiệp ở Trung du, miền núi Bắc Bộ . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau trong cơ cấu cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ . Hết ĐỀ SỐ 8 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình thể hiện như thế nào ? 2. Phân tích mối quan hệ của quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta . Câu II. (2,0 điểm) Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta ? Câu III. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau : GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (THEO GIÁ SO SÁNH 1994) Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng số Lương thực Cây công nghiệp Cây khác 1990 49 604,0 33 289,6 6 692,3 9 622,1 1995 66 183,4 42 110,4 12 149,4 11 923,6 2000 90 858,2 55 163,1 21 782,0 13 913,1 2005 107 897,6 63 852,5 25 585,7 18 459,4 2008 123 391,2 70 125,5 31 637,7 21 628,0 1. Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng ( lấy năm 1990 = 100% ) 2. Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng . 3. Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giữa các nhóm cây trồng . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long . Hết ĐỀ SỐ 9 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Sơ sánh sự khác nhau về địa hình giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam . 2. Từ bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh và nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các vùng . MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2006 VÙNG Mật độ dân số (người/km 2 ) Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Bắc Trung Bộ 207 Duyên hải Nam Trung Bộ 200 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 551 Đồng bằng sông Cửu Long 429 Câu II. (2,0 điểm) Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy : a) Nhận xét về sự thay đổi sản lượng than, dầu, điện của nước ta . b) Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng . Câu III. (3,0 điểm) 1. Trình bày thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ . 2. Duyên hải Nam Trung Bộ có những tài nguyên khoáng sản nào để có thể phát triển công nghiệp ? Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ . II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta . Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta . Hết [...]... (2,0 điểm) 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp), nêu tên các vùng có tỷ lệ diện tích gieo thồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%, từ trên 30% đến 50% Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu ? 2 Nước ta có những hình thức tở chức lãnh thổ công nghiệp nào ? Các khu công nghiệp có đặc điểm gì,... nước ta ? Câu III (3,0 điểm) 1 Phân tích những thế mạnh về tài nguyên thi n nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng 2 Vì sao việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp ở Đông nam Bộ ? Trình bày hiện trạng và hiệu quả của việc xây dựng các công trình thủy lợi của vùng II PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được... : GÍA TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA Năm Tổng số Chia ra ( tỷ đồng ) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 20 667 16 394 3 701 572 1995 85 508 66 794 16 168 2 546 2000 129 141 101 044 24 960 3 137 2004 172 495 131 552 37 344 3 599 2008 377 239 269 338 102 201 5 700 a) Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong từng năm b) Nhận xét về... xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong từng năm b) Nhận xét về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta và giải thích sự chuyển dịch đó Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày vấn đề sử dụng hợp lý đất nông nghiệp ở Trung du, miền núi nước ta -Hết - ... MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Đơn vị : mm Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1667 989 + 678 Huế 2868 1000 + 1868 TP Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 a) Vẽ biểu đồ thể hiện lương mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh b) Qua biểu đồ, so sánh và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên 2 Nêu đặc điểm của quá trình . GIỚI THI U MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ( THEO HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ) MÔN ĐỊA LÝ ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ. Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy : -Kể tên các tỉnh, và nêu vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ . -Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển. tuổi của năm 2009 so với năm 1999 . Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Đơn vị : % Năm 1999 2008 Trồng trọt 79,2 71,4 Chăn nuôi 18,5 27,1 Dịch vụ nông nghiệp