1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MÈO Ú MUỐN Ý KIẾN

6 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66 KB

Nội dung

THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỔI MỚI PHUONG PHÁP DẠY HỌC “ Làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn” Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng chuyên môn bộ môn mình đang giảng dạy . Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường TH Giai Xuân đang thực hiện chủ trương và đẩy mạnh phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. Chính vì vậy tôi được phân công viết về những kinh nghiệm của mình trong việc truyền thụ kiến thức cho mọi đối tượng HS sao cho đạt hiệu qủa cao nhất trong cấp học của mình đang giảng dạy. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về phương pháp nâng cao chất lượng chuyên môn của lớp mình giảng dạy và những đề xuất đối với các nhà quản lý chuyên môn . Như chúng ta đã biết. Quá trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Người giáo viên giỏi phải biết tổ chức cho học sinh môi trường hoạt động trong đó có sự tương tác giữa các kiến thức và phương tiện học tập thì mới đạt kết qủa cao cho người học. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, người giáo viên giỏi là người biết thiết kế bài giảng theo hướng phù hợp với từng đối tượng học sinh, biết biến cái khó thành cái dễ, biến cái buồn tẻ nhàm chán thành bầu không khí vui tươi sinh động … thực sự là những nhà thiết kế tài giỏi mà không có một khuôn mẫu nào là cố định cả. Trong bài viết này tôi đưa ra 4 nội dung sau đây: 1/ Người giáo viên hiện nay cần những yếu tố gì để đổi mới phương pháp giảng dạy? Đúng là hiện nay có nhiều giáo viên quá chú trọng đến hình thức mà không hoặc ít quan tâm đến hiệu quả của tiết dạy. Có người nặng về phô diễn, trình bày một tiết dạy rất hay với giáo án. Theo tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy là phải lấy học trò làm trung tâm, cách dạy mới phải phù hợp với học sinh, làm cho học sinh yêu môn học. Một phương pháp giảng dạy cố định không thể là chìa khóa chung cho mọi giáo viên mà phải tùy thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối tượng học sinh, nội dung học, khả năng truyền cảm của giáo viên. Nếu ai đó cứ bê nguyên xi bài giảng của giáo viên này áp dụng cho một lớp học khác ở một ngôi trường thuộc địa phương khác thì chắc là không thể thành công. Giáo viên nào cũng hiểu một điều cơ bản là trong giảng dạy không có phương pháp nào ưu việt tuyệt đối, mỗi phương pháp có mặt ưu, khuyết của nó. Điều tôi muốn đề cập ở đây là nghệ thuật áp dụng của người giáo viên trong thực tế lớp học. Một tiết học muốn thành công phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên trong, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ người học và phương pháp truyền đạt của giáo viên là những yếu tố cơ bản nhất. Theo tôi, người giáo viên nào trong điều kiện vật chất thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất, làm cho học sinh dễ hiểu bài nhất là giáo viên đó thành công. Trong bài viết này tôi đưa ra những việc cần làm cho các đối tượng sau đây: a/ Đối với giáo viên : 1 Nghiên cứu kĩ bài và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là: Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy . Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó , mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà chú ý tìm tòi những bài tập vận dụng hay hấp dẫn mà học sinh mọi đối tượng đều có thể tham gia giải để phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, có năng khiếu với bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh (nếu có ) và cách khắc phục . Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ, gần gũi với cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến liên hệ thực tế pha lẫn tính hài hước vui nhộn tạo bầu không khí gần gũi thiện cảm đối với lớp học. Chuẩn bị phiếu giao việc : Việc dùng phiếu trong tiết dạy hạn chế bớt bệnh nói nhiều , giảng nhiều , lấn át phần luyện tập của học sinh , phiếu giao việc là bản thiết kế hành động học tập của học sinh theo ý định sư phạm của giáo viên trong tiết dạy nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò theo cùng một nhịp điệu. Giúp học sinh làm những gì có thể làm được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, đó là một cách để các em tự làm được những công việc khó hơn , tự khẳng định mình. Giảm bớt thời gian chép đề. Tuy nhiên nếu làm dụng phiếu giao việc thì học sinh sẽ mất dần kỉ năng trình bày sáng tạo, chữ viết.Vì vậy GV cần phải có sưu tầm những câu hỏi và bài tập nhỏ nằm ngoài SGK để cho HS trả lời nhanh, kích thích niềm hứng thú cho các em bằng cách cho điểm thưởng . Căn cứ vào những hướng dẫn trong phiếu giao việc , GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân với SGK, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi nhóm hay học tập toàn lớp . Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của trường , phù hợp với nội dung bài dạy và môn dạy. Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ : Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu để rèn luyện kỉ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh là chủ yếu. Nếu bài học có kiến thức quá mới mẻ , độ khó cao , cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo lớp.Còn đối với những bài có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải… chúng ta tổ chức cho học sinh học nhóm để kích thích họat động từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ, kiến thức các em sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện làm tăng thêm tính khách quan khoa học . Việc học tập theo nhóm càng chứng tỏ quan điểm “ học thầy không tày học bạn ” qua việc trao đổi, hợp tác với bạn mà trí thức trở nên sâu sắc, bền vững , dễ nhớ và nhớ nhanh hơn. Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức , GV bao giờ cũng phải kết luận ngắn gọn ý kiến nào đúng, sai , vì sao và đưa ra bài học. Chú ý tuyên dương, khen thưởng, động viên, các em kịp thời. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh TH là tư duy phải rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy , giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho HS trong tiết dạy. 2 Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn : Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp “ Lấy HS làm trung tâm “ luôn phải hết sức linh hoạt , uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh. b/ Đối với học sinh. Chuẩn bị tốt bài học ở nhà , đưa ra những suy nghĩ nhận xét của mình khi quan sát để ra lớp thảo luận , trao đổi cùng các bạn. Tập trả lời câu hỏi theo SGK. Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài. GV phải tổ chức lớp học sao cho học sinh phải có kĩ luật tốt, biết lễ phép và vâng lời thầy cô Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa . Khuyến khích các em tham gia phát biểu xây dựng bài một cách tích cực ,tạo sự gần gũi, đoàn kết giữa thầy trò . Dạy học sinh tự nhận ra bài toán cuộc đời Tôi đi dạy là chúng tôi tự xác định trách nhiệm của mình: dạy làm sao để học sinh hiểu bài, để học sinh tiến bộ. Dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà phải làm các em yêu thích môn học đó, cao hơn nữa là để các em áp dụng vào cuộc sống, để làm người. Tôi lấy ví dụ như môn toán: cho một bài toán mà học sinh giải được, tìm được đáp số đúng có nghĩa các em đã hiểu bài. Nhưng thế vẫn chưa đủ bởi sau này khi các em ra đời, không ai đưa sẵn phương trình cho các em giải cả. Người thầy giáo phải dạy các em biết tự phát hiện bài toán cần giải, để sau này các em tự nhận ra bài toán của cuộc đời mình và biết cách giải bài toán đó. Như thế các em mới thấy toán học có thể áp dụng vào cuộc sống, Một thời người ta kịch liệt phản đối chuyện giáo viên đọc chép, diễn giảng cho đó là lạc hậu, lỗi thời, phải chia nhóm, phải cho học sinh thảo luận. Nhưng thực tế thì sao? Theo suy nghĩ của bản thân tôi không hẳn là như vậy, chúng ta phải mạnh dạn xoá bỏ những ràng buộc không đáng có sau đây: 2 - Cần tháo bỏ những ràng buộc không đáng có: 1. Có lẽ ràng buộc đầu tiên mà chúng ta phải tháo bỏ đó là ràng buộc về mặt tâm lý, quan niệm đã tồn tại dai dẳng xoay quanh cụm từ đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục, phải tạo cho giáo viên có quyền tuyệt đối (đương nhiên là kèm theo cam kết) trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy tiếp cận vấn đề trong chuyên môn của mình. Bởi vì không ai hiểu rõ học sinh bằng chính người thầy trực tiếp giảng dạy, không ai hiểu rõ người thầy hơn chính người thầy trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. 2 . Điều ràng buộc thứ hai cần phải dỡ bỏ, theo tôi, là áp lực chạy theo chương trình, quá cứng nhắc với những gì mà SGK đã viết là phải tuân thủ theo cho mọi đối tượng là không đúng. Tại sao chúng ta không lấy người học làm trung tâm vì sự phát triển bên 3 trong của họ mà lại lấy chỉ số tiến độ kịp hay không kịp chương trình làm thước đo thi đua? Ai cũng biết việc chạy theo thành tích, tiến độ định sẵn ảnh hưởng thế nào đến chất lượng, phương pháp giảng dạy của người thầy nếu không muốn nói là việc ấy gián tiếp cổ vũ việc “đọc chép như máy” của giáo viên trên lớp. (Điều tôi rất mừng và cảm thấy thoải mái là bắt đầu từ năm học này bộ giáo dục đã tháo bỏ rào cản này ………… Tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GD phổ thông mà Bộ GD-ĐT ban hành sẽ giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn và áp lực “dạy theo sách giáo khoa”. Theo đó, giáo viên không lo phải làm sao dạy hết nội dung trong sách giáo khoa mà chỉ cần bám sát “chuẩn”. Với đối tượng học sinh có trình độ trung bình, dưới trung bình chỉ cần dạy theo đúng chuẩn, thời gian còn lại dành để rèn kỹ năng, ôn tập. Những học sinh có trình độ khá, giỏi thì giáo viên có thể dạy những nội dung sâu hơn, áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với đối tượng này. ) 3 - Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề theo tôi là phương án cần phải chú trọng để kích thích học sinh học tập và nắm bắt kiến thức. Hơn mười năm theo dõi thường xuyên bằng dự giờ trực tiếp ở các lớp, tôi thấy nếu giáo viên biết cách nêu vấn đề để gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài một cách có hệ thống, khoa học, đúng theo quy trình, đúng theo mục đích yêu cầu thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì qua đó, học sinh sẽ được trao đổi, bàn bạc, thảo luận, hợp tác và mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, không khí học tập nhẹ nhàng vui tươi nhưng mang lại hiệu quả cao, học sinh học xong hiểu bài ngay tại lớp và nhớ được lâu. Để vận dụng phương pháp này hiệu quả, điều đầu tiên giáo viên phải nắm chắc mục tiêu và nội dung bài dạy, suy nghĩ và tiên lượng những điều cần nêu rõ cho học sinh biết trong bài có những gì cần tìm tòi, khám phá. Khi đưa ra kết luận, học sinh phải biết dựa vào vốn hiểu biết kinh nghiệm sống và thực tế trong đời sống của bản thân mà trả lời. Tình huống vấn đề giáo viên đưa ra là những yếu tố mơ hồ hay mâu thuẫn mà trong bài học khó lý giải. Giáo viên giúp đỡ học sinh bằng những câu hỏi gợi mở để khám phá, tìm kiếm làm rõ vấn đề bằng cách vận dụng kỹ năng, kiến thức để đưa ra lời giải hợp lý, đúng. Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp học tập tích cực rèn học sinh có năng lực giải quyết vấn đề có khả năng thích ứng, hợp tác xây dựng bài rèn học sinh nói rõ ràng, rành mạch, khúc chiết, lưu loát. 4 -Tôi cũng mạnh dạn đề nghị đối với các nhà quản lý giaó dục như sau: Một trong những nhân tố quyết định đền sự thành công trong nghề dạy học là bầu không khí trong một tập thể sư phạm . Bầu không khí tập thể là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí tốt thì mọi người sẽ làm việc tốt, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác 4 làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên xin chuyển đi nơi khác nhiều và thiếu tinh thần sáng tạo, năng động để hoàn thành công việc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lí , bầu không khí tích cực sẽ làm tăng năng suất lao động và ngược lại sẽ làm giảm năng suất lao động do thiếu tinh thần hợp tác, tự giác và chỉ lo đối phó lẫn nhau. Vì vậy người quản lí phải nắm các dấu hiệu sau để xem xét tích chất của bầu không khí tập thể của đơn vị mình phụ trách . Muốn tạo nên bầu không khí tích cực người quản lí chú ý đến điều gì ? Thống nhất các kế hoạch và các biện pháp – Phân công hợp tình, hợp năng lực – Đãi ngộ công bằng – Giải quyết tốt các dư luận – Gương mẫu và phát huy đúng mức vai trò các tổ chức đoàn thể. Cần chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình , vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo điều có ưu , nhược điểm riêng của nó. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn cứng nhắc thì mặt trái của độc đoán là áp đặt, thiếu bình đẳng còn mặt trái của tự do là tùy tiện và mặt trái cuả dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng. Tóm lại truyền thống lãnh đạo tập thể hiện nay tiếp tục được phát huy theo nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người thủ trưởng hiện nay tuy về mặt pháp lí hoàn toàn quyết định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham khảo thêm các ý kiến của các cộng sự mình và khéo léo chuyển hoá các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể. * TÓM LẠI: Dạy học hiệu quả là cách dạy học bám sát đối tượng học sinh trên cơ sở phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống (diễn giảng, đối thoại, kể chuyện) kết hợp với các phương pháp hiện đại (hoạt động nhóm, đóng vai, thâm nhập thực tế, giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án ). Tùy theo nội dung môn học, đối tượng học sinh và điều kiện hiện có để tổ chức dạy học. Tôi cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học không khả thi và không cần thiết nếu như chỉ đổi mới dạy học mà không đổi mới cách đánh giá học sinh, đổi mới thi cử, Đổi mới cần phải đồng bộ từ dạy học đến kiểm tra, đánh giá học sinh. Trên thực tế, cách kiểm tra học sinh mới phổ biến dừng lại ở yêu cầu ghi nhớ, tái hiện, ít đặt ra yêu cầu kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu bản chất, kỹ năng vận dụng tri thức. Tình trạng này khiến học sinh sa vào học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc để đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, song song với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới kiểm tra, đánh giá để có tác động mạnh mẽ, kích thích, động viên học sinh nỗ lực học tập. Đây cũng là một nhiệm vụ sẽ phải làm mạnh mẽ hơn trong năm học mới, không chỉ trong các kỳ thi mà trong hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh ở các nhà trường phổ thông hiện nay. 5 ,Ngày 6 tháng 4 năm 2011 KHỦNG LONG GẦM 6 . hơn. Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức , GV bao giờ cũng phải kết luận ngắn gọn ý kiến nào đúng, sai , vì sao và đưa ra bài học. Chú ý tuyên dương, khen thưởng, động viên, các em. bài học khó lý giải. Giáo viên giúp đỡ học sinh bằng những câu hỏi gợi mở để khám phá, tìm kiếm làm rõ vấn đề bằng cách vận dụng kỹ năng, kiến thức để đưa ra lời giải hợp lý, đúng. Phương pháp. khoa học, đúng theo quy trình, đúng theo mục đích yêu cầu thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì qua đó, học sinh sẽ được trao đổi, bàn bạc, thảo luận, hợp tác và mạnh dạn trình bày ý kiến của mình,

Ngày đăng: 06/06/2015, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w