1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nhan biet xe may xe dap

5 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Chủ đề: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Đề tài: Nhận biết tập nói xe đạp – xe máy Độ tuổi: 24 – 36 tháng Thời gian: 10 – 15 phút Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Thanh I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi tên được xe đạp, xe máy. - Trẻ biết một số bộ phận, đặc điểm,công dụng của xe đạp, xe máy. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định ở trẻ. - Rèn kỹ năng phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Giáo dục - Trẻ có ý thức tốt khi tham gia giao thông. - Trẻ tích cực hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Đàn ghi nhạc bài hát “Bác đưa thư vui tính”. - Slide hình ảnh: xe đạp, xe máy, ô tô, xich lô. - Lô tô xe đạp, xe máy. III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định, gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính” Trẻ hát cùng cô. Nguyễn Thị Thanh Thanh. Lớp 49A MN. Khoa Giáo dục. Trường Đại học Vinh. 1 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Hỏi trẻ: + “Các con vừa hát bài hát gì?” + “Các con có biết bác đưa thư đi đưa thư bằng phương tiện gì không?” 2. Quan sát, đàm thoại đối tượng. • Xe đạp - “Chúng ta cùng xem bác đưa thư đi bằng phương tiện gì nào?” Hình ảnh: xe đạp - “Đây là phương tiện gì” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “xe đạp”. - Cô chỉ vào bánh xe và hỏi “Đây là gì của xe đạp?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « bánh xe » - « Bánh xe đạp có dạng hình gì ? » - « Bánh xe dùng để làm gì ? » - Cô chỉ vào yên xe và hỏi “Đây là gì của xe đạp?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « yên xe » - « Yên xe dùng để làm gì ? » - Cô chỉ vào tay lái và hỏi” “Đây là gì của xe đạp?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : « tay lái » - « Tay lái dùng để làm gì ? » - « Các con có biết xe đạp kêu như thế nào Trẻ trả lời: + “Bác đưa thư vui tính” + “xe đạp” Trẻ quan sát hình ảnh. Trẻ trả lời: “xe đạp” (cả lớp phát âm, trẻ phát âm) Trẻ trả lời: “bánh xe” Trẻ trả lời: “hình tròn” Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Trẻ trả lời: “yên xe” Trẻ trả lời: “ngồi đạp xe” Trẻ trả lời: “tay lái” Trẻ trả lời: “để lái xe” Trẻ trả lời: “kính cong” Nguyễn Thị Thanh Thanh. Lớp 49A MN. Khoa Giáo dục. Trường Đại học Vinh. 2 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ không ? » • Xe máy - “Ngoài xe đạp, các con còn biết phương tiện gì nữa?” - “Phương tiện gì đây các con?” Hình ảnh: xe máy. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “xe máy”. - Cô chỉ vào yên xe và hỏi” “Đây là gì của xe máy?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « yên xe » - « Yên xe dùng để làm gì ? » - Cô chỉ vào tay lái và hỏi” “Đây là gì của xe máy?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « tay lái » - « Tay lái dùng để làm gì ? » - Cô chỉ vào bánh xe và hỏi” “Đây là gì của xe máy?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « bánh xe » - « Bánh xe máy có dạng hình gì ? » - « Bánh xe dùng để làm gì ? » - « Xe máy kêu như thế nào ? » *Củng cố « Chúng ta vừa làm quen với những phương tiện nào ? » Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp, xe máy. Trẻ kể những phương tiện trẻ biết. Trẻ quan sát hình ảnh, trả lời: “xe máy”. Trẻ trả lời: “yên xe” Trẻ trả lời: “ngồi lái xe” Trẻ trả lời: “tay lái” Trẻ trả lời: “lái xe” Trẻ trả lời: “bánh xe” Trẻ trả lời: “hình tròn” Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Trẻ trả lời: “píp píp” Trẻ quan sát, trả lời: “xe đạp, xe máy” Nguyễn Thị Thanh Thanh. Lớp 49A MN. Khoa Giáo dục. Trường Đại học Vinh. 3 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ « Đố các con biết xe nào chạy nhanh hơn ? » « Các con có biết xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường gì không ? » « Xe đạp và xe máy thì được dùng để làm gì ? » *Mở rộng, giáo dục. « Xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường bộ. Còn có ô tô, xích lô cũng là phương tiện giao thông đường bộ nữa.Khi ngồi trên xe, các con phải ngồi thật ngoan, không được lắc lư. Gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, khi nào đèn xanh thì mới được đi. Và khi đi các con phải đi về phía bên phải. » 3. Luyện tập, củng cố. « Cả lớp học rất giỏi vì vậy cô thưởng cho cả lớp trò chơi. » • Trò chơi 1. « Xe gì biến mất » Cô cho từng xe biến mất, trẻ gọi tên xe biến mất và nói tên xe còn lại. • Trò chơi 2. « Tai ai tinh » Cô làm tiếng kêu của từng phương tiện, trẻ gọi tên phương tiện đó. • Trò chơi 3. « Thi ai nhanh » Cô gọi tên phương tiện, trẻ giơ lô tô phương tiện đó. • Trò chơi 4. “Bắt chước tiếng kêu” “Bây giờ cô và các con sẽ làm người đưa thư. Chúng ta sẽ hát bài “Bác đưa thư vui tính”. Khi nào cô nói “xe đạp kêu”, các con nói “kính cong”. Trẻ trả lời: “xe máy” Trẻ trả lời: “phương tiện giao thông đường bộ” Trẻ trả lời: “chở người và hàng hoá” Trẻ lắng nghe cô. Trẻ gọi đúng tên phương tiện biến mất và phương tiện còn lại. Trẻ gọi đúng tên phương tiện. Trẻ giơ đúng lô tô. Trẻ hát và làm đúng yêu cầu của cô. Nguyễn Thị Thanh Thanh. Lớp 49A MN. Khoa Giáo dục. Trường Đại học Vinh. 4 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khi nào cô nói “xe máy kêu”, các con nói “bíp bíp”. Các con nhớ chưa?” Nguyễn Thị Thanh Thanh. Lớp 49A MN. Khoa Giáo dục. Trường Đại học Vinh. 5 . biết xe nào chạy nhanh hơn ? » « Các con có biết xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường gì không ? » « Xe đạp và xe máy thì được dùng để làm gì ? » *Mở rộng, giáo dục. « Xe đạp và xe. Cô chỉ vào bánh xe và hỏi” “Đây là gì của xe máy?” Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: « bánh xe » - « Bánh xe máy có dạng hình gì ? » - « Bánh xe dùng để làm gì ? » - « Xe máy kêu như thế. tiện nào ? » Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp, xe máy. Trẻ kể những phương tiện trẻ biết. Trẻ quan sát hình ảnh, trả lời: xe máy”. Trẻ trả lời: “yên xe Trẻ trả lời: “ngồi lái xe Trẻ trả lời: “tay

Ngày đăng: 06/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w