PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT HÓA CHẤT MẤT NHÃN BẰNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC @ I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Việc giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS, nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức hóa học cơ bản bao gồm các khái niệm, định luật, tính chất vật lí, hóa học, phân loại, ứng dụng, điều chế…Bên cạnh đó còn hướng dẫn cho các em thực hành nhận biết các hóa chất, không những nắm vững kiến thức cơ bản mà còn biết ứng dụng trong đời sống và sản xuất.Từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THCS. II- THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu trường. - Được sự quan tâm đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. - Bản thân có tinh thần tự học, tự rèn, thường xuyên dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân, luôn học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy,luôn đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn. - Được phân công dạy hóa học K 8 , K 9 nhiều năm, nên thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận biết hóa chất. - Đa số học sinh thích học và giải được các bài tập nhận biết hóa chất mất nhãn dễ dàng 2. Khó khăn: - Một số đối tượng học sinh mất căn bản môn hóa học từ năm lớp 8. - Bên cạnh đó có một số học sinh còn ham chơi, chưa xác định đúng mục đích học tập. - Chưa có phòng chức năng,nên việc thực hành mất nhiều thời gian. ● Để đạt được yêu cầu đề ra trong việc giảng dạy các loại bài tập hóa học, đặc biệt là bài tập nhận biết hóa chất mất nhãn bằng phương pháp hóa học. Cần hệ thống lại các kiến thức hóa học có liên quan đến bài tập hóa học nhận biết.Chính vì vậy để dạy học sinh làm được loại bài tập này có hiệu quả, nâng cao chất lượng việc dạy và học, tôi sẽ trình bày nội dung sau. III- NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Mục đích yêu cầu: Giải bài tập hóa học là quá trình nghiên cứu đầu bài, xác định hướng giải và trình bày lời giải theo hướng đã vạch ra.Cuối cùng là phải tìm được đáp án phù hợp với yêu cầu của đề bài.Nên phải thực hiện các nguyên lí, lí luận sau đây: - Cần phải đảm bảo tính tích cực và tự lực của học sinh. - Đạt được các kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức. - Thực hiện việc gắn liền dạy học hóa học với thực tiễn, đặc biệt là sản xuất hóa học. - Hoàn thành kĩ năng giải bài tập nhận biết là một trong những yêu cầu quan trọng của việc học tập,tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu kiên thức rèn kĩ năng giải bài tập. ● Như chúng ta đã biết bài tập nhận biết có nhiều dạng khác nhau, nhưng mỗi dạng đều có cách giải riêng, thậm chí trong cùng một bài tập cũng có thể giải theo nhiều cách khác nhau.Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy không ít học sinh khi giải bài tập này chưa chú ý phân tích nội dung hóa học dẫn đến lí luận dài dòng,dẫn đền kết quả không đúng. Từ đó tôi đã đúc kết được các biện pháp thực hiện. 2. Biện pháp thực hiện: Trước một bài tập nhằm vận dụng kiến thức, học sinh coi như được trao một nhiệm vụ phải giải quyết vấn đề nêu ra trong đầu bài. Hoạt động của học sinh nhất thiết phải trải qua các bước sau đây: - Tìm hiểu đề bài: Xác định cái đã cho và cái cần tìm, hiểu ý nghĩa mở rộng cái đã cho và cái cần tìm, hiểu các công thức hóa học đã cho. - Xác định phương hướng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm, tính chất, bài giải mẫu…có liên quan.Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu của bài tập nhận biết, đề ra các bước thực hiện và huy động các kiến thức, kĩ năng nào để thực hiện. - Trình bày lời giải: Thực hiện các bước giải đã vạch ra, theo các thao tác đã biết. - Kiểm tra kết quả: Sau khi thực hiện xong lời giải, cần phải kiểm tra lại (trả lời đúng yêu cầu của bài chưa? Đã sử dụng hết dữ liệu của bài cho? Viết phương trình đúng không? ) Trên đây là các hoạt động giải bài tập nhận biết,nói chung nếu học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng cơ bản thì việc giải bài tập hóa học theo quy trình trên có rất nhiều khẳ năng là đạt kết quả tốt. ■ ÁP DỤNG: a) Nhận biết bằng thuốc thử không hạn chế: Ví dụ 1: Cho các dung dịch sau đây: KOH, K 2 SO 4, KCl, HCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng dung dịch. - Nghiên cứu đầu bài:Nhận biết dùng thuốc thử không hạn chế (có thể dùng một hoặc nhiều thuốc thử để nhận biết mỗi dung dịch). - - B 1 : Phân loại chất và tìm thuốc thử + KOH: Kiềm, có thể nhận biết bằng quỳ tím hoặc Phênoltalein. riêng cho từng dung dịch. + K 2 SO 4 : Muối trung hòa, có thể dùng thuốc thử BaCl 2 . + KCl: Muối trung hòa, có thể dùng thuốc thử AgNO 3 . + HCl: Axit, có thể dùng thuốc thử là quỳ tím hay AgNO 3 . B 2 :Xác định phương pháp nhận biết: Dung dịch Thuốc thử KOH K 2 SO 4 KCl HCl Qùy tím Xanh Quỳ tím Quỳ tím Đỏ BaCl 2 _ BaSO 4 ↓Trắng Còn lại _ B 3 : Nêu cách tiến hành: - Cho một mẫu giấy quỳ tím vào 4 ống nghiệm đựng mỗi chất. Nếu quý tím ngả sang màu xanh đó là KOH, quỳ tím ngả màu đỏ là HCl - Nhỏ 2-3 giọt d d BaCl 2 vào 2 ống đựng K 2 SO 4 và KCl. ống nào có kết tủa trắng xuất hiện là K 2 SO 4, ống còn lại là KCl. - Viết PTHH (nếu có): PT: BaCl 2 + K 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2 KCl b) Nhận biết các d d bằng cách không dùng thuốc thử nào khác: Ví dụ 2: Hãy nhận biết các dd sau:CuSO 4 , NaOH, BaCl 2, mà không dùng thuốc thử nào khác. - Nghiên cứu đầu bài: + Dùng chính mỗi chất cần nhận biết làm thuốc thử. + Hoặc nhận biết một chất có màu sắc, mùi vị đặc biệt, dùng chất này để nhận biết các chất còn lại. B 1 : Tìm d d có dấu hiệu đặc biệt. + D D CuSO 4 màu xanh + D D NaOH, BaCl 2 không màu. B 2 : Xác định cách nhận biết: + D D màu xanh là CuSO 4 + Dùng d d CuSO 4 để nhận biết d d NaOH và BaCl 2 T. Thử Chất CuSO 4 NaOH Cu(OH) 2 ↓ Trắng BaCl 2 BaSO 4 ↓ Trắng B 3 : Nêu cách tiến hành: + Quan sát màu sắc:D D màu xanh là CuSO 4 + Nhỏ 2-3 giọt CuSO 4 vào mỗi ống nghiệm đựng d d NaOH, d d BaCl 2, lọ nào có kết tủa xanh NaOH,lọ nào có kết tủa trắng là BaCl 2 . - Viết PTHH (Nếu có) PT: CuSO 4 + 2NaOH → CuSO 4 ↓ + Na 2 SO 4 BaCl 2 + CuSO 4 → BaSO 4 ↓ + CuCl 2 ! ● Ở bài tập này có thể nhận biết mỗi d d trên theo cách thứ hai là dùng mỗi d d trong đó làm thuốc thử. C) Nhận biết d d với số thuốc thử có hạn chế . Ví dụ 3: Cho các dd sau: CuCl 2 , H 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2, NaOH. Hãy nhận biết mỗi dd mà chỉ dùng giấy quỳ tím. - Nghiên cứu đầu bài: Trường hợp này tương tự trường hợp (b) với cách giải 1 - Xác định hướng giải và trình bày lời giải: B 1 : Xem xét phản ứng của các dd nhận biết thuốc thử đã cho. T.Thử Chất Qùy tím CuCl 2 không H 2 SO 4 Đỏ Ba(NO 3 ) 2 Không NaOH Xanh B 2 : Xác định phương pháp nhận biết : T.Thử Chất NaOH H 2 SO 4 CuCl 2 Cu(OH) 2 ↓ Không Ba(NO 3 ) 2 Không BaSO 4 ↓ B 3: Nêu cách làm: - Cho một mẫu quỳ tím vào mỗi ống nghiệm. Nếu quỳ tím ngả màu đỏ đó là d d H 2 SO 4 , nếu quỳ tím ngả màu xanh đó là NaOH. - Nhỏ 2-3 giọt d d NaOH vào hai ống nghiệm còn lại, nếu có kết tủa xanh đó là CuCl 2 ,còn lại là Ba(NO 3 ) 2. Hoặc nhỏ 2-3 giọt H 2 SO 4 vào hai ống nghiệm còn lại, nếu có kết tủa trắng đó là BaCl 2 , ống kia CuSO 4 ▄ Bảng một số hóa chất để nhận biết: Chất Thuốc thử Hiện tượng PTHH Muối sunfat:Na 2 SO 4 … BaCl 2, Ba(OH) 2, Ba(NO 3 ) 2 Kết tủa trắng BaSO 4 ↓ Na 2 SO 4 + BaCl 2 →BaSO 4 ↓+2NaCl Muối cacbonat:CaCO 3 … HCl, H 2 SO 4 Sủi bọt CO 2 ↑ CaCO 3 + HCl → CaCl 2 +H 2 O +CO 2 ↑ Muối clorua: NaCl… AgNO 3 Kết tủa trắng AgCl ↓ NaCl +AgNO 3 → AgCl ↓ +NaNO 3 Axit Qùy tím Đỏ _ Baz ơ Qùy tím phenolphtalein đỏ Xanh _ IV- KẾT QUẢ: - Qua năm học 2008 -2009: Thời điểm TSHS Chất lượng Giỏi Khá Tb Yếu Kém " Đầu năm 75 14 27 28 6 0 HKI 75 16 29 28 2 0 Cả năm 75 18 28 27 2 0 - Năm học 2009-2010: Thời điểm TSHS Chất lượng Giỏi Khá Tb Yếu Kém Đầu năm 61 9 15 27 10 - HKI 61 16 24 16 5 - Cả năm V- KẾT LUẬN: Nhờ áp dụng phương pháp này mà chất lượng môn hóa học của tôi đạt tỉ lệ khá cao, bởi các em không còn lo sợ khi học môn hóa học và rất say mê khi làm bài tập, đặc biệt là bài tập nhận biết. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng làm được tất cả, cho nên tôi thường đưa ra bài tập dạng từ dẽ đến khó, nhằm khích lệ các em học yếu.Khi các em giải được bài tập này, thì giáo viên biết rằng học sinh nắm được kiến thức, biết vận dụng vào các trường hợp cụ thể và như vậy là kiến thức đã được cũng cố. Nếu học sinh không giải được bài tập hoặc giải không chính xác, ta cần phải giải thích, sửa chữa, bổ sung những điều thiếu sót của học sinh.Bằng lời giải rõ ràng, phân tích chi tiết, cẩn thận những sai sót của học sinh về kiến thức thì các em sẽ dần dần hiểu và giải được bài tập hóa học. Trên đây là ý kiến của riêng tôi về một số phương pháp dạy bài tập hóa học. Vậy tôi mong rằng các quý Thầy Cô có kinh nghiệm hơn, nhiệt tình đóng góp để giúp cho bộ môm hóa học ngày càng có chất lượng cao hơn. #$%&' (( Người viết Trần Thanh Nhàn )