1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De Cuong On Tap 2011(Chuan BGD)

47 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng KẾ HOẠCH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN NGỮ VĂN Năm học 2010 -2011 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CẦN THƠ KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Nguyễn Việt Hồng Môn Ngữ văn – Ban Cơ bản Năm học 2010 - 2011 I. Thời gian ôn tập: từ ngày 07/4/2011 đến 28/5/2011. II. Số tiết ôn tập môn: Ngữ văn. Số tiết 05 / tuần. Số tuần: 08 III. Nội dung ôn tập: TUẦN KIẾN THỨC BÀI HỌC CỤ THỂ SỐ TIẾT THỰC HIỆN GHI CHÚ I ( từ 7/4 đến 9/4) Hoàn tất chương trình ( Các bài tổng kết và ôn tập) Văn bản tổng kết; Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ; Giá trị văn học và tiếp nhận văn học; Ôn tập làm văn 2…5 tùy TKB Định hướng, nhấn trọng tâm, HS đọc SGK Thi HKII Từ 4/4 đến 6/4 II ( từ 11/4. đến 16/4) Văn bản nhật dụng Khái quát Trả và sửa bài thi Học kì II Tổng kết học kì và cả năm Nghị luận xã hội - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc ( Phạm Văn Đồng), Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12-2003 ( Cô-phi An-nan) , Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu); - Trả và sửa bài thi Học kì II - Tổng kết điểm cuối năm - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Nghị luận về một hiện tượng đạo lí 1 1 1,5 1,5 Củng cố kiến thức, gợi ý trả lời một số câu hỏi Ôn lí thuyết. Gợi ý cách làm một số đề bài III (từ 18/4 đến 23/4) Văn học Việt Nam Tác giả - Văn bản Thơ - Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX Tác gia Hồ Chí Minh, tác gia Tố Hữu, Tuyên ngôn Độc lập Tây Tiến , Việt Bắc. 1 2 2 Củng cố kiến thức, gợi ý cách làm một số đề IV ( từ 25/4 đến30/5) Thơ Tùy bút Đất Nước ( NKĐ), Sóng, Đàn ghi – ta của Lorca Người lái đò Sông Đà Ai đã đặt tên cho dòng sông? 3 2 Củng cố kiến thức, gợi ý cách làm một số đề V (từ 2/5 đến7/5) Nghỉ lễ Văn học nước ngoài Lỗ Tấn – Thuốc, Sô-lô-khốp – Số phận con người, Hê- minh-uê – Ông già và biển cả 2 Củng cố, gợi ý trả lời một số câu hỏi ở các cấp độ Thi Thử TN (4,5,6/5) VI ( từ 9/5 đến 14/5) Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu Những đứa con trong gia đình 4 1 Củng cố kiến thức, gợi ý cách làm một số đề VII (từ16/5 đến21/5) Truyện ngắn, kịch Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba, da hàng thịt. 3 2 Củng cố kiến thức, gợi ý cách làm một số đề VIII (từ23/5 đến28/5) Nghị luận xã hội Củng cố - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Nghị luận về một hiện tượng đạo lí Hệ thống đề TN những năm gần đây 3 1 Cho đề tài, cùng học sinh xây dựng dàn ý Cung cấp tài liệu IV. Đề cương chi tiết: TUẦN BÀI HỌC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ I (từ 4/4 đến 9/11) Thi Học kì II Hoàn tất chương trình II ( từ 11/4. đến 16/4) Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc ( Phạm Văn Đồng) 1 Phần giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng - Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc - Người học trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một nhà văn hoá lớn - Được tặng thưởng huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quí 2. Văn bản a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác - Bài viết đăng trên tạp chí Văn học số 7 - 1963 nhân kỉ niệm ngày mẩt của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888) - Năm 1963, tình hình miền Nam có những biến động lớn: + Lực lượng giải phóng đang trưởng thành lớn mạnh giáng những đòn quyết liệt. Phong trào thi đua giết giặc được phát động ở khắp nơi. Ở các thành thị nổ ra các cuộc xuống đường đấu tranh. + Mĩ - nguỵ thay đổi chiến thuật, chiến từ Chiến tranh đặc biệt sang Chiến tranh cục bộ. Mĩ đưa 16000 quân vào miền Nam + Những nhà sư tự thiêu: hoà thượng Thích Quảng Đức (Sài Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề (Huế - 13/8/1963). - Mục đích: + Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiển sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá và tư tưởng. + Tác giả bài viết này có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiểm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu. + Từ cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh nước mất để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên. + Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời + Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. b. Bố cục - Bài viết chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1 từ đầu đến “một trăm năm”. Cách nêu vấn đề: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. HS nắm được những luận điểm chính của văn bản, cách mở đầu, cách lập luận, kết cấu của văn bả cũng như đặc sắc nghệ thuật: 1. Phần mở bài - Tác giả đưa ra cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu - Đặt vấn đề bằng cách chỉ rõ định hướng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, - Vừa phê phán một số người chưa hiểu Nguyễn Đình Chiểu, vừa khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ chân chính Nguyễn Đình Chiểu. → Cách vào đề phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học. 2. Phần thân bài - Tác giả trình bày nội dung: + Vài nét về con người của Nguyễn Đình Chiểu và quan niệm sáng tác → Luận điểm đưa ra có tính khái quát bao trùm. Luận cứ bao gồm những lí lẽ và dẫn chứng cũng rất cụ thể, tiêu biểu, có sức cảm hoá. Nó giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc vấn đề. + “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại…, suốt 20 năm trời”. → Văn viết rõ ràng, lí lẽ đưa ra có dẫn chứng đầy đủ. Đó là cách lập luận chặt chẽ, giúp người đọc, người nghe lĩnh hội được vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục cụ Đồ Chiểu. + Đoạn 2 tiếp đó đến “Còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”. Nội dung: - Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. - Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ. - Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu. + Đoạn 3 (còn lại) - Nêu cao địa vị tác dụng của văn học nghệ thuật. - Nêu cao sứ mạng lịch sử của người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng. + Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam. → Tác giả bày tỏ ý kiến chưa hiểu đúng về truyện Lục Vân Tiêu do hoàn cảnh thực tế (bị mù, nhờ người viết) nên “tam sao thất bản”. 3. Phần kết bài - Thực chất là rút ra bài học sâu sắc: + Đôi nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc (nhắc nhở). + Mối quan hệ giữa văn học và đời sống. + Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng → Tất cả kết hợp tình cảm nồng hậu của Phạm Văn Đồng đối với Nguyễn Đình Chiểu để bài viết giàu tính thuyết phục. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12- 2003 ( Cô- phi An- nan) 1. Vài nét về tác giả Cô-phi An-nan -Cô-phi An-nan đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi động công cuộc chống khủng bố trong phạm vi toàn thế - Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nôben hoà bình. Nhận được nhiều bằng cấp danh dự ở các trường đại học Châu Phi, Châu Á, Âu, Bắc Mĩ, cùng nhiều giải thưởng khác. 2.Văn bản a. Hoàn cảnh và mục đích của văn bản - Cô-phi An-nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thể giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003 khi dịch HIV/AIDS hoàn thành, có ít dấu hiệu suy giảm. - Mục đích kêu gọi các nhân và mọi người chung tay góp sức ngăn chặn hiểm hoạ,Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi. Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị. b. Thể loại - Nhật dụng dùng để chỉ loại văn đề cập tới những hiện tượng, vấn đề cụ thể có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đặt đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày. - Thông điệp: là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia, dân tộc. c. Bố cục HS cần nắm được và trả lời câu hỏi tái hiện hoặc vận dụng kiến thức: 1. Ý nghĩa, giá trị của văn bản? Ngoài những từ: dịch, đại dịch, hiểm hoạ để gọi HIV/AIDS, người ta còn gọi căn bệnh này là “căn bệnh thế kỉ” → Đặt ra vấn đề muốn tiêu diệt căn bệnh này phải có hành động thiết thực, lâu dài gian khổ. Đó là căn bệnh nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hàng loạt con người 2. Ý nghĩa của thông điệp - Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đang đe dọa đời sống của loài người → thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc. - Thông điệp giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra quanh ta để tâm Bài văn chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “chiến đấu chống lại dịch bệnh này” - Nội dung: cả thế giới nhất trí, cam kểt, phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS + Đoạn 2: Tiếp đó đến “đồng nghĩa với cái chết” ● Điểm lại tình hình thực tế : căn cứ vào tình hình thực tế, bản thông điệp nhấn mạnh “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” đối với các quốc gia. ● Nhiệm vụ của mỗi người, mọi người, mọi quốc gia. Những nhiệm vụ đặt ra trong bản thông điệp đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tác giả: sự quan tâm, yêu thương đồng loại → Đặc sắc của văn bản: những lời kêu gọi tha thiết ở cuối bài khẳng định tấm lòng ấy, phẩm chất ấy. - Tình hình cụ thể được cung cấp chọn lọc, rất kịp thời, những câu văn gọn mà độc đáo, hình ảnh gợi cảm,… + Đoạn 3: còn lại. Lời kêu gọi thiết tha. Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS. Đồng thời nhấn mạnh phòng chống HIV/AIDS phải là sự quan tâm của toàn nhân loại, có chương trình cụ thể, đặt lên hàng đầu. Ông kêu gọi các quốc gia và mọi người coi đó là nhiệm vụ của chính mình, không nên im lặng, kì thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. hồn, trí tuệ không nghèo nàn, đơn điệu và biết chia sẻ, không vô cảm trước nỗi đau con người. - Từ đó xác định tình cảm, thái độ hành động của mình. 3. Anh ( chị) hiểu biết gì về căn bệnh thế kỉ ? Thái độ và hành động của giới trẻ trước căn bệnh đó? ( NLXH) Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu) 1. Tác giả Trần Đình Hượu (1927- 1995) là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),… 2. Tác phẩm và đoạn trích: Đến hiện đại từ truyền thống của PGS Trần Đình Hựơu là một công trình nghiên cứu văn hóa có ý nghĩa. Về một số mặt của vốn văn hóa truyền thống được trích ở phần Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc (mục 5, phần II và toàn bộ phần III) thuộc công trình Về một số mặt của vốn văn hóa truyền thống 3.Những luận điểm chính của văn bản - Quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. - Đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Việt Nam- thế mạnh và hạn chế. + Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa". + Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống → Sau khi nêu những điểm "không đặc sắc" của văn hóa Việt Nam (không đồng nghĩa với "chê"), tác giả khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hóa HS cần nắm được và trả lời câu hỏi tái hiện hoặc vận dụng kiến thức: 1. Những nội dung ( luận điểm của bài viết? 2. Mục đích tác giả viết bài này? 3. Thái độ và tấm lòng của nhà văn với văn hóa dân tộc? 4. Những khái niệm được dùng có ý nghĩa như thế nào? 5. Anh chị có suy nghĩ gì về hiện tượng một số bạn trẻ ngày nay thờ ơ hoặc quay lưng với văn hóa cổ truyền của dân tộc? của mình" (không đồng nghĩa với "khen"). Cách lập luận của tác giả không hề mâu thuẫn. Việc làm của tác giả hàm chứa một gợi ý về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc. => Tác giả có một quan niệm toàn diện về văn hóa và triển khai công việc nghiên cứu của mình dựa vào việc khảo sát thực tế khách quan chứ không phải vào các "tri thức tiên nghiệm". - Tôn giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam. + Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc). + Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, …nhân bản. -Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. + Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". + Khái niệm "tạo tác"… + Khái niệm "đồng hóa" + Khái niệm "dung hợp" => Khái quát bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả không rơi vào thái độ tự ti hay miệt thị dân tộc. Và "Nền văn hóa tương lai" của Việt Nam sẽ là một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có hòa nhập mà không hòa tan, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc. -Ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc + Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một nhu cầu tự nhiên. + Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm để tự tin đi lên. + Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bácái hay, cái đẹp của dân tộc để "góp mặt" cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. 4. Tổng kết: Bài viết của PGS Trần Đình Hựơu cho thấy: nền văn hóa Việt Nam tuy không đồ sộ nhưng vẫn có nét riêng mà tinh thần cơ bản là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa". Tiếp cận vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam phải có một con đường riêng, không thể áp dụng những mô hình cứng nhắc hay lao vào chứng minh cho được cái không thua kém của dân tộc mình so với dân tộc khác trên một số điểm cụ thể. Bài viết thể hiện ró tính khách quan, khoa học và tính trí tuệ Trả bài thi HK Tổng kết - Trả và sửa bài thi Học kì II - Tổng kết điểm cuối năm Học sinh được củng cố cách làm bài NLXH 1. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí *Yêu cầu: - Xác định đúng nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài - Bám sát luận đề, sử dụng hợp lí các thao tác giải thích, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Rút ra bài học – cần chân thực, tránh hô hào chung chung,… *Các bước cụ thể: - Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần thảo luận - Phân tích, biểu dương các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận. - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức về tư tưởng, đạo lí và hành động. * Lưu ý: diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa, cần nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân. Tìm hiểu và lập dàn ý cho một số đề 1.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội 2. Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa câu nói: “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” ( Nguyễn bá Học) 3. Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bó ta đi. 4 Ai không có một tình bạn chân chính thì không xứng đáng được sống 5. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến sau: “ Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa” (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90) 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: *Yêu cầu: - Người viết cần thể hiện đượcsự hiểu biết về hiện tượng đời sống - Bộc lộ tình cảm, thái độ của bản thân. *Các bước cụ thể: - Giới thiệu, nêu rõ hiện tượng ( xuất hiện? tồn tại? phát triển?) - Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại - Chỉ ra nguyên nhân, đề xuât giải pháp từng trường hợp ( tốt – xấu) - Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng đó. *Lưu ý: diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, cần nêu cảm nghĩ của mình. Tìm hiểu và lập dàn ý cho một số đề 1. Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. 2. Bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. 3. Kẹt xe, tắc nghẽn giao thông – nguyên nhân và giải pháp. 4. Anh ( chị) hiểu như thế nào ô nhiễm môi trường tự nhiên. 5. Sự tác động của môi trường xã hội đến tính cách, nhân cách con người. 6. Hút thuốc lá 7. Tệ nạn xã hội – mối hiểm họa khôn lường. 3.Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn chương * u cầu: - Xác định vấn đề nghị luận thuộc đề tài tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống - Tìm ra nội dung ý nghĩa vấn đề , biểu hiện cụ thể của nó. * Các bước cụ thể: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận( trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nội dung của vấn đề, nhà văn đặt ra trong tác phẩm nhằm mục đích gì? - Giải thích ý nghĩa của vấn đề, biểu hiện cụ thể của vấn đề? - Bàn về u cầu nội dung của đề ( liên quan đến vấn đề trong tác phẩm) – ý nghĩa xã hội của vấn đề đó. - Nhấn mạnh, khẳng định giá trị của vấn đề. * Lưu ý: nhất thiết phải từ vấn đề trong tác phẩm bàn rộng ra xã hội, tuyệt đối khơng biến bài NLXH thành bài NLVH. Tìm hiểu và lập dàn ý cho một số đề 1. Suy nghĩ của anh ( chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt trong câu văn sau: “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ” ( Mùa lạc – Nguyễn Khải) 2. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn vẹn”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 400 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên. 3.Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hố thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước mn đời (Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008) Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (khơng q 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước. III (từ 18/4 đến 23/4) Khái qt Văn học Việt Nam từ Cách A. KHÁI QT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975 1. Hồn cảnh lịch sử - 9.1945, nước ta được hồn tồn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời. - Cơng cuộc năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt 30 năm, chiến tranh ác liệt: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. - HS phân biệt và nắm được đặc điểm riêng của hai thời kì 1945-1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX - HS nắm được các giai đoạn của hai thời kì với những thành tựu văn học chính - Thời kì 1945-1975: + Nền văn học chủ yếu vận động mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX - Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. 2.Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 3.Những nét lớn về thành tựu - Đội ngũ nhà văn ngày một đơng đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát trriển liên tục - Về đề tài và nội dung sáng tác + Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh + Lòng u nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam. + Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới. + Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm + Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thốt + Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ. + Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình u. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật… đổi mới và hiện đại… + Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều cơng trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới B. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 – HẾT XX 1. Hồn cảnh lịch sử - 1975, đất nước hồn tồn độc lập. - 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển - Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực → Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX - Về đề tài và khuynh hướng sáng tác: + Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tơi cá nhân với những mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội. + Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều + Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội - Về tác phẩm và thể loại: + Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. + Nền văn học hướng về đại chúng. + Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. -Thời kì 1975-hết thế kỉ XX: + VH vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc + Văn học có những chuyển biến: gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống hằng ngày + VH đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật + Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học Tác gia Hồ Chí Minh 1. Quan điểm sáng tác văn học: - HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: nhà văn là chiến sĩ - văn hoá văn nghệ là một mặt trận - Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “chớ mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sinh hoạt rất ít” - HCM luôn chú ý đến đối tượng sáng tác 2. Sự nghiệp văn học: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Người? - Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp) -Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành ) -Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 3. Phong cách nghệ thuật: Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ _HCM? Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn. -Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn. -Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi,có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại. -Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi dễ hiểu. HS có thể nắm và tái hiện được kiến thức, ví dụ: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? - Người xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. - HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học - HCM luôn chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết để làm gì?Viết như thế nào? Tác gia Tố Hữu 1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu : - Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy… - Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân HS nắm được kiến thức và tái hiện theo yêu cầu câu hỏi, ví dụ: Phong cách thơ Tố Hữu? a. Nội dung thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị rất sâu sắc. - Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. . bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 3. Phong cách nghệ thuật: Đặc điểm phong. người lính và người phụ nữ trong thơ. + Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình u. Nghệ thuật kể. vấn đề nhân sinh được đặt trong câu văn sau: “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh

Ngày đăng: 06/06/2015, 06:00

Xem thêm: De Cuong On Tap 2011(Chuan BGD)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975

    2. Kiến thức trọng tâm

    c. Đoạn 3: Ng­ười lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa

    1.Những nét chính về tác giả và tác phẩm, đoạn trích:

    Cầm vàng mà lội qua sông

    KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w