ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NV LỚP 8 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn NV 8 - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho hs II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao 1.Văn học : Ê-min hay bàn về gd -Nêu được tên văn bản, nêu sơ lược về tác giả ,tác phẩm Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ 10 % Số câu :1 Số điểm:1 Số câu:0 Số điểm:0 Số câu:0 Số điểm :0 Số câu:0 Số điểm :0 Số câu:1 1 điểm=10 % 2. Tiếng Việt - Hội thoại - Hành động nói - Câu cầu khiến - Nhận biết được lượt lời, vai xã hội - Trình bày được hành động nói - Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến , để từ đó nhận xét về quan hệ và tính cách các nhân vật Số câu : 3 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30% Số câu:2 Số điểm:2 Số câu: 1 Số điểm :1 Số câu:0 Số điểm :0 Số câu:0 Số điểm :0 Số câu:3 3 điểm=30% 3. Tập làm văn Viết bài văn nghị luận về vấn đề MQH giữa học và hành Số câu : 1 Số điểm : 8 Tỉ lệ 60% Số câu:0 Số điểm: 0 Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu:0 Số điểm:0 Số câu: 1 Số điểm :6 Số câu:1 6 điểm=60% Tổng số câu :5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % Số câu:3 Số điểm:3 30% Số câu:1 Số điểm:1 10% Số câu:0 Số điểm:0 Tỉ lệ: 0% Số câu:1 Số điểm:6 60% Số câu:5 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu: - Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói… Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo: - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 1 Trong cuộc hội thoại trên có mấy lượt lời ? Trình bày vai xã hội của Dế Mèn và Dế Choắt . (1 Đ) Câu 2 . Hãy nêu hành động nói của Dế Choắt. (1 Đ) Câu 3 . Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?( 1Đ) Câu 4 : Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả, và tác phẩm Ê-min hay bàn về giáo dục.( 1Đ) Câu 5 : Hãy viết 1 bài văn trình bày quan điểm của mình về mối quan hệ giữa học và hành.(6 Đ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1(1đ) : Gợi ý - Trong cuộc hội thoại trên có 4 lượt lời(0,5đ) - Vai xã hội : quann hệ trên dưới (0,5đ) Câu 2 : (1đ) Gợi ý : Hành động nói cuả Dế Choắt : “- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ” Dế choắt nói nhằm mục đích : mong Dế Mèn giúp đào ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn Câu 3 : (1 đ) Gợi ý: - Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là(0,5 đ) + Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. + Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… + Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! - Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.(0,5 đ) Câu 4 ( 1 đ) Gợi ý: Tác giả : Ru-xô(1712-1778) là nhà văn nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp Tác phẩm : Ê-min hay bàn về giáo dục ra đời năm 1762 .Trong tác phẩm, nhà văn bàn về chuyện giáo dục một em bé-ông đặt tên là Ê-min- từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành . Câu 5 : (6 đ) Gợi ý : Đây là đề bài nghị luận nên học sinh cần trình bày suy nghĩ , ý kiến , đánh giá của mình về mối quan hệ giữa Học và hành a) Mở bài. - Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập. b) Thân bài. - Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”? - Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì? + Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả. + Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên. - Tác dụng của việc học đi đôi với hành. + Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn. + Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. - Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học chay, lười học,… - Khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa học và hành c) Kết bài. Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NV LỚP 8 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn NV 8 -. làm bài cho hs II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao 1.Văn học : Ê-min hay bàn về gd -Nêu được tên. và sáng tạo trong học tập. - Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học chay, lười học, … - Khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa học và hành c) Kết