1 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 CỦA SỞ GIÁO DỤC Câu 1: sinh vật và môi trường (2đ) Câu 2: quần thể sinh vật – quần thể người (2đ) Câu 3: quần xã sinh vật (3đ) Câu 4: hệ sinh thái (3đ) Chú ý: - Không yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ, vẽ chuỗi và lưới thức ăn. - Phân tích sơ đồ giới hạn nhiệt độ, sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn. - Lưu ý trả lời các câu lệnh trong sách giáo khoa và các câu hỏi cuối bài. - Nội dung học cần bám sách giáo khoa. MỘT SỐ NỘI DUNG THAM KHẢO ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 (Kiểm tra HKII năm học 2009 - 2010) Bài 41 Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có 4 loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Ta phân biệt: - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Bài 42 1) Ảnh hưởng đến thực vật Ánh sáng làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng Lá Phiến lá nhỏ, mọc xiên, màu xanh nhạt Phiến lá lớn, nằm ngangmàu xanh thẫm Thân Thân cây thấp, có nhiều cành Chiều cao bị hạn chế bởi tán cây phía trên Quang hợp Cường độ cao khi ánh sáng mạnh Cường độ thấp khi ánh sáng mạnh Thoát hơi nước Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt Cây điều tiết thoát hơi nước kém Cây mọc trong rừng có ánh sáng chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây thiếu ánh sáng, quang hợp yếu và tạo ra ít chất hữu cơ. Do thiếu chất hữu cơ và nước nên cành phía dưới bị khô héo dần và rụng sớm. 2) Ảnh hưởng đến động vật - Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ví dụ: nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng ngàn kilômet để trú đông. - Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động của động vật. Ví dụ: gà rừng thường đi kiếm ăn trước lúc mặt trời mọc, cú mèo kiếm ăn vào ban đêm. Bài 43 Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của sinh vật. - Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây thường rụng nhiều lá để giảm sự thoát hơi nước. - Gấu sống ở vùng lạnh có lông dày và dài hơn khi sống ở vùng nóng. - Dơi có tập tính ngủ đông. Độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật - Cây sống nơi khô hạn có cơ thể mọng nước hoặc lá biến thành gai. - Cây sống nơi ẩm ướt, có nhiều ánh sáng: phiến lá hẹp, màu xanh nhạt. - Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, rộng, màu xanh sẫm. - Gặp điều kiện khô hạn, ếch nhái bị mất nhiều nước còn bò sát da có lớp vẩy sừng nên có khả năng chống thoát hơi nước. Bài 44 2 1) Quan hệ cùng loài giữa các sinh vật: - Hỗ trợ: khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc) thể tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. - Cạnh tranh: khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở… một số cá thể sẽ phải tách nhóm. 2) Quan hệ khác loài giữa các sinh vật: Quan hệ Đặc điểm, ví dụ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật VD: ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và ánh sáng mặt trời tổng hợp chất hữu cơ cho cả nấm và tảo sử dụng. Hợp tác Sự hợp tác không chặt chẻ giữa các sinh vật. VD: sau khi ăn, cá sấu há miệng rộng và sau đó các con chim choi choi sẽ rỉa các miếng thịt nhỏ cịn rắt trong răng của cá sấu. Hỗ trợ Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. VD: cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường, kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. Kí sinh Nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khgác, lấy chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. VD: giun đũa sống trong ruột người. Đối địch Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm động vật ăn thịt con mồi hay thực vật, thực vật bắt sâu bọ… VD: nai và cọp cùng sống trong một cánh rừng Cây nắp ấm bắt côn trùng Bài 47 Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ: rừng thông ở Lâm đồng, các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: - Tỉ lệ giới tính: thay đổi theo lứa tuổi và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. - Thành phần nhóm tuổi: được biểu hiện bằng tháp tuổi. - Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một một đơn vị diện tích hay thể tích, không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Sự điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể quanh mức cân bằng: - Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, mật độ quần thể giảm vì một số cá thể di cư, các cá thể cái giảm khả năng sinh sản, cá cá thể già và non dễ bị chết … - Khi mật độ cá thể giảm đến mức thấp nhất định, quần thể điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn. Bài 48 Quần thể người có những đặc điểm đặc trưng về kinh tế – xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa … do con người có lao động và tư duy. Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao. 3 Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia? - Điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước. - Không để dân số tăng quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. - Bảo đảm tốt chất lượng cuộc sống mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt. Bài 49 a) Thế nào là một quần xã sinh vật? Ví dụ. Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn… b) Các đặc điểm của quần xã Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Số lượng các loài trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Thành phần loài trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác c) Thế nào là cân bằng sinh học? Ví dụ. Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Ví dụ: gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh khiến số lượng chim ăn sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim ăn sâu quá nhiều sẽ ăn nhiều sâu khiến số lượng sâu sẽ giảm và số lượng chim ăn sâu cũng sẽ giảm theo. Bài 50 Thế nào là một hệ sinh thái? Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái công viên Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: trong công viên có: - Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước…. - Sinh vật sản xuất: cỏ, cây cảnh …… - Sinh vật tiêu thụ: chim, sóc, sâu bọ … - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm … Thế nào là một chuỗi thức ăn? Ví dụ Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Ví dụ: cỏ sâu chim vi khuẩn Thế nào là một lưới thức ăn? Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Nhóm sinh 9 . 1 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 CỦA SỞ GIÁO DỤC Câu 1: sinh vật và môi trường (2đ) Câu 2: quần thể sinh vật – quần thể người (2đ) Câu 3: quần xã sinh vật (3đ) Câu 4: hệ sinh thái (3đ). sách giáo khoa. MỘT SỐ NỘI DUNG THAM KHẢO ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 (Kiểm tra HKII năm học 20 09 - 2010) Bài 41 Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng môi trường sinh vật. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Ta phân biệt: - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm nhân tố sinh thái con