1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)

3 692 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37,5 KB

Nội dung

TÂY TIẾN (Quang Dũng) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc… - Phong cách thơ: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và lãng mạn tài hoa, thơ giàu chất họa, chất nhạc. 2. Đặc điểm về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng địch. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn binh khá rộng. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật song họ vẫn lạc quan và dũng cảm. - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, cuối năm 1948 chuyển đơn vị. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “ Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên là “Tây Tiến”. 3. Bài thơ Tây Tiến: a) Nội dung: - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: + Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình. + Đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ. + Thiên nhiên sông nước miền Tây hư ảo. + Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn. - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi”: + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn. + Vẻ đẹp bi tráng. b. Nghệ thuật: - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt… - Kết hợp chất nhạc và chất họa. c. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta. II. Luyện tập Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến. (Xem mục I.2) Bài tập 2: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến. Gợi ý: 1. Giới thiệu khái quát về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vẻ đẹp hình tượng đoàn binh Tây Tiến. 2. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến. a)Vẻ đẹp hào hùng: - Trong cuộc trường chinh gian khổ, lính Tây Tiến là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn, bệnh tật và chết chóc. - Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường, vượt lên, thách thức với hoàn cảnh của người lính (phân tích một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm, mắt trừng…) - Thái độ cứng cỏi, không hề run sợ trước cái chết (đi sâu phân tích các hình ảnh: rải rác… mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, về đất…) - Sự kết hợp giữa yếu tố bi và tráng đã tô đậm vẻ đẹp hào hùng của người lính. b)Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: -Người lính có lí tưởng lãng mạn- lí tưởng dâng hiến và sẵn sàng hi sinh- (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) khiến cho họ không chỉ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng mà còn thiêng liêng hóa, trang trọng hóa cái chết (áo bào thay chiếu, sông Mã gầm lên…) - Người lính có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có cái nhìn say đắm, hào hoa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc - Người lính có tâm hồn lãng mạn, rạo rực cảm xúc yêu đương (đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) - Vẻ đẹp lãng mạn của người lính được thăng hoa trong cảm hứng và bút pháp lãng mạn. 3. Đánh giá: - Tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng người lính xuất thân Hà Nội, làm hoàn thiện gương mặt người lính kháng chiến chống Pháp năm xưa, đặt Tây Tiến vào vị trí không thể thay thế trong thơ ca về đề tài người lính. - Sự tài hoa, tấm lòng chân thành của Quang Dũng đã dựng nên tượng đài bất tử về người lính vô danh trong chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Bài tập 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. *Gợi ý: Xem Đáp án câu 3a đề thi tốt nghiệp năm 2011- phần Định hướng ôn thi Tốt nghiệpTHPT Bài tập 4: Người lính Tây Tiến được khắc họa với vẻ đẹp như thế nào? Vẻ đẹp ấy có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ mọi thời đại? *Gợi ý: - Người lính Tây Tiến được khắc họa với vẻ đẹp: + Hào hùng, lẫm liệt: Có tinh thần yêu nước mãnh liệt và sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc; có lí tưởng sống đẹp đẽ; can trường, oai dũng trước mọi hoàn cảnh + Lãng mạn, hào hoa: cảm nhận tinh tế, sâu sắc; giàu tình cảm gắn bó; giàu lòng lạc quan yêu đời; khao khát tình yêu tuổi trẻ - Ý nghĩa của vẻ đẹp ấy đối với tuổi trẻ mọi thời đại: soi sáng cho tuổi trẻ biết sống có ý nghĩa với Tổ quốc, nhân dân, quê hương, gia đình; biết sống đẹp đẽ, có lí tưởng . Tây Tiến. (Xem mục I.2) Bài tập 2: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến. Gợi ý: 1. Giới thiệu khái quát về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vẻ đẹp hình tượng đoàn binh Tây Tiến. 2 gia nhập Tây Tiến năm 1947, cuối năm 1948 chuyển đơn vị. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “ Nhớ Tây Tiến . Khi in lại, tác giả đổi tên là Tây Tiến . 3 Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn

Ngày đăng: 05/06/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w