UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 352/SGDĐT-GDTrH Đồng Tháp, ngày 30 tháng 3 năm 2011 V/v kiểm tra học kỳ II, ôn thi tốt nghiệp và tổng kết năm học 2010 - 2011 cấp THCS, cấp THPT Kính gởi : - Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo; - Hiệu trưởng trường THPT; - Hiệu trưởng trường Năng Khiếu TDTT. Thực hiện kế hoạch thời gian và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011; Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn việc kiểm tra học kỳ II, ôn tập thi tốt nghiệp THPT, xét công nhận tốt nghiệp THCS và tổng kết năm học 2010 – 2011 như sau : I. KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011: 1. Yêu cầu và phạm vi đề kiểm tra học kỳ II: 1.1 Đề kiểm tra các môn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : - Kiểm tra những kiến thức cơ bản , khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của học sinh trong phạm vi môn học ở học kỳ II. - Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được quy định tại tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến, thức kỹ năng chương trình môn học; lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót. Phân loại được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học; - Mức độ phân hoá đề kiểm tra theo 3 cấp độ: 40% Nhận biết, 30% Thông hiểu và 30% Vận dụng. 1.2 Phạm vi đề kiểm tra: là chương trình học kỳ II, cụ thể: - Lớp 12 các môn Sở ra đề: Chương trình từ tuần thứ 20 đến 32; - Lớp 6, lớp 9 các môn Sở ra đề (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) chương trình từ tuần thứ 20 đến 32. 1.3 Thời gian làm bài: - Lớp 12: các môn thi tốt nghiệp THPT: Ngữ văn và Toán 120 phút/ môn; các môn Ngoại ngữ (môn thay thế “Lịch sử”), Vât lý, Sinh học, Địa lý 60 phút/ môn; các môn còn lại 45 phút/ môn; - Các lớp cấp THCS, lớp 10 và lớp 11: môn Ngữ văn và Toán 90 phút/ môn, các môn còn lại 45 phút/ môn; - Riêng môn Mỹ thuật lớp 7, lớp 8 thời gian làm bài 90 phút. 2. Biên soạn đề kiểm tra học kỳ II: 2.1 Bộ GDĐT biên soạn đề các môn thuộc chương trình tăng cường tiếng Pháp. 2.2 Sở GDĐT biên soạn đề: 1 - Lớp 12: các môn Ngữ văn, Địa lý, Toán, Vật lý, Sinh học và tiếng Anh ( môn thay thế Lịch sử). - Lớp 6 và lớp 9: Môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. 2.3 Phòng GDĐT: Biên soạn đề các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học và Sinh học. 2.4 Trường THPT, THCS ra đề các môn còn lại. 3. Lịch kiểm tra học kỳ II: 3.1 Cấp THPT: a) Lớp 12 đối với các môn thi tốt nghiệp: Ngày kiểm tra Giờ phát đề Môn Thời gian làm bài 13/4/2011 7 giờ 15 10 giờ 00 Ngữ văn Sinh học 120 phút 60 phút 14/4/2011 7 giờ 15 9 giờ 00 Địa lí Vật lí 60 phút 60 phút 15/4/2011 7 giờ 15 10 giờ 00 Toán học Tiếng Anh (Sử) 120 phút 60 phút Nhận đề tại phòng GDTrH lúc 9 giờ ngày 08/4/2011. b) Lớp 10, lớp 11 Ngày kiểm tra Lớp Giờ phát đề Môn Thời gian làm bài 09/5/2011 10 7 giờ 15 11 9 giờ 15 10/5/2011 10 7 giờ 15 Toán 90 phút 11 9 giờ 15 11/5/2011 10 7 giờ 15 Tiếng Anh 45 phút 11 8 giờ 30 Nhận đề tại phòng GDTrH lúc 9 giờ ngày 06/5/2011. c) Các môn còn lại: Trường quy định lịch kiểm tra trong khoảng thời gian: - Lớp 12 hoàn thành trước 15/4/2011; - Lớp 11 và lớp 10 từ ngày 03 đến 11/5/2011; 3.2 Cấp THCS: a) Lớp 6 và 9, buổi sáng Ngày kiểm tra Lớp Giờ phát đề Môn Thời gian làm bài 12 /5 /2011 6 7 g 15 9 9 g 15 13 /5 /2011 6 7 g 15 Toán 90 phút 9 9 g 15 14/5 /2011 6 7 g 15 Tiếng Anh 45 phút 9 8 g 30 2 b) Lớp 7 và 8, buổi chiều Ngày kiểm tra Lớp Giờ phát đề Môn Thời gian làm bài 12 /5 /2011 7 13 g 30 8 15 g 30 13 /5 /2011 7 13g 30 Toán 90 phút 8 15g 30 14/5 /2011 7 13g 30 Tiếng Anh 45 phút 8 14 g 45 Nhận đè tại phòng GDTrH lúc 9 giờ ngày 06/5/2011. c) Các môn Phòng GDĐT ra đề, phòng quy định lịch kiểm tra: trong khoảng từ ngày 03 đến 14/5/2011. d) Các môn còn lại, trường quy định lịch kiểm tra nhưng phải hoàn thành trước 14/5/2011 Môn tiếng Pháp lịch thi (CV gởi sau) Chú ý: sau khi kiểm tra học kỳ II, các đơn vị chỉ đạo tiếp tục thực hiện giảng dạy cho đến hết chương trình theo qui định. 4. Tổ chức sao in, coi và chấm bài kiểm tra: 4.1 Sao in đề kiểm tra Mỗi trường Trung học thành lập 1 hội đồng sao in đề kiểm tra, làm việc theo nguyên tắc đảm bảo bí mật trong suốt thời gian tổ chức kiểm tra. a) Thành phần ban sao in đề kiểm tra: - Trưởng ban: là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng nhà trường. - Thư ký và các uỷ viên do hiệu trưởng chỉ định trong số các cán bộ, giáo viên của trường. b) Tiêu chuẩn: cán bộ, giáo viên tham gia ban sao in để kiểm tra phải là những người có các điều kiện sau: - Là cán bộ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức bảo mật tốt; - Không có con, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc em ruột dự kiểm tra; - Không bị kỷ luật về công tác thi. c) Trách nhiệm: Tổ chức sao in theo qui định của quy chế; bảo mật, sao in đề theo qui định của trưởng ban. 4.2 Ban coi kiểm tra chất lượng học kỳ II: - Trưởng ban là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng nhà trường. - Thư ký là thư ký hội đồng giáo dục nhà trường. - Giám thị là giáo viên đang dạy trong trường, mỗi giám thị coi 1 phòng . 4.3 Ban chấm bài kiểm tra chất lượng - Trưởng ban là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng nhà trường. - Thư ký là thư ký hội đồng giáo dục nhà trường. - Giám khảo là giáo viên trong trường đang dạy. 3 Chú ý: Hiệu trưởng phải chỉ đạo và kiẻm tra giáo viên trả bài, sửa bài kiẻm tra học kỳ II. II. XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THCS Thực hiện theo Quy chế Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2006. Hội đồng xét công nhận TN THCS làm việc từ ngày 25 đến 26 tháng 5 năm 2011, công bố kết quả tạm thời xét công nhận TN THCS chậm nhất ngày 27/5/2011. Mẫu các giấy tờ và thống kê thực hiện theo công văn số 3864/BGD&ĐT-GDTrH ngày 12/5/2006, Sở đã sao gởi công văn và các biểu mẫu kèm theo vào tháng 5/2006. Riêng trong biểu mẫu “Danh sách người học đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp THCS” và “Danh sách người học được công nhận tốt nghiệp THCS” thêm cột “Nơi sinh” vào giữa 2 cột “Ngày, tháng, năm sinh” và “Có hộ tịch thường trú tại”. III. ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức vào các ngày 02, 03 và 04 tháng 6 năm 2011, theo công văn số 1594/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/3/2011 thông báo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ ( môn thay thế Lịch sử), Vật lý, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; căn cứ công văn số 1600/BGDĐT- GDTrH ngày 23/3/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn ôn tập thi TN THPT năm 2011, Sở GDĐT hướng dẫn các trường THPT thực hiện các nội dung sau: 1. Hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GDĐT trước 15/4/2011. 2. Căn cứ Công văn số 8255/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 07/12/2010 của Bộ GDĐT về việc thi tốt nghiệp THPT năm 2011; công văn số 1594/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/3/2011 của Bộ GDĐT về việc thông báo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011, nhà trường triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011; trong đó chú trọng rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập cho học sinh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010; xây dựng kế hoạch ôn tập bồi dưỡng học sinh dự thi TN THPT năm 2011 theo hướng dẫn tại công văn số 08/KH-SGDĐT ngày 21/02/2011 của Sở GDĐT. 3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Tổ chức việc ôn tập đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chú trọng việc giúp học sinh thông hiểu và vận dụng kiến thức. Giáo viên tổ chức ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng các tài liệu ôn tập, nội dung và hình thức tự ôn tập, tự đánh giá kết quả ôn tập. 4. Hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp ôn tập phù hợp. 4.1. Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. 4 4.2. Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh với kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời. 4.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức; tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu; cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. 4.4. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, có hiệu quả nhất, nhưng không quá tải. 5. Tổ chức thi diễn tập TN THPT vào ngày 12, 13 và 14 tháng 5 năm 2011 . Lịch thi: Ngày kiểm tra Buổi Giờ phát đề Tính giờ làm bài Môn Thời gian làm bài 12/5/2011 Sáng Chiều 7giờ 25 14giờ 15 7giờ 30 14giờ 30 Ngữ văn Sinh học 150 phút 60 phút 13/5/2011 Sáng Chiều 7giờ 25 14giờ 15 7giờ 30 14giờ 20 Địa lí Vật lý 90 phút 60 phút 14/5/2011 Sáng Chiều 7giờ 25 14giờ 15 7giờ 30 14giờ 30 Toán học N. Ngữ (Sử) 150 phút 60 (90) phút Nhận đề tại phòng GDTrH lúc 9 giờ ngày 06/5/2011. 6. Sửa bài thi diễn tập, rèn luyện kỹ năng làm bài thi: Nhà trường chỉ đạo giáo viên sửa lỗi bài làm, rút kinh nghiệm kỹ năng làm bài và thường xuyên động viên, tạo tâm lý tự tin, để các em yên tâm ôn tập đạt kết quả tốt. IV. TỔ CHỨC TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010 – 2011 Công văn số 860/SGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2010 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2010-2011, Sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010 - 2011, trong đó tập trung vào các nội dung sau: A. Nội dung tổng kết 1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học theo chủ đề: "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục"; thực hiện các phong trào thi đua do Sở GDĐT phát động. 2. Quy mô phát triển học sinh (báo cáo số học sinh giảm, bỏ học trong năm học), các loại hình trường lớp THCS, THPT, 3. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: - Tổ chức bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; bồi dưỡng giáo dục giá trị - giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên . 5 - Triển khai dạy học tự chọn, dạy học nội dung giáo dục địa phương; giảng dạy tích hợp trong một số môn học. - Dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần. 4. Thực hiện hoạt động giáo dục Giáo dục hướng nghiệp, giáo dục Nghề phổ thông, giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: 6. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2010-2011 của học sinh (theo mẫu gởi sau). 7. Công tác xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 cấp THCS; công tác tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 cấp THPT. 8. Biện pháp và kết quả phổ cập giáo dục THCS tính đến thời điểm tháng 5/2011. 9. Biện pháp và kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia tính đến thời điểm tháng 5/2011 10. Biện pháp và kết quả thực hiện công tác xây dựng CSVC, tự làm TBDH sử dụng thiết bị dạy học, chất lượng và hiệu quả khai thác sử dụng thiết bị dạy học. 11. Biện pháp và kết quả xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đối với GDTrH. 12. Biện pháp và kết quả thực hiện xã hội hoá giáo dục; 14. Việc chấp hành quy định về chế độ thông tin, báo cáo; công tác thi đua, khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến. 15. Những ý kiến đề nghị với Sở, Bộ GDĐT liên quan đến GDTrH. (Các mẫu biểu thống kê số liệu kèm theo báo cáo tổng kết, Sở sẽ gởi về đơn vị vào đầu tháng 5/2011; các đơn vị gởi báo cáo kèm theo biểu thống kê số liệu về Sở chậm nhất 30/5/2011. Lưu ý: Trong báo cáo cần có sự so sánh các kết quả đạt được với năm học 2009-2010) B. Quy trình tổng kết: Việc tổng kết năm học 2010 - 2011 phải được tổ chức từ giáo viên, tổ chuyên môn, trường (THCS, THPT) đến phòng GDĐT, nên các đơn vị phải thực hiện đúng các bước sau. 1. Giáo viên dạy lớp: Kiểm điểm công tác năm học cần tập trung vào việc đánh giá, rút kinh nghiệm về các mặt: bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo kế hoạch giáo dục; đồng thời sưu tầm, biên soạn tài liệu, bài giảng, đề kiẻm tra giúp giáo viên, học sinh tham khảo; góp ý của giáo viên được tập hợp theo tổ chuyên môn, hiệu trưởng gởi về Phòng, Sở. 2. Tổ chuyên môn: Cần tập trung vào việc đánh giá, rút kinh nghiệm về các mặt: thực hiện hướng dẫn chuản kiến thức, kỹ năng; đổi mới phương pháp dạy học, 6 đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng thết bị dạy học và các biện pháp dạy học hiệu quả, giúp đỡ học sinh học lực loại yếu, kém. 3. Hiệu trưởng các trường: 3.1 Tổ chức, kiểm tra việc xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh học kỳ và cuối năm thật chặt chẽ, đặc biệt chú ý xét điều kiện học sinh lớp cuối cấp dự thi TN THPT, dự xét công nhận TN THCS. Thông báo kịp thời đến gia đình học sinh và học sinh kết quả và kế hoạch bồi dưỡng ôn thi TN THPT. 3.2 Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học ( theo mẫu sẽ gởi sau), biểu dương khen thưởng những cán bộ giáo viên trong đơn vị. 3.3 Tổ chức thảo luận, góp ý về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong báo cáo tổng kết năm học; về tổ chức quản lý thực hiện nội dung CT-SGK, phương pháp và phương tiện đồ dùng dạy học; về công tác bồi dưỡng giáo viên; chế độ chính sách và những đề xuất khác. 3.4 Gửi báo cáo Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học, báo cáo tổng kết năm học ( kèm theo các biểu thống kê tổng hợp kết quả từng môn học, số liệu thống kê số liệu. Gởi đề và hướng dẫn chấm các môn trường ra đề kiểm tra học kỳ, trước ngày 30/5/2011. 4. Trưởng phòng giáo dục –Đào tạo :chỉ đạo các trường THCS tổng kết năm học 2009-2010; thực hiện báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2009-2010 trên địa bàn; gởi các báo cáo (kèm theo các biểu thống kê, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm các môn do Phòng ra đề về Sở trước ngày 08/6/2010. Báo cáo tổng kết, các biểu mẫu và đề kiểm tra học kỳ 2 gởi về địa chỉ: phonggdtrh.sodongthap@moet.edu.vn trước khi gởi văn bản chính thức. Sở GDĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai việc kiểm tra học kỳ II, tổng kết năm học và chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi TN THPT; trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc đơn vị báo cáo về Sở (qua phòng GDTrH) để được hướng dẫn giải quyết. Nơi nhận : KT.GIÁM ĐỐC -Như trên ( thực hiện); PHÓ GIÁM ĐÓC -Lãnh đạo Sở ( để biết); (đã ký) -Phòng chuyên môn Sở (để phối hợp); -Lưu: VT, h (65). Phan Thị Thu Hà 7 . kết năm học 20 10 – 20 11 như sau : I. KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 20 10 -20 11: 1. Yêu cầu và phạm vi đề kiểm tra học kỳ II: 1.1 Đề kiểm tra các môn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : - Kiểm tra những. CHỨC TỔNG KẾT NĂM HỌC 20 10 – 20 11 Công văn số 860/SGDĐT-GDTrH ngày 14/8 /20 10 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 20 10 -20 11, Sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị. TDTT. Thực hiện kế hoạch thời gian và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 20 10 – 20 11; Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn việc kiểm tra học kỳ II, ôn tập thi tốt nghiệp THPT,