Tham dinh chat luong

5 177 0
Tham dinh chat luong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tham luận hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phơng pháp dạy học Môn Ngữ văn THIếT Kế Bộ CÔNG Cụ KIểM TRA ĐáNH GIá MÔN NGữ VĂN TRuNG HọC CƠ Sở THEO YÊU CầU ĐổI MớI GV: Nguyễn Danh Hoàng Trờng THCS Hà Châu - Hà Trung 1. Kiểm tra đánh giá đối với việc đổi mới phơng pháp dạy học Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) là một đòi hỏi bức thiết, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp ngời dạy và ngời học nhìn nhận đúng thực chất việc dạy học bộ môn, từ đó có những biện pháp thiết thực nâng cao chất lợng. Một trong những yêu cầu đổi mới chơng trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) đã và đang thực hiện là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phơng pháp và kiểm tra - đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì tất cả đều trở nên vô nghĩa. Chính vì thế việc ra đề kiểm tra cần suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi kỹ hơn để tránh những quan niệm thiên lệch, cực đoan, vội vàng khiến thiếu đi sự toàn diện, khách quan và công bằng và nhất là làm sao để việc kiểm tra, đánh giá phải góp phần thúc đẩy đổi mới phơng pháp dạy học, nâng cao chất lợng dạy học. Trong thực tế, khi triển khai thực hiện yêu cầu này giáo viên (GV) vẫn còn có những lúng túng nhất định. Từ những điều tiếp thu đợc trong đợt bồi dỡng do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức hè năm 2008 và thực tế của bản thân, tôi xin đợc trình bầy ý kiến, kinh nghiệm về vấn đề thiết kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS theo yêu cầu đổi mới, nhằm góp một tiếng nói riêng trong quá trình đổi mới phơng pháp dạy học. Rất mong nhận đợc những thông tin phản hồi từ đồng nghiệp để công việc này đạt đợc những kết quả tốt hơn. 2. Một số thuật ngữ cần bám sát trong quá trình xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá Nh đã nói ở trên, kiểm tra đánh giá không chỉ là việc kết luận kết quả học tập của học sinh tại một thời điểm nào đó mà còn có thể định hớng đánh giá cả quá trình giáo dục giúp cho giáo viên có thể điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao. Xuất phát từ vai trò đó, giáo viên cần phải có một cách hiểu đúng đắn một số thuật ngữ sau: Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo; làm cơ sở cho những chủ tr- ơng, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Từ đó có thể hiểu đánh giá kết quả học tập của HS trong các môn học là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định s phạm của GV và nhà trờng, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn [Hoàng Đức Nhuận - Lê Đức Phúc, Cơ 1 sở lí luận của việc đánh giá chất lợng học tập của học sinh phổ thông, tr 13]. Theo quan điểm trên, đánh giá thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy và học, vừa góp phần điều chỉnh chính quá trình này. Để có thể thực hiện tốt các chức năng trên, việc đánh giá kết quả học tập của HS cần đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục, có tính hệ thống và toàn diện, đảm bảo tính khách quan và công khai; những yêu cầu đó cũng chính là những thớc đo giá trị của đánh giá. Kiểm tra đợc xem là phơng tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá. Thông qua việc sử dụng bộ công cụ kiểm tra đợc xây dựng dựa trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá [Trần Kiều, Bớc đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của HS lớp 6, GD, tr.5]. Nh vậy, nếu coi đánh giá là mục đích của một hoạt động thì kiểm tra là phơng tiện quan trọng để thực hiện mục đích; nói cách khác, nếu đánh giá dựa trên các mục tiêu đợc xác định thì kiểm tra căn cứ trên những tiêu chí t- ơng ứng với các mục tiêu, nếu đánh giá nhằm hớng tới một quyết định liên quan tới mục tiêu thì kiểm tra nhằm so sánh sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã định ra. Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp GV có thể nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi HS qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học, một chơng hoặc một giai đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân hoá cho từng đối tợng học sinh. Có nhiều cách thức và phơng tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả; trong nhà trờng hiện nay, phơng tiện (hay công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra. Đề kiểm tra là những câu hỏi hoặc bài tập đợc đa ra, đòi hỏi HS phải trả lời, giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tơng đối cụ thể về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của HS trong quá trình học tập bộ môn. Để thực hiện tốt các chức năng của đánh giá, việc xây dựng bộ công cụ kiểm tra (các đề kiểm tra) cần đợc tiến hành vào đúng các thời điểm trong quá trình dạy học và cần đợc sắp xếp theo một hệ thống hợp lí. Có nghĩa là hệ thống đề kiểm tra môn học một mặt cần đáp ứng đầy đủ các cấp độ, các hình thức đợc quy định nh: kiểm tra thờng xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra tổng kết (còn gọi là thi); kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, ; mặt khác, mỗi đề kiểm tra trong hệ thống cần có mối quan hệ lôgích về mặt nội dung, phản ánh đợc sự liên kết và phát triển của các kiến thức, kĩ năng đợc trang bị và rèn luyện cho HS qua môn học, thể hiện đợc quan điểm xây dựng và triển khai CT và SGK, tạo nên giá trị đánh giá cao của bộ công cụ. Để đánh giá chất lợng của một đề kiểm tra, ngời ta thờng dùng một số đại lợng đặc trng nh: độ khó và độ phân biệt (chỉ số về chất lợng của mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra, thể hiện sự phân hoá cho các đối tợng HS), độ tin cậy và độ giá trị (chỉ số về chất lợng của cả bài kiểm tra căn cứ vào độ chính xác của phép đo và mức độ đạt đợc mục tiêu đặt ra trong phép đo). Những chỉ số trên đợc xác định qua việc thống kê và phân tích kết quả làm bài của HS đối với mỗi đề kiểm tra. Nh vậy, để một đề kiểm tra với t cách là một phép đo thực sự có giá trị, đòi hỏi ngời GV cần nắm vững mục tiêu của quá trình dạy học, nội dung và phơng pháp dạy học của mỗi bài học cũng nh mục tiêu đánh giá của mỗi bài kiểm tra. 2 Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện đánh giá. Khái niệm chuẩn đợc hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt đợc trong việc xem xét, đánh giá chất l- ợng sản phẩm. Do vậy chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà ngời học phải đạt đợc [Trần Kiều, tlđd, tr.6]. Việc xác định chuẩn đánh giá sẽ là cơ sở để định ra cụ thể nội dung và hình thức kiểm tra trong môn học, cũng là căn cứ để có thể đo một cách chính xác các mức độ nhận thức và vận dụng của học sinh. 3. Qui trình biên soạn bộ công cụ kiểm tra môn Ngữ văn: Từ nhận thức những yêu cầu trên, tôi đã cố gắng xây dựng một qui trình thiết kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá khoa học, đúng mục tiêu, phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng qui định. Qui trình chung gồm các bớc: Bớc 1: Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra Trong môn Ngữ văn, bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận gồm: Kiểm tra 1 tiết văn học, 1 tiết tiếng Việt, kiểm tra học kì. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, chúng ta xác định mục đích yêu cầu kiểm tra về năng lực tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể. Bớc 2: Xác định khung mục tiêu, kiến thức cần kiểm tra Đây là bớc quan trọng trong quá trình thiết kế bộ công cụ kiểm tra. Bắt đầu từ việc liệt kê tên từng đơn vị bài học, xác định trọng tâm kiến thức và xác định các mục tiêu, kiến thức cần kiểm tra cụ thể cho mỗi đơn vị bài học cả về kiến thức và kĩ năng theo chuẩn. Mỗi đơn vị bài học có thể xác định đợc ít nhất 3 mục tiêu cụ thể. Bớc 3: Xây dựng câu hỏi theo các cấp độ t duy cho từng mục tiêu kiểm tra. Tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tơng ứng với trọng tâm kiến thức đã xác định ở bớc 2. Mỗi mục tiêu kiểm tra có thể xây dựng đợc ít nhất 1 câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, 1 câu hỏi trắc nghiệm mức độ thông hiểu và ít nhất 1 câu hỏi vận. Nh vậy, nếu có 20 mục tiêu kiểm tra, chúng ta có thể có ít nhất 40 câu hỏi trắc nghiệm và khoảng 20 câu hỏi vận dụng. Khi xây dựng câu hỏi nên diễn đạt tờng minh, độ nhiễu của các phơng án không quá lớn. Bớc 4: Kiểm tra thử, điều chỉnh câu hỏi Thông thờng, do tính bảo mật của đề kiểm tra, chúng ta không tổ chức kiểm tra thử để đánh giá tính chính xác và hợp lí của các câu hỏi. Với số lợng 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, có thể đảo phơng án đúng để hình thành ngân hàng gồm 160 câu hỏi kiểm tra. Số lợng đó đủ để thực hiện thao tác thử bằng cách cho học sinh ôn tập (trong phân phối chơng trình mới, trớc các tiết kiểm tra đều có tiết ôn tập). Qua ôn tập có thể thấy đợc những hạn chế cần điều chỉnh trong từng câu hỏi. Bớc 5: Hình thành đề kiểm tra Sau khi có hệ thống câu hỏi, cần xác định số câu hỏi/ cấp độ t duy/ số điểm dành cho đề kiểm tra. Với đề kiểm tra 1 tiết, theo tôi nên thiết kế theo hai mô hình ma trận sau: Mô hình 1: dành cho lớp có mặt bằng chung cao: - Trắc nghiệm khách quan: 12 câu = 3 điểm (0,25 điểm/ câu), trong đó: + 5 câu nhận biết = 1,25 điểm + 7 câu thông hiểu = 1,75 điểm - Trắc nghiệm tự luận: 2 câu/7 điểm, trong đó: + 1 câu vận dụng thấp = 2 điểm 3 + 1 câu vận dụng cao = 5 điểm Mô hình 2: dành cho các lớp đại trà: - Trắc nghiệm khách quan: 8 câu = 4 điểm (0.5 điểm/ câu), trong đó: + 3 câu nhận biết = 1,5 điểm + 5 câu thông hiểu = 2,5 điểm - Trắc nghiệm tự luận: 2 câu = 6 điểm, trong đó: + 1 câu vận dụng thấp = 2 điểm + 1 câu vận dụng cao = 4 điểm Căn cứ vào mặt bằng chất lợng từng lớp, giáo viên lập bảng ma trận đề và rút câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi để hình thành bộ đề kiểm tra. Nh vậy, từ bộ công cụ kiểm tra đánh giá này ta có thể có các bộ đề khác nhau cho mỗi lớp nhng vẫn đảm bảo khách quan, hợp lí và công bằng. Bớc 6: Tiến hành kiểm tra trong phạm vi hẹp, thống kê kết quả kiểm tra và điều chỉnh lại câu hỏi nếu cần Từ bộ công cụ vừa xây dựng đợc, GV có thể chọn một tổ hay một lớp để kiểm tra. Sau khi HS làm bài, GV soạn đề trực tiếp chấm bài kiểm tra theo đáp án và biểu điểm đã chuẩn bị. Sau khi chấm cần lập bảng thống kê kết quả để xem xét mức độ làm bài của HS. Từ bảng thống kê, có thể xem xét và điều chỉnh lại câu hỏi nếu thấy quá dễ hoặc quá khó. Bảng thống kê cần chi tiết nh sau: S TT Họ và tên Các câu hỏi và trả lời của HS (Đ: đúng; S: sai) Tổng điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Nguyễn Văn A Đ Đ S Đ Đ Đ Đ S 8,5 2 Trần Văn B Đ S S Đ S Đ S Đ 7,5 3 Lê Đức C Đ Đ S Đ Đ Đ S S 8,0 Tổng số HS làm đúng/câu Cần chú ý xem xét lại những câu hỏi mà tất cả HS đều làm đúng 100% và những câu hỏi mà tất cả HS khá, giỏi đều làm sai để điều chỉnh lại mức độ cho hợp lí. Bớc 7: Cho HS làm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả: Đây là bớc cuối cùng, đa đề vào thực tế để kiểm tra, giúp đánh giá chất lợng học tập của HS. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, GV có thể có những biện pháp cần thiết để giúp đỡ HS yếu, kém; bồi dỡng HS khá, giỏi và nếu cần thì điều chỉnh phơng pháp dạy học của mình cho phù hợp. Hà Trung, tháng 02 năm 2009 Tài liệu tham khảo: 1. Trần Kiều, Bớc đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của HS lớp 6. 2. Hoàng Đức Nhuận - Lê Đức Phúc, Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lợng học tập của học sinh phổ thông. 4 3. PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới đề văn và những ngộ nhận cực đoan, http://vietbao.vn/Giao-duc/ 4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn - NXBGD 5 . Tham luận hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phơng pháp dạy học Môn Ngữ văn THIếT. cần thì điều chỉnh phơng pháp dạy học của mình cho phù hợp. Hà Trung, tháng 02 năm 2009 Tài liệu tham khảo: 1. Trần Kiều, Bớc đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của HS lớp 6. 2. Hoàng

Ngày đăng: 05/06/2015, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan