1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiểm tra Văn 7 Kì II

3 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 75 KB

Nội dung

ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút A -PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) I. Chọn phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) 1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào? A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Đặng Thai Mai D. Hoài Thanh 2. Nghệ thuật tác giả dùng trong truyện “Sống chết mặc bay”: A. Dùng những hình ảnh so sánh kết hợp phép tăng cấp. B. Lời văn giàu hình ảnh cảm xúc bộc lộ tính cách nhân vật. C. Kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp. D. Dùng những hình ảnh phóng đại để tô điểm cho các vụ kiện. 3. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?: A. Văn học dân gian. B. Văn học viết. C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ. 4. Câu "Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy" đã rút gọn thành phần nào của câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ 5. Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì? A. Làm cho câu ngắn gọn. B. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. C. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. 6. Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Tranh luận B. So sánh C. Ngợi ca C. Phê phán 7. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Mẹ đang nấu cơm B. Lan được thầy giáo khen C. Trời mưa to D. Trăng tròn 8. Trong bài “Ý nghĩa văn chương”, theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp. (1 điểm) A B 1. Câu chủ động a. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ vị. 2. Câu đặc biệt b. Là loại câu đã lượt bỏ một số thành phần. 3. Câu rút gọn c. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. 4. Câu bị động d. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. B- PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: (1điểm) Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động theo 2 cách. “Văn chương sáng tạo ra sự sống.” Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Câu 3: (5 điểm) “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, con người cần bảo vệ rừng”. Em hãy chứng minh điều đó. HƯỚNG DẪN CHẤM A/ Trắc nghiệm: (3 điểm) I/ Mỗi ý đúng 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 A C A A C C B D II. Mỗi ý đúng 0.25 điểm 1"d 2"a 3"b 4"c B/ Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1: - Sự sống được văn chương sáng tạo ra. 0,5 - Sự sống được sáng tạo ra. 0,5 Câu 2: Nêu đúng ý nghĩa văn bản 1,0 Câu 3: 1. Yêu cầu chung: - Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định chính xác luận điểm phải chứng minh. - Từ đó, xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lý, rõ ràng, mạch lạc, có khả năng làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, sắp xếp dẫn chứng hợp lý, có khả năng làm sáng tỏ luận điểm. - Chữ viết dễ đọc, đúng chính tả. Văn rõ ràng, đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục. - Trong quy định làm bài, luôn tự kiểm tra xem viết như thế thì luận điểm đã trở nên rõ ràng và có sức thuyết phục chưa. 2. Yêu cầu cụ thể: a-Mở bài: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, vì vậy con người cần phải bảo vệ rừng. b-Thân bài: -Những lợi ích, tài nguyên rừng mang lại cho con người: + Cung cấp hàng trăm loại gỗ quý hiếm dùng trong xây dựng và chế tạo đồ dùng sinh họat. + Cho nhiều thảo mộc là những loại thuốc quý. + Cung cấp nhiều thực phẩm giá trị cho con người. + Giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho sông, suối. + Tạo nguồn dưỡng khí cho con người. + Ngăn lũ, chống xói mòn cho đất đai. + Tạo cảnh quan hữu tình, hệ sinh thái xanh-sạch- đẹp. - Con người cần bảo vệ rừng: + Khai thác rừng có tổ chức, có kế hoạch: phân loại rừng để có kế hoạch khai thác, khoanh vùng, bảo vệ, chống bọn lâm tặc khai thác, chặt phá rừng bừa bãi, vô kế hoạch. + Chống đốt phá rừng tùy tiện: phòng chống cháy rừng, tránh không để hỏa hoạn gây thiệt hại lớn, chống nạn phá rừng làm mất nguồn nước gây hạn hán. +Trồng cây gây rừng. c-Kết bài: -Rừng là kho tài nguyên vô giá. - Bảo vệ, chăm sóc rừng là ý thức, là trách nhiệm của tất cả mọi người. Hiểu đề, nắm vững thể loại, biết phương pháp làm bài, văn mạch lạc, trôi chảy, ý phong phú, dẫn chứng tiêu biểu phù hợp vấn đề chứng minh, bài sáng tạo, làm sáng tỏ luận điểm, có sức thuyết phục cao, sai không quá 2 lỗi chính tả. 5,0 Hiểu đề, biết cách làm từng phần, văn dễ theo dõi, có sức thuyết phục, tuy nhiên có một vài chỗ diễn đạt chưa suông sẻ, mắc không quá 4 lỗi chính tả. 4,0 Bài làm đạt yêu cầu, bố cục đủ, diễn đạt tương đối, dẫn chứng tốt, tuy nhiên diễn đạt còn vụng về, lúng túng, mắc không quá 6 lỗi chính tả. 3,0 Bài tỏ ra hiểu đề nhưng diễn đạt vụng, sắp xếp dẫn chứng chưa đạt yêu cầu, mắc nhiều lỗi chính tả. 2,0 Bài kém, ý nghèo, thiếu cố gắng. 1,0 Bài làm bỏ giấy trắng, lạc đề. 0,0 MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Câu rút gọn 1 (0,5) 1 (0,5) Văn nghị luận 2 (1,0) 1 (5,0) 2 (6,0) Trạng ngữ 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1,0) Dùng cụm C-V để MRC 1 (0,5) 1 (0,5) Văn bản hành chính 2 (1,0) Chuyển đổi câu chủ động 1 (1,0) 1 (1,0) 1 (1,0) 1 (1,0) Tổng số 5 (2,5) 1 (1,0) 1 (5,0) 5 (3,0) 3 (7,0) Duy Nghĩa, ngày 30 tháng 3 năm 2011 GVBM TTCM HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Lộc Kiều Hùng . kiện. 3. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?: A. Văn học dân gian. B. Văn học viết. C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ. 4. Câu "Có. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút A -PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) I. Chọn phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) 1. Văn bản “Tinh thần yêu. đúng 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 A C A A C C B D II. Mỗi ý đúng 0.25 điểm 1"d 2"a 3"b 4"c B/ Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1: - Sự sống được văn chương sáng tạo ra.

Ngày đăng: 05/06/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w