Đề kiểm tra Văn 9 kì II

10 682 0
Đề kiểm tra Văn 9 kì II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên:……………………………………Lớp: 9A… KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 130 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 (Đề 1) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm Câu 1: Cho câu thơ sau ” Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” a.Câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của nhà thơ nào? b.Từ người đồng mình có nghĩa là gì? Câu 2: Trình bày nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải? Câu 3 : Phân tích hình ảnh Mặt trời trong 2 câu thơ sau: Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Câu 4: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa cùng sự chiêm nghiệm về đời người? BÀI LÀM ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 130 MÔN : NGỮ VĂN 9 MÃ ĐỀ: 1 Câu 1: (2đ) a. Câu thơ trên trích trong bài thơ Nói với con của Y Phương. (1đ) b. Người đồng mình: Người vùng minh, miền minh. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.(1đ) Câu 2: (1đ) Bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dan tộc. Câu 3: (2đ) - Học sinh phân tích được biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong hai câu thơ. Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ nhất chỉ Mặt trời thật soi sang nhân gian. Hình ảnh Mặt trời trong câu thứ hai chỉ Bác Hồ soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của bác Hồ, thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Câu 4: (5đ) 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách trình bày bài viết cảm thụ về một đoạn thơ . - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB, KB - Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, khoa học, không dùng từ sai , đúng chính tả , ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 2. Một số định hướng cho nội dung bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ. b. Thân bài: Cảm nhận về khổ thơ * Hai câu đầu là Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ : nắng đã nhạt dần, mưa cũng không còn nhiều nữa. * Hai câu sau: - Ý nghĩa tả thực: hiện tượng sâm, hàng cây là thiên nhiên lúc sang thu. - Ý nghĩa ẩn dụ: sấm : là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. -Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải.Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình khi con người từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. Học sinh phân tích được mạch cảm xúc tiếp tục dâng cao, tuy vậy đã có bề sâu của sự đối sánh và chiêm nghiệm. Hai câu cuối vừa tả thực, vừa có hàm ý về cuộc đời của mỗi con người: mọi tác động của khách quan đối với người đứng tuổi cũng đã khác xưa. Qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn vững vàng hơn. Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lý nhân sinh. c. Kết bài: Suy nghĩ cảm xúc , ấn tượng về khổ thơ. BIỂU ĐIỂM 1.Hình thức: 1 điểm Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, bố cục khoa học, trình bày sạch sẽ. 2. Nội dung: 4 điểm: a. Mở bài: 0,5 điểm. b. Thân bài: 3 điểm : Phân tích hai câu đầu: 1đ Phân tích hai câu sau: 2đ c. Kết bài: 0,5 điểm * Lưu ý : Giáo viên linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm phần tự luận. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 156 MÔN : NGỮ VĂN 9 MÃ ĐỀ: 1 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI Câu 1: Đoạn trích Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm nào? Nêu một vài nét chính về tác giả của tác phẩm đó? Câu 2: Xác định tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu? Câu 3 : Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 156 MÔN : NGỮ VĂN 9 MÃ ĐỀ: 1 Câu 1: (2đ) Đoạn trích Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm Rô-bin-sơn Cru-xô của nhà văn Đ. Đi-phô (1660-1731). (1đ) Ông là nhà văn người Anh ở thế kỉ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuôi. Ngoài tác phẩm Rô-bin-sơn Cru-xô(1719) ông còn viêt một số cuốn khác như Thủ lĩnh Xinh-gơn-ton(1720), Rô-xa-na… (1đ) Câu 2 : (3đ) Học sinh phân tích được tình huống truyện độc đáo của truyện ngán " Bến quê" - Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa người trên giường bệnh (1đ) - Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới ấy thế mà, căn bệnh quái ác lại buộc anh vào giường bệnh và hành hạ anh, ngay cả bãi bồi bên kia sông gần ngay đấy mà anh không thể đặt chân đến (1đ) - Tạo ra chuỗi những tình huống nghịch lý như vậy, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời, chiêm nghiệm một triết lý về đời người (1đ) Câu 3: (5đ) 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách trình bày bài viết cảm thụ về một đoạn thơ . - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB, KB - Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, khoa học, không dùng từ sai , đúng chính tả , ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 2. Một số định hướng cho nội dung bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định. b. Thân bài: Học sinh cần phân tích: - Phương Định là cô gái Hà Nội đi thanh niên xung phong. Là cô gái trẻ, đẹp. - Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao ba ngấn, đôi mắt nhìn xa xăm => Vẻ đẹp hấp dẫn của cô gái thị thành, và nhạy cảm. (0,5) -Phương Định hồn nhiên, vô tư, pha chút tinh nghịch, mơ mộng và rất nhạy cảm. -Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo , tôi không sợ nữa => Tình đồng đội đã tiếp thêm lòng dũng cảm cho người chiến sĩ trẻ này. (0,5) - Tôi dùng xẻng đào dưới đất lạnh gai người, tôi rùng mình -Hồi hộp lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt không cụ thể. => Tác giả miêu tả diễn biến tâm, lí tỉ mỉ chân thực đến từng chi tiết, từng cảm giác, ý nghĩ. (0,5) -Phương Định yêu thương chăm sóc đồng đội khi bị thương Tối rửa bông băng cho Nho, pha sữa cho bạn, hát cho bạn nghe => Phương Định là cô gái có tâm hồn phong phú, trong sáng, vô tư, có tình thương yêu đồng đội sâu sắc, nhưng rất nhạy cảm. (0,5) => Tác giả thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. (0,5) => Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hồn nhiên , dũng cảm, có tinh thần đồng đội, dám hi sinh, có học vấn. (0,5) c. Kết bài: Suy nghĩ cảm xúc , ấn tượng về nhân vật Phương Định. BIỂU ĐIỂM 1.Hình thức: 1 điểm Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, bố cục khoa học, trình bày sạch sẽ. 2. Nội dung: 4 điểm: a. Mở bài: 0,5 điểm. b. Thân bài: 3 điểm : c. Kết bài: 0,5 điểm * Lưu ý : Giáo viên linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm phần tự luận. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 159 MÔN : NGỮ VĂN 9 MÃ ĐỀ: 1 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI Câu 1: Xác định khởi ngữ trong câu sau: Còn tôi, tôi là một học sinh vùng cao. Câu 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ? Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. Câu 3: Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bàng những biện pháp chính nào? Câu 4: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây? a, Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi) b, Có vẻ như cơn bão đã qua đi. Câu 5: a,Tìm thành phần phụ chú trong câu sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với những từ ngữ có liên quan . "Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng Trái Đất - từ mép tấm đệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân." ( Nguyễn Minh Châu, Bến quê) b, Tìm thành phần gọi đáp trong câu sau và cho biết từ đó được dùng để gọi hay để đáp. " Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!" (Nguyễn khoa Điềm, Khúc hát ru ngững em bé lơn trên lưng mẹ) Câu 6: Xác định hàm ý trong câu in đậm sau: A : Ngày mai mày có đi xem phim không? B : Tao còn phải học bài . ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 159 MÔN : NGỮ VĂN MÃ ĐỀ: 1 Câu 1: (0,5đ) Khởi ngữ trong câu này là từ tôi thứ nhất Câu 2: (1đ) Thông minh thì nó cũng thông minh nhưng cẩu thả thì nó cũng hơi cẩu thả. Câu 3: (2đ) Về hình thức các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: + Phép lặp từ ngữ. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng +Phép thế + Phép nối Câu 4: (2đ) a, Thành phần cảm thán: Ôi (1đ) b, Thành phần tình thái: Có vẻ như (1đ) Câu 5: (4đ) a, Thành phần phụ chú: Từ mép tấm đệm ra mép tấm phản. Kiểu quan hệ: bổ xung nội dung cho cụm từ đứng sau, giải nghĩa cho cụm từ trước nó. (2đ) b, Thành phần gọi đáp: Ơi, hỡi.Nhứng từ này dùng để gọi. (2đ) Câu 6: (0,5đ) Hàm ý : không đi xem phim. Họ và tên:……………………………………… Lớp: 9A… KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 130 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 (Đề 2) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm Câu 1: Chép tiếp các câu còn lại trong khổ thơ sau: Ta làm con chim hót …………………… …………………… …………………… Em hãy cho biết đoạn thơ vừa chép được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Trình bày nội dung chính của bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go? Câu 3 : Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong 2 câu thơ sau: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Câu 4: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa cùng sự chiêm nghiệm về đời người? BÀI LÀM . Họ và tên:……………………………………Lớp: 9A… KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 130 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 (Đề 1) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm Câu 1: Cho câu thơ sau ” Người. viết có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 1 59 MÔN : NGỮ VĂN 9 MÃ ĐỀ: 1 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI Câu 1: Xác định khởi ngữ trong câu sau: Còn. không đi xem phim. Họ và tên:……………………………………… Lớp: 9A… KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾT 130 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 (Đề 2) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm Câu 1: Chép tiếp các câu còn

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan