1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thất nghiệp ở việt nam

13 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 51,47 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, với sự phát triển vượt bậc của Khoa học - Kỹ thuật đã tạo ra không ít những thành tựu nhảy vọt trên các lĩnh vực : dịch vụ, xuất khẩu, du lịch, lương thực, thực phẩm Đưa Việt Nam tiến đến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế. Chúng ta thừa nhận những thành quả to lớn của sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đem lại cho đất nước, nhưng đằng sau những thành tựu mà chúng ta đạt được, thì cũng có không ít vấn đề phát sinh cùng với sự phát triển đó mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp Song với sự hạn chế của bài viết này, em xin chọn đề tài thất nghiệp: “Vấn đề thất nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của em. Vì theo em, vấn đề thất nghiệp có lẽ là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Bài tiểu luận này em xin trình bày thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp cho vấn đề thất nghiệp. NỘI DUNG I. Thất nghiệp – những vấn đề cơ bản I.1: Thất nghiệp là gì? - Theo Wikipedia: “Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm”. - Cũng theo đó, tổ chức lao động quốc tế ILO cho rằng: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm việc làm ở mức tiền công nhất định”. - Người thất nghiệp là người hiện chưa có việc nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. I.2: Các loại thất nghiệp: Thất nghiệp là một vấn đề phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó. Có thể chia thành các loại như sau: * Phân theo loại hình thất nghiệp - Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề) - Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn ) - Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp). - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc * Phân loại theo lý do thất nghiệp - Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau nh ư cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng - Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh - Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác ) - Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc, nhưng chưa tìm được việc làm. * Phân theo nguồn gốc: - Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn,phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn ). - Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động (giữa các ngành nghề, khu vực ) loại này gắn liền với sự biếnđộng cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự lao động này kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài. - Thất nghiệp do thiếu cầu: Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động. I.3: Tỷ lệ thất nghiệp Trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: rỗng hết, nghiệp: công việc). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. II. Vận dụng lý thuyết kinh tế học vĩ mô vào chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, nêu lên ảnh hưởng và trình bày giải pháp cho vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay. II.1: Thực trạng: Theo số liệu thống kê gần đây nhất do Bộ LĐ_TB&XH, Tổng cục thống kê, ILO công bố về tỉ lệ thất nghiệp trung bình ước tính tới cuối tháng 12/2014 của nước ta là 1,84% , theo đó: - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%; 1,84%; 2,17% và 2,1%. - Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013. * Về việc làm: Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013. Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013 là 32%). Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. * Về năng suất lao động: Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động). Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%. II.2. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền Kinh tế - Xã hội * Tác động đến nền kinh tế - Tỷ lệ thất nghiệp cao thường đi đôi với cắt giảm sản xuất của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, do đó sản lượng, doanh thu, thu nhập giảm sút. Xét ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thất nghiệp làm cho tăng trưởng kinh tế thấp hoặc không có tăng trưởng, đôi khi giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mức sống của người lao động và nhân dân. Mối quan hệ giữa thay đổi về sản lượng thất nghiệp đã được Arthur Okun phát hiện. được gọi là qui luật Okun. Quy luật Okun phản ánh rằng: Khi GDP giảm 2% so với GDP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%. Như vậy là nếu GDP ban đầu là 100% tiềm năng và giảm xuống còn 98% tiềm năng đó, thì mức thất nghiệp sẽ tăng từ 6% lên 7%. Quy luật Okun thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (Y*), sản lượng thực tế (Y) với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỉ lệ thất nghiệp thực tế (Ut). Ut= Un + x * Tác động xã hội của thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao và kéo dài ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội như: - Thất nghiệp làm phát sinh tệ nạn xã hội, một bộ phận người thất nghiệp sa vào hoạt động buôn bán và nghiện ngập ma túy, hoạt động mại dâm, cờ bạc… - Bầu không khí khuyến khích tham gia lao động trong xã hội bị lắng xuống trong tình trạng thất nghiệp phổ biến và thất nghiệp dài hạn. - Tâm trạng chán nản, buồn chán phổ biến ở những người thất nghiệp do giảm sút hoặc mất thu nhập, mất mối quan hệ xã hội về lao động kéo dài… II.3. Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp ở Việt Nam * Do trình độ tay nghề thấp Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Kỹ năng nghành nghề của lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu, sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo lao động chuyên nghiệp và giáo dục theo đó chỉ khoảng 26% lao động được đào tạo nghề. * Do nhu cầu khác nhau giữa các ngành, nghề Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì nhu cầu về số lượng người lao động là khác nhau. Và việc người lao động đổ xô theo ngành, nghề đang “hot” khiến cho lượng lao động là không đồng đều ở mỗi ngành, nghề. Ví dụ như công ty cần tuyển 50 người mà lại đào tạo ra đến 75 người, lúc đó sẽ có 25 người không có việc làm; hay công ty cần tuyển 200 nhân viên nhưng chỉ có 120 người đến nộp hồ sơ. * Do các ngành đào tạo ra quá số lượng cần cho nhu cầu Người lao động sau khi được đào tạo chuyên môn luôn mong được làm việc với đúng chuyên môn để phát huy năng lực, nhưng không phải cứ qua đào tạo là có thể làm việc đúng chuyên môn. Tình trạng làm việc không đúng với chuyên môn là một hệ quả của việc các trường đào tạo ra số lượng nhân sự vượt quá so với nhu cầu trong lĩnh vực đó của xã hội. Chỉ lo đào tạo mà không suy xét đến nhu cầu làm tăng tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, gây gia tăng tình trạng thất nghiệp. * Do sự suy giảm kinh tế toàn cầu Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu. Nền kinh tế thế giới suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến mức tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này tạo ra sự thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế còn non trẻ của nước ta. Hậu quả để lại đó là sự gia tăng về con số thất nghiệp của nước ta. Bên cạnh những nguyên nhân chính trên còn rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng không ngừng tỉ lệ thất nghiệp (Bảng 1). II.4. Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay . Nhà nứơc ta cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất nước ta phát triển hơn nữa.Đó mới là vấn đề cần quan tâm hiện nay . - Tăng nguồnvốn đầu tư(chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia,vay nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng,làm thuỷ lợi,thuỷ điện,giao thông nhằm tạo việc làm mới cho lao động mất việc làm ở khu vực sản xuất kinh doanh,nới lỏng các chính sách tài chính,cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho người lao động. Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. - Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm - Xã hội hoá và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề - Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu,đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động xã hội. * Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội - Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp - Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia - Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến dịa phương các cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động,công đoàn và nhà nước. Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đối tượng cần đặc biệt quan tâm là:thất nghiệp dài hạn (>1 năm) thất nghiệp trong thanh niên,ở những người tìm việc lần đầu (tuổi15 -> 24) và thất nghiệp của thương, bệnh binh,người tàn tật . - Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát triển được nữa, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đặc biệt nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở nông thôn như là nghề thêu dệt Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến các mặt hàng nông thuỷ sản . Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa trong khi đó việc làm thì thiếu, hàng năm số lượng người từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm quả là một con số khá lớn, tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng không có gì khả quan cho lắm. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra những việc làm dựa vào những tài nguyên sẵn có, cũng như một nguồn lao động dồi dào sẵn có như vậy? KẾT THÚC Thất nghiệp không chỉ là sự lãng phí mà còn kéo theo nhiều hệ quả đáng báo động hiện nay (tỉ lệ nghèo cao, gia tăng phân hóa giàu – nghèo, ) và ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nền kinh tế. Những cố gắng của Nhà nước trong giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện nay chưa thực sự đem lại những hiệu quả khả quan. Thực trạng tình hình thất nghiệp đã chỉ ra những yếu kém trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Người lao động Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng, Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc cần khắc phục hạn chế còn tồn tại để sử dụng lao động có hiệu quả giảm tình trạng thất nghiệp đáng báo động như hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 147 – 162. 2. Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009, tr. 157 - 160. 3. Trường đại học kinh tế quốc dân, Bài tập nguyên lí kinh tế vĩ mô, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2008. 4. Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình nguyên lí kinh tế vĩ mô, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2008. 5. http://www.vneconomy.vn PHỤ LỤC Bảng 1: Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp Nguyên nhân thất nghiệp Thất nghiệp tạm thời Thất nghiệp cơ cấu Thất nghiệp nhu cầu * Không có thông tin về tình hình trên thị trường lao động. +++ * Do sự di chuyển của người lao động +++ * Tham gia thị trường lao động lần đầu +++ ++ * Tham gia lại thị trường lao động của những người trước đây tự nguyện thất nghiệp +++ ++ * Lạm phát ++ * Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX ++ ++ * Tăng quy mô lực lượng lao động +++ * Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu làm việc +++ * Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng và chất lượng không phù hợp +++ * Áp dụng công nghệ mới +++ * Thay đổi trong hệ thống giá trị + +++ * Thay đổi cơ cấu dân số +++ * Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ +++ +++ * Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế ++ +++ * Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước ++ +++ * Chi phí lao động quá cao +++ +++ * Năng suất lao động thấp +++ * Do tính chất mùa vụ của sản xuất +++ (+ : ảnh hưởng ít ; ++ : ảnh hưởng vừa; +++ : ảnh hưởng nhiều) Bảng 2: Những công cụ, giải pháp được sử dụng để hạn chế thất nghiệp Giải pháp Thất nghiệp tạm thời Thất nghiệp cơ cấu Thất nghiệp nhu cầu 1. Những công cụ thuộc chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động * Định hướng nghề nghiệp ++ ++ * Tư vấn nghề nghiệp ++ ++ [...]... các +++ DN tuyển dụng lao động là người yếu thế * Cho vay đối với những lao động phải nghỉ + ++ ++ +++ ++ việc do những nguyên nhân từ phía DN * Cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm vay vốn để tự tạo việc làm * Cho DN vay ưu đãi để mở rộng sản xuất ++ * Đẩy mạnh xuất khẩu lao động + +++ * Lồng ghép các chương trình mục tiêu về việc + +++ làm với các chương trình, dự án khác +++ * Tổ chức... +++ vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn nghèo * Chế độ nghỉ hưu linh hoạt * Nghĩa vụ phục vụ quân đội, công an ++ +++ * Chính sách tài chính và tiền tệ +++ * Chính sách tiền lương tối thiểu +++ +++ * Hội nhập kinh tế quốc tế +++ +++ Tỉ lệ thất nghiệp theo tuổi . đề thất nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của em. Vì theo em, vấn đề thất nghiệp có lẽ là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam. lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỉ lệ thất nghiệp thực tế (Ut). Ut= Un + x * Tác động xã hội của thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao và kéo dài ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội như: - Thất nghiệp. trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp cho vấn đề thất nghiệp. NỘI DUNG I. Thất nghiệp – những vấn đề cơ bản I.1: Thất nghiệp là gì? - Theo Wikipedia: Thất nghiệp, trong kinh tế học,

Ngày đăng: 04/06/2015, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w