Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kĩ năng tác nghiệp

334 3.2K 2
Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kĩ năng tác nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI XÃ (Khu vực Đồng bằng) QUYỂN II: KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP Hà Nội, năm 2012 2 MỤC LỤC TT TÊN BÀI TRANG Bài 1 Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã. 1 Bài 2 Kỹ năng giao tiếp và phối hợp của công chức văn hóa - xã hội xã với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã. 16 Bài 3 Kỹ năng xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa trên địa bàn xã khu vực Đồng bằng. 35 Bài 4 Kỹ năng quản lý, hướng dẫn việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã khu vực Đồng bằng. 63 Bài 5 Kỹ năng quản lý và hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong các thiết chế văn hóa trên địa bàn xã khu vực Đồng bằng. 90 Bài 6 Kỹ năng quản lý và hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, trang trí khánh tiết trên địa bàn xã vùng Đồng bằng. 107 Bài 7 Kỹ năng quản lý, hướng dẫn tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ thuật quần chúng trên địa bàn xã khu vực Đồng bằng. 132 Bài 8 Kỹ năng quản lý, hướng dẫn tổ chức phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn xã. 153 Bài 9 Kỹ năng quản lý, hướng dẫn khai thác giá trị các di sản văn hóa phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn xã. 171 Bài 10 Kỹ năng quản lý, hướng dẫn và tổ chức công tác gia đình trên địa bàn xã. 183 Bài 11 Kỹ năng xây dựng kịch bản Chương tình hội nghị, kịch bản Chương trình các sự kiện văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã. 198 Bài 12 Kỹ năng quản lý hướng dẫn các dịch vụ văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã khu vực Đồng bằng. 226 3 Bài 13 Kỹ năng kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã. 248 Bài 14 Kỹ năng thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, viết báo cáo về hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã. 266 Bài 15 Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đối với công chức văn hóa - xã hội xã. 281 Bài 16 Kỹ năng soạn thảo văn bản đối với công chức văn hóa - xã hội xã. 309 1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, GIA ĐÌNH, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TS. NSƯT. NGUYỄN VĂN KHÁNH Ths. HOÀNG THỊ BÌNH Thời lượng: 8 tiết (*) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quy trình xây dựng Kế hoạch quản lý, Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã Nâng cao kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã cho công chức văn hóa-xã hội xã 2. Yêu cầu: Học viên nắm vững Quy trình xây dựng Kế hoạch quản lý, Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã B. NỘI DUNG 1.Khái quát thực trạng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã hiện nay. 1.1. Ưu điểm: Trong những năm qua công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch ở các vùng nông thôn rộng lớn của tổ quốc ngày càng đi vào nề nếp và có hướng phát triển tốt đẹp. Nổi bật là công tác quản lý, gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị truyến thống, các di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch mang tính truyền thống đã được phục hồi và phát triển. Các hoạt động mới phát sinh cũng có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, nhờ các hoạt động hữu ích này mà năng lực sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, gia đình và du lịch của quần chúng nhân dân ở các địa phương cũng được phát huy một cách tối đa. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được đông đảo quần chúng nhân dân coi trọng, các hoạt động thể dục, thể thao, gia đình và du lịch luôn gắn kết với nhau phục vụ đắc lực nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các sản phẩm văn hóa-nghệ thuật, văn hóa-thể thao, văn hóa-gia đình, văn hóa-du lịch của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của từng địa phương phát triển, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch của các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp xã vào những năm gần đây cũng gặt hái được nhiều thành quả rất đáng khích lệ. Các hoạt động ấy đã và đang có sức mạnh thu hút (*) - Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết 2 đông đảo quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch mang tính truyền thống: Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo, dân ca, dân vũ, thơ ca, hò, vè, trò diễn dân gian, mỹ thuật, âm nhạc, ẩm thực, văn hóa- văn nghệ, thể dục-thể thao quần chúng của các dân tộc không những được phục hồi mà còn phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương, phát huy tính gắn kết cộng đồng, dân chủ làng xã, truyền thống đoàn kết các dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh những người có công với nước, có nghĩa với dân, năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân được chú trọng, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng ổn định và diện mạo văn hóa của từng địa phương thêm khởi sắc. 1.2. Nhược điểm: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch tại các địa phương trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Đáng lưu ý là khuynh hướng thương mại hóa lễ hội, bệnh thành tích, cá độ trong các hoạt động thể dục, thể thao… các hoạt động liên quan đến lĩnh vực gia đình chưa được quan tâm đúng mức, các hoạt động văn hóa-du lịch khi tổ chức đã coi nhẹ các yếu tố văn hóa tinh thần, mà nghiêng về các hoạt động dịch vụ, đặt trọng tâm vào mục tiêu kinh tế. Do đó vấn nạn ăn xin, cướp giật, mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, và vệ sinh môi trường tại nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch ở các địa phương chưa được quan tâm, giải quyết triệt để gây phản cảm đối với nhân dân và bức xúc dư luận xã hội. Nguyên nhân có nhiều nhưng tựu trung lại là do đội ngũ cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã chưa có khả năng tham mưu với Cấp uỷ, UBND xã về việc xây dựng Kế hoạch Quản lý và Kế hoạch Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch, nên có lúc, có nơi không tránh khỏi sự lúng túng bị động và kém hiệu quả. Nhìn chung trình độ và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã hiện nay rất ít người có trình độ, năng lực để có thể chủ động, tích cực trong công tác xây dựng Kế hoạch Quản lý và Kế hoạch Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch, nên chưa tìm ra được những phương án, giải pháp xử lý tình huống kịp thời, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội và vệ sinh môi trường nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, không có con đường nào khác là Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã, giúp họ có kiến thức và kỹ năng xây dựng Kế hoạch Quản lý và Kế hoạch Tổ chức các hoạt động động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch để tham mưu cho cấp ủy và UBND xã quản lý và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Chuyên đề bài giảng“Kỹ năng xây dựng Kế hoạch Quản lý, Kế hoạch Tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã” được xây dựng nhằm mục đích giúp cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng Kế hoạch Quản lý, Kế hoạch Tổ chức, phát huy thế mạnh của các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch của từng địa phương, góp phần 3 nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân, giúp cho nhân dân biết gạn đục khơi trong, biết trân trọng giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống cao quí của gia đình, dòng tộc, nói rộng ra là của xứ sở quê hương đúng với cốt cách, tâm hồn và tinh thần yêu nước nồng nàn của cả dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, làm cho đời sống văn hoá, thể thao, gia đình và du lịch của mỗi địa phương thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và ngày càng phát triển. 2. Những khái niệm cơ bản. 2.1. Khái niệm về Kế hoạch: Kế hoạch được hiểu là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có nội dung chương trình, thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể, xác định phương án triển khai và định hướng phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình và du lịch của từng địa phương, nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu đã đề ra. Kế hoạch hay, có chất lượng là kế hoạch sát với nhu cầu thực tế khách quan, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của cấp Uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND xã đối với các hoạt động này. 2.1.1 Nội dung của kế hoạch bao gồm các yếu tố sau: - Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc (Vì mục đích gì phải làm công việc này? Công việc này mang lại lợi ích gì?) - Xác định nội dung công việc ( Nội dung công việc đó là gì?) - Xác định mức độ công việc ( Quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp ) - Xác định cách thức thực hiện công việc (Làm bằng cách nào?) - Xác định phương pháp kiểm soát, kiểm tra ( Ai kiểm tra, kiểm tra tổng thể hay kiểm tra từng bộ phận trọng yếu của công việc?) - Xác định nguồn lực thực hiện ( Nhân lực, vật lực và tài lực?) - Xác định thời gian, thời hạn công việc (Khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc?) - Xác định địa điểm (Làm ở đâu ?) 2.1.2 Phân loại Kế hoạch: a) Kế hoạch ngắn hạn Kế hoạch ngắn hạn thường được giới hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc 1 năm và chia nhỏ kế hoạch ra theo ngày, tuần, tháng, quý, 6 tháng, cả năm. Kế hoạch ngắn hạn thường có mối quan hệ hữu cơ với kế hoạch trung hạn và dài hạn. Đây là dạng kế hoạch mang tính thực tế và có những nhiệm vụ cụ thể. b) Kế hoạch trung hạn và dài hạn Kế hoạch trung hạn và dài hạn là dạng kế hoạch có mục tiêu và thời gian thực hiện từ 3 đến 5 năm, mang tính tổng hợp, cần phải huy động và sử dụng các nguồn lực để tham gia thực hiện. 2.2. Khái niệm về Quản lý 4 Quản lý là thuật ngữ chỉ “Hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình phát triển xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”. Có thể nói quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ thuật mà người lãnh đạo quản lý khiến cho cấp dưới của mình làm việc hăng say hơn, hiệu quả cao hơn. Còn khoa học chính là cách mà người lãnh đạo quản lý thực hiện được nghệ thuật quản lý ấy. Có thể nói xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát là bốn yếu tố căn bản của công tác quản lý. 2.3. Khái niệm về Tổ chức Tổ chức là một hệ thống hoạt động có ý thức của con người nhằm đưa một tập hợp các nhân tố đang từ trạng thái tự do, rời rạc hoặc chưa hoàn chỉnh trở thành một chỉnh thể mang một cấu trúc và những chức năng chung, nhằm thực hiện mục đích và mục tiêu công việc đặt ra có hiệu quả cao. Từ khái niệm nêu trên ta có thể hiểu tổ chức là một hoạt động có ý thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc tập hợp các thành tố nhỏ lẻ, rời rạc của các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch thành một hoạt động lớn hoàn chỉnh về nội dung, và được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định nhằm mục đích tối cao là truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị thẩm mỹ cao đẹp của những hoạt động hữu ích ấy đến với nhân dân, làm thỏa mãn đời sống tinh thần của nhân dân đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bổn phận của người dân đối với việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở của địa phương trong tình hình hiện nay. 2.4. Kế hoạch quản lý và kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Xây dựng Kế hoạch quản lý và Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch có cơ sở khoa học, đạt chất lượng cao bao giờ cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã. Thông thường cứ mỗi khi người cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã làm tốt công tác quản lý thì bao giờ cũng khởi đầu bằng việc xây dựng được kế hoạch hay, có chất lượng, sát với thực tế. Mối quan hệ giữa kế hoạch và quản lý là mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, khắng khít với nhau không thể tách rời. Do đó, để công tác quản lý có hiệu quả, đòi hỏi người cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý và kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Kế hoạch Quản lý và Kế hoạch Tổ chức có vai trò và tầm quan trọng như một kim chỉ nam hướng các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch ở mỗi địa phương đi đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Đồng thời còn là động lực thúc đẩy các hoạt động này phát triển đi lên trong hiện tại cũng như tương lai. Với vai trò là người “giúp Ủy ban nhân dân xã trong 5 việc quản lý và tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương” người cán bộ công chức văn hóa-văn hội xã cần phải nắm vững và sử dụng thành thạo các quy trình về việc xây dựng Kế hoạch Quản lý, Kế hoạch Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch. 3. Quy trình xây dựng Kế hoạch Quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã là hoạt động có ý thức của UBND xã, cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã và các thành viên có liên quan nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra quá trình diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã sao cho đúng với quan điểm đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với đời sống văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. 3.1. Quy trình xây dựng Kế hoạch Quản lý ngắn hạn (hằng năm). Hàng năm, cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã cần lập một bảng Kế hoạch Quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã có nội dung cụ thể để tham mưu cho UBND xã quản lý tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã. Trong bảng Kế hoạch Quản lý cần nắm vững các hoạt động mang tính truyền thống, thường niên hoặc mới phát sinh, trên cơ sở đó lên phương án quản lý nhằm tổ chức thực hiện các hoạt động ấy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Bước 1: Lập bảng kế hoạch quản lý Để lập bảng kế hoạch quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch tại địa phương một cách bài bản và khoa học, người cán bộ công chức-văn hóa, xã hội xã cần phải tiến hành khảo sát, thống kê số lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch mang tính truyền thống, thường niên hoặc mới phát sinh trong những năm gần đây theo trình tự thời gian cụ thể trong năm, mỗi hoạt động đều phải có đầy đủ các thông tin thiết yếu sau đây: 1. Tên hoạt động; Chủ thể tổ chức hoạt động 2. Thời gian tổ chức hoạt động: Ghi rõ ngày, tháng, năm, đến ngày, tháng, năm. 3. Chủ thể tổ chức: (Ai là người tổ chức, cá nhân, tập thể, Ban quản lý) (Ví dụ; Lễ Hội Tháp Bà PONAGA Nha Trang diễn ra từ ngày, tháng năm, đến ngày, tháng, năm… do Ban quản lý Tháp Bà tổ chức) 4. Địa điểm hoạt động: Ghi địa điểm cụ thể (xã, thôn, đội, ấp, làng …) 5. Ý nghĩa, mục đích, nội dung, hình thức và quy mô hoạt động 6. Các loại hình hoạt động: 6 - Lễ hội truyền thống; Lễ hội dân gian; Lễ hội Tôn giáo - Hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng - Các giải thể thao quần chúng: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, vật, kéo co, đá gà… - Các giải văn hóa, văn nghệ quần chúng (ca hát, múa, vẽ, kể chuyện, ngâm thơ, diễn kịch gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền. - Lịch mời đoàn văn nghệ chuyên nghiệp, đội chiếu bóng lưu động. - Các hội nghị tôn vinh những người tốt, việc tốt, những người có mô hình làm nông nghiệp giỏi, những người có nhiều đóng góp xây dựng đời sống văn hóa - xã hội ở địa phương… - Các diễn đàn quảng bá tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, phòng chống HIV/AIDS, phòng chóng ma túy, mại dâm, bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội khác. - Các sự kiện quảng bá tuyên truyền về việc lập Quỹ khuyến học. Phát động phong trào thi đua khen thưởng, tôn vinh các em học sinh, sinh viên ở xã có nhiều thành tích trong học tập và trao học bổng cho các em. - Phối hợp với Ban Văn hóa xã, Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tổ chức Hội nghị quán triệt và động viên quần chúng nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. - Các hoạt động dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch phục vụ đời sống văn hóa - xã hội tại địa phương. -Các hoạt động thông tin tuyên truyền quan điểm đường lối của Đảng và Chính sách Pháp luật của Nhà nước tại địa phương - Phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, thôn, xóm, ấp, bản, làng, xã văn hóa. - Các hoạt động khác thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao gia đình và du lịch mới phát sinh tại địa phương vào những năm gần đây… Bước 2: Lập báo cáo tổng thể trình UBND xã xem xét phê duyệt Sau khi hoàn thiện bảng kế hoạch quản lý, cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã có trách nhiệm lập bản báo cáo tổng thể Kế hoạch quản lý các hoạt động trong năm trình UBND xã xem xét phê duyệt, trên cơ sở đó triển khai thực hiện. Bước 3: Xây dựng phương án quản lý Căn cứ vào mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức, quy mô tổ chức và tầm quan trọng của mỗi hoạt động mà xây dựng phương án quản lý sao cho phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động. Trên cơ sở Bảng Kế hoạch quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trong năm đã được UBND xã phê duyệt, người công chức văn hóa-xã hội xã phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đoàn thể có chức năng xây dựng phương án quản lý cho từng hoạt động trình UBND xã phê duyệt để [...]... xếp các công việc sao cho hợp lý, khoa học Thông thường có những công việc bắt buộc cần phải có thời gian, cũng có những công việc khẩn cấp, những công việc tịnh tiến theo lộ trình, những công việc cần phải làm ngay mà không cần có quỹ thời gian để thực hiện Vấn đề quan trọng là Ban tổ chức phải xác định được công việc nào cần phải làm trước, công việc nào giải quyết sau Việc giải quyết các công việc... việc tổ chức các hoạt động càng có cơ hội để thành công bấy nhiêu - Đốc thúc, kiểm tra lại toàn bộ các công việc đã được phân công cho các thành viên trong Ban Tổ chức, tiến hành lắp ráp các chương trình theo Bảng tiến độ công việc đã lập Trong các thành viên của Ban Tổ chức cũng có người có đặc tính chần chừ, do dự chờ đến gần hết thời gian mới thực hiện công việc được phân công, làm cho Ban tổ chức. .. tồi tệ hơn nếu có sự nghi ngờ việc đùn đẩy công việc cho nhau và giành giật những công việc mang lại lợi ích cho tổ chức của mình Sự thành công trong hoạt động phối hợp của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, của các công chức nói riêng có phần đóng góp không nhỏ của việc giải quyết hợp lý các vấn đề Đó chính là lý do cần phải cung cấp cho công chức kỹ năng giải quyết vấn đề a) Khái niệm "vấn... khách quan 2 Kỹ năng phối hợp trong hoạt động quản lý hành chính của công chức văn hóa xã hội xã Trong phạm vi chuyên đề này, xin giới thi u 4 kỹ năng phối hợp cơ bản đối với các tổ chức và đối với các cán bộ công chức 2.1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch phối hợp a)Khái niệm về kế hoạch phối hợp: Kế hoạch phối hợp trong là hệ thống những công việc dự định cần phải làm, trong đó thể hiện sự phân công rõ ràng... Phân công, phân nhiệm cho các thành viên trong Ban Tổ chức sao cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng người Vì quỹ thời gian có hạn, Ban tổ chức sẽ không cùng một lúc làm được tất cả mọi công việc cần làm Vì vậy điều cần thi t là phải biết phân chia công việc cho các thành viên trong Ban tổ chức rành mạch, rõ ràng, tránh sự chồng chéo, ảnh hưởng đến công việc chung Cũng có những thành viên năng. .. đã làm điều đó như thế nào? Đánh giá, đo lường những công việc đã từng làm d)Kỹ năng lập kế hoạch: - Xác định công việc cần phối hợp - Phân tích công việc - Thi t lập các mục tiêu - Phát triển các tiền đề lập kế hoạch - Phân công công việc cho các đơn vị, các nhân tham gia phối hợp và xác định các phương án lựa chọn - Thỏa thuận, điều chỉnh sự phân công cho các đơn vị, cá nhân và phân bổ nguồn lực 29... nội bộ cơ quan hành chính nhà nước: gồm giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới và giao tiếp giữa cán bộ, công chức với nhau Thứ hai, giao tiếp giữa cán bộ, công chức đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và công dân (*) - Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết 16 Giao tiếp hành chính cần đảm bảo về hình thức và cách thức giao tiếp: Không ba hoa, luộm thuộm, ăn nói tuỳ tiện, xuê xoa, gia đình... khoa học sẽ tiết kiệm được thời gian và nâng cao chất lượng các công việc Ngược lại sẽ làm hạn chế hiệu quả của công việc - Phân chia thời hạn cho mỗi công việc trong kế hoạch tổng thể Có những việc cần phải làm trước, nếu không sẽ gây đình trệ đến những công việc khác Trong khi thời gian và nguồn lực có hạn Ban tổ chức cần phải sắp xếp công 12 việc theo thứ tự ưu tiên để giải quyết trước Ví dụ cần phải... phát triển không ngừng vừa lặp đi lặp lại 2.3 Kỹ năng chia sẻ thông tin a) Khái niệm"Thông tin" - Dữ liệu là những số liệu và dữ kiện thô chưa qua xử lý - Thông tin là những dữ liệu đã qua xử lý, sắp xếp và diễn giải theo một cấu trúc hợp lý - Giá trị của thông tin được xác định thông qua: chất lượng, sự phù hợp, khối lượng và tính kịp thời của thông tin b) Những trở ngại trong chia sẻ thông tin: - Trở... lịch sử thể hiện sự tôn trọng nhân dân, tăng uy tín của bản thân cán bộ, công chức và cơ quan tiếp dân, phản ánh trình độ giao tiếp, văn hoá, văn minh trong hành chính - Chú ý khi sử dụng cách xưng hô - Sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt nhã nhặn, lịch thi p - Không dùng lời lẽ thi u thi u nghiêm túc, có tính mỉa mai, châm trọc, xúc phạm người nghe - Không dùng tiếng lóng, từ thông tục - Tránh thói quen . nghệ thông tin đối với công chức văn hóa - xã hội xã. 281 Bài 16 Kỹ năng soạn thảo văn bản đối với công chức văn hóa - xã hội xã. 309 1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC. phải làm công việc này? Công việc này mang lại lợi ích gì?) - Xác định nội dung công việc ( Nội dung công việc đó là gì?) - Xác định mức độ công việc ( Quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp ). khít với nhau không thể tách rời. Do đó, để công tác quản lý có hiệu quả, đòi hỏi người cán bộ công chức văn hóa -xã hội xã phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý và kế hoạch tổ chức các hoạt

Ngày đăng: 04/06/2015, 20:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan