tr1 PHẦN I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC II A. Phần I: Các bài tập trong năm học B. Phần II: Các bài tập ôn tập I. Dao động điều hòa. Câu 1: Phương trình tổng quát của dao động điều hoà có dạng là A. x = Acot(ωt + φ). B. x = Atan(ωt + φ). C. x = Acos(ωt + φ). D. x = Acos(ωt 2 + φ). Câu 2: Nghiệm nào sau đây không phải là nghiệm của phương trình x” + ω 2 x = 0? A. x = A.sin(ωt + φ). B. x = A.cos(ωt + φ). C. x = A 1 sinωt + A 2 cosωt. D. x = A.tan(ωt + φ). Câu 3: Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. lệch pha π/2 so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ. Câu 4: Một vật dao động điều hoà có phương trình: x = Acos(ωt +π/2)cm thì gốc thời gian chọn là A. Lúc vật có li độ x = −A. B. Lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. C. Lúc vật có li độ x = A. D. Lúc vật đi qua VTCB theo chiều âm. Câu 5: Trong dao động điều hoà khi chất điểm qua A. vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực tiểu B. vị trí cân bằng thì vận tốc có độ lớn cực đại và gia tốc có độ lớn cực tiểu. C. vị trí biên thì vận tốc có độ lớn cực đại và gia tốc có độ lớn cực tiểu. D. trung điểm của quỹ đạo thì vận tốc bằng không. Câu 6: Một chất điểm dao động điều hòa sau mỗi chu kỳ vật đi được đoạn đường 10cm. Biên độ dao động của vật là: A. 5cm B. 10cm C. 2,5cm D. 20cm Câu 7: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, chu kì dao động T của chất điểm là A. 1s. B. 2s. C. 0,5s. D. 10s. Câu 8: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = −4cos(5πt− 3 π )cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là A. − 4cm và 3 π rad. B. 4cm và 2 3 π rad . C. 4cm và 4 3 π rad D. 4cm và 3 π rad. Câu 9: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm. Vận tốc của vật ở thời điểm t=0,5s là: A. 5πcm/s. B.0. C. 5cm/s. D. -10πcm/s. Câu 10: Một vật dao động điều hoà với tần số 2Hz, độ dài quỹ đạo là 10cm, chọn t=0 lúc vật qua vị trí biên dương. Phương trình dao động của vật là: A. x=10cos(4πt+π/2)cm B. x=5cos(2πt+π/2)cm C. x=10cos(4πt-π/2)cm D. x=5cos(4πt)cm II. Con lắc lò xo Câu 1: Chu kỳ dao động con lắc lò xo tăng 2 lần khi A. biên độ tăng 2 lần. B. độ cứng lò xo giảm 2 lần. C. khối lượng vật nặng tăng 4 lần. D. khối lượng vật nặng giảm 2 lần. Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà. Nếu giữ k không đổi và giảm khối lượng m đi 2 lần thì tần số dao động của vật sẽ A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 2 lần Câu 3: Một con lắc lò xo xác đinh, vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Khi dao động điều hòa với biên độ 4cm có chu kỳ 0,4s. Khi dao động điều hòa với biên độ 6cm có chu kỳ là A. 0,5 s B. 0,2s C. 0,4s D. 0,6s tr2 Câu 4: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật chuyển động qua : A. vị trí cân bằng B. vị trí vật có li độ cực đại C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng. D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không Câu 5: Con lắc lò xo khối lượng m, lò xo có độ cứng k, nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Gia tốc cực đại của vật có độ lớn: A. k m A B. m k A C. k m A D. k m A 2 Câu 6: Một con lắc lò xo xác đinh, vật có khối lượng m=50g và lò xo có độ cứng k=10N/m. Chu kỳ dao động riêng của vật là: A. 28s B. 0,44s D. 1,4s D. 0,14s Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T=0,4s, khối lượng của quả nặng là m=100g (lấy π 2 =10). Độ cứng của lò xo là: A. k=12,5N/m B. k=32N/m C. k=64N/m D. k=25N/m Câu 8: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi truyền cho vật vận tốc 30cm/s theo trục của lo xo cho nó dao động. Vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của vật là A. 7cm B. 5cm C. 5 2 cm D. 7 2 cm Câu 9: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x 0 = 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v 0 = 20.π cm/s theo chiều dương trục toạ độ (lấy π 2 = 10). Phương trình dao động của con lắc là A. x = 2 2 cos(10πt - π/4) cm. B. x = 2 2 cos(10πt + π/4) cm C. x = 2 cos(10πt + π/4) cm. D. x = 2 cos(10πt - π/4) cm. Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 10N/m treo thẳng đứng. Đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả không vận tốc ban đầu. Chọn chiều dương trục toạ độ hướng xuống. Phương trình dao động của con lắc là A. x = 5cos(10πt) cm. B. x = 10cos(10t ) cm C. x =10cos(10t + π/2) cm. D. x =10cos(10t-π) cm. III. Con lắc đơn Câu 1: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào A. khối lượng của con lắc B. điều kiện kích thích ban đầu cho con lắc dao động C. biên độ dao động của con lắc D. chiều dài dây treo con lắc Câu 2: Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T, khi chiều dài con lắc tăng 4 lần thì chu kỳ con lắc A. không đổi. B. tăng 16 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 3: Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào đại lượng nào trong các đại lượng sau? A. Chiều dài dây và biên độ dao động B. Khối lượng vật và chiều dài dây C. Gia tốc trọng trường và chiều dài dây D. Khối lượng vật và biên độ dao động Câu 4: Chọn câu phát biểu sai. A. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng. B. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo không phụ thuộc vào biên độ dao động. C. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài dây treo. D. Con lắc đơn dao động điều hòa nếu bỏ qua ma sát và lực cản môi trường. Câu 5: Con lắc đơn có cấu tạo gồm dây dài L, vật có khối lượng M và con lắc lò xo có cấu tạo gồm Vật có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Hai con lắc này cùng chu kỳ tai nơi có gia tốc g thì có hệ thức liên hệ giữa các đại lượng cấu tạo nên con lắc là A. Mg=kL B. mg=kL C. Mm=kL D. km=gL tr3 Câu 6: Một vật khối lượng 100g treo vào dây dài 70cm, vật dao động điều hoà tại nơi có g=9,8m/s 2 . Tần số dao động của vật là A. 0,5 Hz B. 1,0Hz C. 2,2Hz D.1,8 Hz. Câu 7: Một con lắc đơn có tần số dao động f=0,5Hz, thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là : A. t=1s B. t=0,5s C. t=2s D. t=0,25s Câu 8: Một con lắc đơn có l = 61,25cm treo tại nơi có g = 9,8m/s 2 . Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng đoạn 3cm, về phía phải, rồi truyền cho nó vận tốc 16cm/s theo phương vuông góc với sợi dây về vị trí cân bằng. Coi đoạn trên là đoạn thẳng. Vận tốc của con lắc khi vật qua VTCB là A. 20cm/s. B. 30cm/s. C. 40cm/s. D. 50cm/s. Câu 9: Người ta tiến hành thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn có chiều dài 1m tại một nới trên Trái Đất. Khi cho con lắc thực hiện 10 dao động mất 20s (lấy π = 3,14). Chu kì dao động của con lắc và gia tốc trọng trường của Trái Đất tại nơi làm thí nghiệm là A. 4 s; 9,86m/s 2 . B. 2 s; 9,86m/s 2 . C. 2 s; 9,96m/s 2 . D. 4s; 9,96m/s 2 . Câu 10: Một con lắc đơn chiều dài 20cm dao động với biên độ góc 6 0 tại nơi có g = 9,8m/s 2 . Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 3 0 theo chiều dương thì phương trình li giác của vật là A. α = 30 π cos(7πt+ 3 π ) rad. B. α = 60 π cos(7t− 3 π ) rad. C. α = 30 π cos(7t− 3 π ) rad. D. α = 30 π sin(7t+ 6 π ) rad. IV. Năng lượng trong dao động điều hòa Câu 1: Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với A. li độ dao động. B. biên độ dao động. C. bình phương biên độ dao động. D. tần số dao động. Câu 2: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng. B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên. D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ. Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa giữa hai biên M và N, vị trí cân bằng là O. Động năng của vật giảm trong giai đoạn vật chuyển động từ A. M đến N B. O đến N C. N đến O D. M đến O Câu 4: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = A.cosωt và có cơ năng là W. Thế năng của vật tại thời điểm t là A. W t = Wcos 2 ωt B. W t = Wsin 2 ωt C. cos 2 t W W t ω = D . cos 4 t W W t ω = Câu 5: Phát biểu nào sau đây về động năng trong dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong vị trí biên. C. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. Câu 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 16 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy π 2 = 10. Thế năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số. A. 6 Hz. B. 4 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz. Câu 7: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang, vật khối lượng 150g và lò xo có độ cứng k=250N/m. Cho vật dao động điều hòa với biên độ 5cm. Cơ năng của con lắc là : A. W=0,625J B. W=625J C. W =0,3125J D. W=312,5J tr4 Câu 8: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi vận tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn vận tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là A. 3 B. 1 3 C. 1 2 D. 2 Câu 9: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,05kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 10N/m đặt nằm ngang. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi truyền cho nó vận tốc v=30 2 cm/s cho nó dao động.Vật dao động điều hòa. Cơ năng dao động của con lắc là : A. W=250J B. W=125J C. W=0,025J D. W =0,0125J Câu 10: Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g=10m/s 2 với biên độ góc 6 0 , dây treo con lắc dài 50cm, vật có khối lượng 50g. Chọn gốc thế năng tại vị trí câm bằng, cơ năng của con lắc là: A. W=3J B. W=5,48.10 -3 J C. W=0,052J D. W =0,1J VI. Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Câu 1: Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: 1 1 1 s( . )x A co t ω ϕ = + , 2 2 2 s( . )x A co t ω ϕ = + . Biên độ dao động tổng hợp có giá trị cực đại khi độ lệch của hai dao động thành phần có giá trị là (k=0, ±1, ±2, ±3 ) A. 2 1 (2 1)k ϕ ϕ π − = + . B. 1 2 k ϕ ϕ π − = . C. 2 1 k ϕ ϕ π − = . D. 1 2 2k ϕ ϕ π − = hoặc 2 1 2k ϕ ϕ π − = . Câu 2: Hai dao động cùng pha có độ lệch pha bằng bội số A. lẻ của π/2 . B. nguyên của π. C. chẵn của π. D. lẻ của π. Câu 3:Cho hai dao động điều hoà: x 1 = A 1 cos(ωt+π/6), x 2 = A 2 cos(ωt-5π/6). Hai dao động này A. ngược pha. B. cùng pha. C. lệch pha nhau 2 π . D. lệch pha nhau 3 2 π . Câu 4: Cho hai dao động cùng phương x 1 = A 1 cosωt , x 2 = A 2 cos(ωt+π/2) và x = x 1 + x 2 thì biên độ của x là A. A = 2 2 2 1 AA + . B. A = A 1 + A 2 . C. A = 21 AA − . D. A = 2 2 2 1 AA − . Câu 5: Cho hai dao động điều hoà cùng phương : x 1 = A 1 cosωt, x 2 = – A 2 cosωt, nếu A 1 ≠ A 2 thì dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là A. A = 21 AA − . B. A = A 1 + A 2 . C. A = 0. D. A = 2 2 2 1 AA + . Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng phương và cùng pha có biên độ A 1 = 3 cm và A 2 = 4 cm. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ bằng A. 1 cm. B. 12 cm. C. 5 cm. D. 7 cm. Câu 7: Hai dao động điều hoà x 1 và x 2 , cùng phương có biên độ A 1 = 3 cm và A 2 = 4 cm . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ A = 5 cm , với k ∈ Z , thì độ lệch pha của x 1 và x 2 là A. ( ) 2 1k2 π + . B. 2kπ. C. (2k + 1)π. D. ( ) 4 1k2 π + . Câu 8: Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x 1 =5cos( ) 6 π π − t cm; x 2 = 5cos( ) 2 π π − t cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ A. 5 cm. B. 5 3 cm. C. 10cm. D. 5 2 cm. Câu 9: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số 50Hz, biên độ và pha ban đầu lần lượt là: A 1 = 6cm, A 2 = 6cm, ϕ 1 = 0, ϕ 2 = −π/2 rad. Phương trình dao động tổng hợp là A. x = 6 2 cos(50πt + 4 π )cm. B. x = 6cos(100πt + 4 π )cm. tr5 C. x = 6 2 cos(100πt − 4 π )cm. D. x = 6 2 cos(50πt − 4 π )cm. Câu 10: Cho hai dao động có phương trình: x 1 =8sin(10πt) (cm) và x 2 =5cos(10πt+π/2)cm. Phương trình dao động tổng hợp là A. x=2cos(10πt-π/2)cm B. x=2cos(10πt+π/2)cm C. x=9,4cos(10πt+32π/180)cm D. x=9,4cos(10πt-32π/180)cm VI. Các loại dao động khác Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là A. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng dây treo. C. do lực cản không khí và lực ma sát ở điểm treo. D. do dây treo có khối lượng đáng kể. Câu 2: Điều nào sau đây khi nói về của con lắc lò xo là đúng? A. Tần số dao động tắt dần không đổi theo thời gian. B. Dao động tắt dần của con lắc lò xo hệ chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực. C. Khi con lắc lò xo dao động tắt dần thì biên độ giảm dần theo thời gian. D. Biên độ dao động tắt dần của con lắc lò xo không đổi theo thời gian Câu 3: Tìm phát biểu sai. Ở dao động duy trì A. năng lượng cung cấp cho hệ được lấy ở chính hệ đó. B. lực ngoài tác dụng lên hệ là lực không đổi. C. chu kỳ dao động bằng chu kỳ riêng của hệ dao động. D. biên độ dao động không đổi. Câu 4: Dụng cụ có ứng dụng dao động duy trì là A. hộp cộng hưởng. B. bộ giảm xóc. C. tần số kế. D. đồng hồ quả lắc. Câu 5: Chọn phát sai về dao động cưỡng bức? A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn. B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ. C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏ D. Khi hệ dao động cưỡng bức hệ sẽ dao động với tần số riêng của nó. Câu 6: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động trong các loại con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. B. Dao động cưỡng bức có số bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Dao động cưỡng bức có pha ban đầu phụ thuộc và tần số của lực cưỡng bức. D. Biên độ của dao động cưỡng bức bằngbiên độ của lực cưỡng bức. Câu 7: Một dao động cơ tắt dần có sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 0,5%. Hỏi trong mỗi chu kỳ cơ năng tăng hay giảm bao nhiêu %? A. tăng 1% B. giảm 1% C. tăng 0,5% D. giảm 0,5% Câu 8: Một con lắc đồng hồ (coi là con lắc đơn) vật nặng có khối lượng 100g, dây treo dài l=0,6m, dao động tại nơi có g=10m/s 2 với biên độ ban đầu A=8cm. Do có ma sát nên dao động tắt dần, sau một chu kỳ biên độ của con lắc còn A / =7,8cm. Hỏi trong mỗi chu kỳ phải bù cho con lắc bao nhiêu cơ năng để nó trở thành hệ dao động duy trì? A. 2,6.10 -5 J B. 3,2.10 -4 J C. 6,6.10 -3 J D. 5,6.10 -4 J Câu 9: Một chiếc xe chạy trên đường ray, cứ 5m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 0,5s. Hỏi vận tốc xe bằng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất? A. 54 Km/h B. 27 Km/h C. 34 Km/h D. 36 Km/h Hết . Năng lượng trong dao động điều hòa Câu 1: Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với A. li độ dao động. B. biên độ dao động. C. bình phương biên độ dao động. D. tần số dao động. Câu 2: Khi. lực ngoài tác dụng lên hệ là lực không đổi. C. chu kỳ dao động bằng chu kỳ riêng của hệ dao động. D. biên độ dao động không đổi. Câu 4: Dụng cụ có ứng dụng dao động duy trì là A. hộp cộng hưởng nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động trong các loại con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. B. Dao động cưỡng bức có số bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Dao động