ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC_2011_LYKA Thời gian 90 phút I– Trắc nghiệm Câu 1: Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Hãy chọn bộ thuốc thử để nhận biết được cả 4 chất: A. Nước, dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , dung dịch I 2 B. nước, O 2 (đốt cháy), dung dịch AgNO 3 trong NH 3 C. nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO 3 trong NH 3 D. nước, dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , dung dịch NaOH Câu 2: Cho 360 g glucozơ lên men thành rượu etylic (giả sử chỉ xảy ra phản ứng tạo thành rượu etylic). Hỏi thu được bao nhiêu ml rượu etylic nguyên chất (d=0.8 g/ml), biết hiệu suất phản ứng là 65%. A. 149, 5 ml B.132, 4 ml C. 250 ml D. 214,8 ml Câu 3: Tơ nilon 6,6 là chất nào sau đây: A. poliamit của axit ađipic và hexametylen điamin B. poliamit của axit ε- aminocaproic C. polieste của axit ađipic và etilen glicol D. polieste của axit tereptalic và etilen glicol. Câu 4: X là một α-aminoaxit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH 2 . Cho 8.9 g X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y, để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịhc NaOH 1 M. Công thức của X là: A. CH 3 CH(NH 2 )COOH B.CH 3 C(CH 3 )(NH 2 )COOH C. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH D.CH 3 CH(CH 3 )CH(NH 2 )COOH Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este no đơn chức cần 5,68g khí oxi và thu được 3,248 lít khí CO 2 (đktc). Cho hỗn hợp este trên tác dụng vừa đủ với KOH thí thu được 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp và 3,92g muối của một axit hữu cơ. CTCT của 2 este là: A. CH 3 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 B. HCOOCH 3 và HCOOC 2 H 5 C. C 2 H 5 COOCH 3 và CH 3 COOCH 3 C. C 3 H 7 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 Câu 6: Cho biết hằng số cân bằng của phản ứng este hóa : R-COOH + R-OH ⇔ R-COOR’ +H 2 O có K C = 4 Nếu cho hỗn hợp cùng số mol axit và rượu tác dụng với nhau thì khi phản ứng este hóa đạt tới trạng thái cân bằng có bao nhiêu % rượu và axit đã bị este hóa? A. 66.7% B.50% C.75% D.không có giá trị xác định Câu 7: Ứng với công thức C 3 H 6 O 2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở có thể tác dụng với Na và bao nhiêu đồng phân mạch hở không tác dụng được với Na. A. 5 và 2 B.2 và 5 C. 4 và 3 D. 3 và 4 Câu 8: Cho 89 g chất béo (R-COOR) 3 C 3 H 5 tác dụng với vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 2M thi thu được bao nhiêu gam xà phòng và bao nhiêu gam glixerol A. 91.8 gam xà phòng và 9.2 g glixerol B. 61.5 gam xà phòng và 18.5 g glixerol C. 85 gam xà phòng và 15 g glixerol D. không xác định được vì chưa biết Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản CH 2 O. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thấy khối lượng dung dịch tăng 18,6 gam. Vậy công thức phân tử của X và khối lượng muối Na 2 CO 3 thu được trong dung dịch sau phản ứng: A. C 3 H 6 O 3 , 10,6 g B. C 2 H 4 O 2 ,15,9 g C. CH 2 O, 21,2 g D.C 4 H 8 O 4 , 31,8 g Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết trong nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 8 g và trong bình có 10 g kết tủa. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ( X có số nguyên tử Oxi nhỏ hơn 2) A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren và p-Xilen thu được CO 2 và nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch NaOH 2M thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. a) Hãy cho biết nếu cho dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên thì thu được bao nhiêu g kết tủa. A. 39,4 B. 59,1 C. 19,7 D. 29,55 b) Cho biết m bằng 42,85 g hãy cho biết 0,1 mol hỗn hợp X trên có thể làm mất mầu bao nhiêu g dung dịch Br 2 16 %. A. 75 g B. 50 g C. 85 g D. 25 g Câu 12: tại nhiệt độ cao và có xúc tác giả sử khi đó có các phản ứng: C 4 H 10 → CH 4 + C 3 H 6 (1) C 4 H 10 → C 2 H 4 + C 2 H 6 (2) C 4 H 10 → H 2 + C 4 H 8 (3) Nếu ban đầu có V lít Butan, sau 1 thời gian phản ứng thu được 35 l (đktc) hỗn hợp X gồm: H 2 , CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 3 H 6 , C 4 H 8 , và Butan. Cho hỗn hợp X lội từ từ qua dung dịch Brôm dư thấy thể tích khí còn lại là: 20 lit (đktc). a) Xác định V A. 20 l B. 30 l C. 25 l D. 15 l b) Đem đốt hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X, sau đó hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M và NaOH 0,5M, khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 39,4 g B. 34,475 g C. 19,7 g D. 29,5 g Câu 13: Đun 0,4 mol hỗn hợp 2 rựơu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng trong dung dịch H 2 SO 4 ở 140 o C thu đượch 7,704 g hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng rượu có khối lượng phân tử lớn và 40% lượng rượu có khối lượng phân tử nhỏ. Xác định công thức của 2 rượu: A. Metylic và etylic B. etylic và n-propylic C.n-propylic và n-butylic D.propan-2-ol và butan-2-ol Câu 14: Cho 20 g hỗn hợp X gồm 3 rượu tác dụng với Na dư thu được 6,72 H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 20 g rượu đó cần 20,16 l O 2 (đktc). Tính khối lượng CO 2 thu được. A. 30,8 g B. 39,6 g C. 35,2 g D. 33,0 g Câu 15: Hỗn hợp gồm 2 rượu, 1 rượu no đơn chức và 1 rượu no đa chức. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,792 l. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 0,2 mol CO 2 . Vậy 2 rượu trong hỗn hợp X là: A. CH 3 CH 2 OH và C 2 H 4 (OH) 2 B. C 3 H 7 OH và C 3 H 6 (OH) 2 C. CH 3 OH và C 2 H 4 (OH) 2 D.CH 3 CH 2 OH và C 3 H 6 (OH) 2 Câu 16: Từ than đá (C), đá vôi (CaCO 3 ), và các chất vô cơ có đủ người ta tiến hành điều chế thuốc trừ sâu 6,6,6 (hexacloxiclohexan) hãy cho biết quá trình điều chế đó phải thực hiện tối thiểu bao nhiêu phản ứng ? A. 5 B. 6 C. 3 D.4 Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO 2 + HCl → khí X (2) FeS + HCl → khí Y (3) Na 2 SO 3 + HCl → khí Z (4) NH 4 HCO 3 + NaOH dư → khí G Hãy cho biết khí nào tác dụng được với NaOH ? A. khí X,Y, Z B. X, Y, G C. X, Z, G D. Y, Z, G Câu 18. Cho 9,2 g axit no đơn chức X tác dụng với 9,2 g rượu no đơn chức Y thu được 8 g este E đốt cháy 1mol E thu được 2 mol CO 2 hãy cho biết hiệu suất este hoá: A. 66,667 % B. 50 % C. 75 % D. 80 % Câu 19. Tiến hành oxi hoá 2,5 mol rượu metylic thành anđêhit fomic bằng CuO rồi cho anđehit tan hết vào nước thu được 160 g dung dịch fomalin 37,5 %. Hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu là: A. 80 % B. 60 % C. 70 % D. 90 % Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn a gam etylic thu được 0,2 mol CO 2 . Đốt cháy hoàn toàn b gam axit axetic thu được 0,2 mol CO 2. Hãy cho biết thực hiện phản ứng este hoá giữa a g rượu etylic với b gam axit axetic, H 2 SO 4 đặc làm xúc tác thu được bao nhiêu gam este biết hiệu suất este hoá là 80 %: A. 7,04 g B. 8,8 g C. 14,08 g D. 17,6 g Câu 21. Thứ tự nào đúng với sự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: A. andehit axetic < rượu n-propylic < axit axetic B. axit axetic < rượu n-propylic < andehit axetic C. rượu n-propylic < axit axetic < andehit axetic D. axit axetic < andehit axetic < rượu n-propylic Câu 22. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Phenol và anilin là các axit và bazơ rất yếu nên chúng không tác dụng với nhau B. Trong phản ứng este hoá axit cacboxylic đóng vai trò axit còn rượu đóng vai trò bazơ. C. Phenol có tính axit mạnh hơn rượu nên phenol có thể đẩy rượu ra khỏi muối cuả rượu D. Anilin có tính bazơ yếu hơn NaOH nên bị NaOH đẩy ra khỏi muối Câu 23. Cho các dung dịch sau: (1) Na + , Ba 2+ , OH - , NO 3 - . (2) Fe 2+ , Al 3+ , NO 3 - , Cl - . (3) Cu 2+ , Ba 2+ , Cl - , HSO 4 - (4) Al 3+ , Na + , Cl - , CO 3 2- . (5) Ca 2+ , NH 4 + , OH - , NO 3 - . (6) NH 4 + , Ba 2+ , NO 3 - , AlO 2 - . (7) Fe 2+ , Na + , NO 3 - , S 2- Hãy cho biết dung dịch nào có thể tồn tại được ? A. 1, 2, 3, 6 B. 1, 2 C. 1, 3, 5, 7 D. 1, 2, 5, 6, 7 Câu 24. Trộn V 1 lit dung dịch NaOH pH = 13 với V 2 lit dung dịch HNO 3 pH = 1. Xác định tỷ số V 1 /V 2 để pH của dung dịch thu được bằng 12 A. V 1 /V 2 = 11/9 B. V 1 /V 2 = 9/11 C. V 1 /V 2 = 1/2 D.V 1 /V 2 = 1/1 Câu 25. Hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 10,08 l H 2 (đktc). Mặt khác nếu hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được bao nhiêu lít SO 2 (đktc) A. 10,08 l B. 7,84 l C. 6,72 l D. 8,96 l Câu 26. Cho Zn vào dung dịch chứa Fe(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 thu được kết tủa X và đ Y chứa 3 muối. Hãy cho biết các muối trong dung dịch Y? A. Zn(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 B. Zn(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 . C. Zn(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 D. Zn(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 , AgNO 3 . Câu 27. Cho hơi nước qua các kim loại nung nóng sau, hãy cho biết dãy các kim loại nào thu được chất rắn là các oxit kim loại ? A. Al, Mg, Fe, Ni B. K, Mg, Fe, Pb C. Zn, Fe, Al, Cu D. Na, Mg, Al, Fe Câu 28. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về tính oxi hoá ? A. Al 3+ < Cu 2+ < Fe 3+ < Ag + B. Cu 2+ < Fe 3+ < Al 3+ < Ag + C. Al 3+ < Fe 3+ < Cu 2+ < Ag + D. Ag + < Cu 2+ < Al 3+ < Fe 3+ Câu 29. Đốt nóng hỗn hợp bột Al và Fe 3 O 4 không có không khí đến phản ứng hoàn toàn. Chia đôi chất rắn thu được, 1 phần hoà tan bằng dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc), phần còn lại hoà tan trong dung dịch HCl thoát ra 26,88 l khí (đktc). Số gam mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu ? A. 54 g Al và 139,2 g Fe 3 O 4 B. 27 g Al và 69,6 g Fe 3 O 4 C. 29,9 g Al và 67,0 g Fe 3 O 4 D. 81 g Al và 104,4 g Fe 3 O 4 Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng cho phản ứng oxy hoá hết 0,1 mol FeSO 4 bằng KMnO 4 trong H 2 SO 4 : A. lượng H 2 SO 4 cần dùng là 0,18 mol B. dung dịch trước phản ứng có mầu tím hồng C. dung dịch sau phản ứng có mầu vàng D. Lượng KMnO 4 cần dùng là 0,02 mol Câu 31. So sánh (1) thể tích khí H 2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH và (2) thể tích khí N 2 duy nhất rthu được khi cho cùng một lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư A. (1) gấp 5 lần (2) B. (2) gấp 5 lần (1) C. (1) bằng (2) D. (1) gấp 2,5 lần (2) Câu 32. Hoà tan 1 lượng FeSO 4 . 7H 2 O trong nước để được 300 ml dung dịch . Thêm H 2 SO 4 vào 20 ml dung dịch trên thì dung dịch hỗn hợp thu được làm mất mầu 30 ml dung dịch KMnO 4 0,1 M. khối lượng FeSO 4 . 7H 2 O ban đầu là bao nhiêu gam ? A. 4,15 g B. 62,55 g C. 4,51 g D. 65,22 g Câu 33. Nung hỗn hợp X gồm bột Al và bột Fe x O y đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y, hoà tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 4.2 lit H 2 (đktc) còn lại 22,4 g Fe và đã dùng hết 0,525 mol NaOH. xác định công thức của oxit sắt. A. Fe 2 O 3 B. Fe 3 O 4 C. FeO D. không xác định được Câu 34. Từ CaCO 3 làm thế nào điều chế được Ca ? A. Hoà tan trong HCl dư cô cạn rồi điện phân nóng chảy B. Nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn CO đi qua C. Hoà tan trong HCl dư rồi điện phân dung dịch. D. Điện phân nóng chảy CaCO 3 . Câu 35. Có 5 mẫu chất rắn đựng trong 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: Na 2 CO 3 , Ba(OH) 2 , NaOH, H 2 SO 4 , NaCl có thể nhận biết được những dung dịch nào nếu chỉ dùng thuốc thử là quỳ tím A. Cả 5 dd B. Chỉ có H 2 SO 4 C. dd Ba(OH) 2 D.H 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 Câu 36. Cho các cặp oxi hoá khử sau được sắp xếp theo chiều của dãy điện hoá: Mg 2+ /Mg, Fe 2+ /Fe, Cu 2+ /Cu, Fe 3+ /Fe 2+ . Khi cho Mg vào 1 dung dịch chứa 3 muối FeCl 3, CuCl 2 , FeCl 2 xẩy ra các phản ứng: Mg + Cu 2+ → Mg 2+ + Cu (1). Mg + Fe 3+ → Mg 2+ + Fe 2+ (2) Mg + Fe 2+ → Mg 2+ + Fe (3). Thứ tự xẩy ra các phản ứng là: A. 2, 1, 3 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. 1, 3, 2 Câu 37. Cho ion X 2- có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 ; ion Y 2+ có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 . Hãy cho biết vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. A. X ở ô thứ 16 chu kỳ 3, pnc nhóm VI, Y ở ô thứ 30 chu kỳ 4, pnc nhóm II. B. X ở ô thứ 16 chu kỳ 3, pnc nhóm VI, Y ở ô thứ 32 chu kỳ 4, pnc nhóm II. C. X ở ô thứ 17 chu kỳ 3, pnc nhóm VII, Y ở ô thứ 28 chu kỳ 4, pnc nhóm VIII D. X ở ô thứ 15 chu kỳ 3, pnc nhóm V, Y ở ô thứ 30 chu kỳ 4, pnc nhóm II. Câu 38: Cho các đồng vị sau: 27 60 Co, 21 44 Sc, 23 48 V và 25 55 Mn. Hãy cho biết đồng vị nào có nhiều electron độc thân nhất: A. 25 55 Mn B. 23 48 V C. 27 60 Co D. 21 44 Sc Câu 39: Cho các phản ứng sau: 4KClO 3 → KCl + 3KClO 4 (1); 2AgNO 3 → 2Ag ↓ +2NO 2 +O 2 ↑ (2) 3K 2 MnO 4 + 2H 2 O → MnO 2 + 2KMnO 4 +4KOH (3); 3NO 2 +H 2 O → 2HNO 3 + NO (4) 2KMnO 4 + 16HCl → 5Cl 2 + 2KCl + 2MnCl 2 + 8 H 2 O (5); 2S + 6KOH → 2K 2 S + K 2 SO 3 +3H 2 O (6) Dãy các phản ứng thuộc phản ứng tự oxi hoá khử là: A. 1, 3, 4, 6 B. 2 , 4, 5, 6 C. 1, 4, 5 , 6 D. 1, 2, 3 ,4 Câu 40: Cho phản ứng sau đây đang ở trạng thái cân bằng: 2SO 2 + O 2 ⇔ 2SO 3 xúc tác V 2 O 5 , là phản ứng toả nhiệt. Hãy cho biết để cân bằng trên chuyển dịch về phía thuận thì tác động đến các yếu tố như thể nào? A. t o giảm, p chung tăng, nồng độ O 2 và SO 2 tăng. B.t 0 tăng, p chung giảm, nồng độ O 2 và SO 2 tăng C. t o tăng, p chung tăng, tăng lượng xúc tác. D. t o tăng, p chung giảm, tăng lượng xúc tác. II – Tự luận 1) Hoà tan 4,4 gam hỗn hợp Fe và kim loại R ( R có hoà trị n không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 3,584 lít H 2 . Nếu hoà tan cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HNO 3 thì thu được 1,12 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N 2 O. Tỷ khối của B so với hidro là 20,25. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định kim loại R và tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Đáp số: R: Mg, % Fe = 22,27%, % Mg = 77,73%. 2) A là hỗn hợp gồm 2 axít hữu cơ đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng và rượu etylíc. Chia A làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư được 3,92 lít H 2 (đktc). Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn cần 25,2 l O 2 (đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình tăng 56,7 g và trong bình xuất hiện 177,3 gam kết tủa. 1/ Xác định công thức phân tử các axit. 2/ Tính % khối lượng của mỗi axit trong A. Đáp số: C 3 H 4 O 2 34,7 %; và C 4 H 6 O 2 20,7%; etylic 44,6% . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC_2011_LYKA Thời gian 90 phút I– Trắc nghiệm Câu 1: Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Hãy chọn bộ thuốc thử để nhận biết được. và 4 Câu 8: Cho 89 g chất béo (R-COOR) 3 C 3 H 5 tác dụng với vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 2M thi thu được bao nhiêu gam xà phòng và bao nhiêu gam glixerol A. 91.8 gam xà phòng và 9.2 g glixerol. thuốc trừ sâu 6,6,6 (hexacloxiclohexan) hãy cho biết quá trình điều chế đó phải thực hiện tối thi u bao nhiêu phản ứng ? A. 5 B. 6 C. 3 D.4 Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO 2 + HCl