Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
27,88 KB
Nội dung
1. Phân tích các chức năng của NHTW? Liên hệ Việt Nam Các chức năng của NHTW bao gồm: 1.1. Là Ngân hàng phát hành • Ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền TW. • Giấy bạc do NHTW phát hành vào lưu thông là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất và không hạn chế trong cả nước • NHTW có trách nhiệm trong việc xác định số lượng, thời điểm phát hành tiền, phương thức và nguyên tắc phát hành tiền, đảm bảo ổn định tiền tệ Vai trò: - nhằm đảm bảo cho Chính phủ kiểm soát được sự thay đổi của mức cung tiền trong phạm vi toàn quốc. - tạo điều kiện cho NHTW kiểm soát được khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM và điều chỉnh lượng tiền phát hành cho phù hợp với nhu cầu tiền của nền kinh tế. - tạo nên sự thống nhất lưu thông tiền tệ, đảm bảo giấy bạc NH phát hành có cơ sở kinh tế và pháp lý cao. - thu nhập qua phát hành tiền của NHTW được sử dụng vì lợi ích quốc gia Nguyên tắc: phát hành tiền có đảm bảo bằng vàng (phát hành được đảm bảo bằng dự trữ vàng hiện có trong kho dự trữ) và phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa (thường được đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ hoặc giấy nhận nợ được phát hành từ các doanh nghiệp) Ý nghĩa: Lượng tiền trung ương là cơ sở tạo tiền gửi của các NHTG, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTG, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế 1.2. Là ngân hàng của các ngân hàng Cơ sở: xuất phát từ chức năng Ngân hàng độc quyền phát hành tiền và vai trò quản lý vĩ mô của NHTW Nội dung: - Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTG - Là thành trung tâm thanh toán cho hệ thống Ngân hàng. - Cấp tín dụng cho các NHTG khi các NHTG này có nhu cầu và đủ điều kiện cấp tín dụng. - Thực hiện quản lý nhà nước đối với NHTG 1.3. Là ngân hàng của Chính phủ • Làm thủ quỹ Kho bạc Nhà nước ( mở tài khoản và nhận tiền gửi NS) • Cho NSNN vay khi cần thiết • Tổ chức thanh toán cho Kho bạc Nhà nước • Đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành các GTCG • Tư vấn cho Chính phủ • Trực tiếp quản lý và bảo quản dự trữ quốc gia Liên hệ Việt Nam: Khoản 3, điều 2 Luật NHNN Việt Nam 46/2010/QH12 quy định rõ về chức năng của NHNN Việt Nam, theo đó: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.” Thời gian qua và đặc biệt là hai năm trở lại đây, NHNN Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt các chức năng của mình, qua đó góp phần hiệu quả trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định. NHNN Việt Nam độc quyền phát hành tiền qua bốn kênh cơ bản sau: - Thứ nhất, cho vay các NHTM chủ yếu dưới hình thức tái cấp vốn như cho vay cầm cố GTCG, chiết khấu GTCG…Qua đây, NHNN VN cũng phần nào thể hiện được chức năng NH của các NH (số liệu minh họa) - Thứ hai, cho vay đối với CP: nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN hoặc cho vay trước năm tài chính. Qua đây, NHNN VN cũng phần nào thể hiện được chức năng NH của CP (số liệu minh họa) - Thứ ba, mua GTCG trên thị trường mở: - Thứ tư, mua ngoại tệ thị trường ngoại hối 2. Phân tích ưu, nhược của mô hình NHTW trực thuộc Chính Phủ và mô hình NHTW độc lập Chính Phủ. Liên hệ VN? Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ: Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương nằm là bộ phận của Chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp, toàn diện của Chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ Ưu điểm: - tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triền, tạo thuận lợi cho việc điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Có thể coi đây là động lực chủ yếu của mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ. - Ưu tiên phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia về tăng trưởng, thất nghiệp, đồng thời chính sách tiền tệ cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ => tăng cường khả năng phối hợp giữa CSTT và CSTK - Có bộ máy hành chính, cơ quan nhà nước đầy quyền lực, tạo được uy tín và độ tin cậy - CP có thể sử dụng nguồn lực từ NHTW để bù đắp thiếu hụt NS Nhược điểm: -giảm tính độc lập của NHTW, mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ , có thể làm NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị đồng tiền khi bị phụ thuộc vào Chính phủ. Ngân hàng Trung ương độc lập Chính phủ Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương không nằm trong nội các Chính phủ. Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và Chính phủ là quan hệ hợp tác. Ưu điểm: - độc lập, toàn quyền trong việc xây dựng và thực hiện CSTT mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của Ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. - Tăng tính chủ động và giảm độ trễ trong việc thực thi CSTT nhằm đạt được các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống tài chính, phát triển kinh tế… - Tự chủ về tổ chức và cơ cấu tài chính nhân sự Hạn chế: khó có sự kết hợp hài hòa giữa CSTT do NHTW thực thi và CSTK do CP thực thi Liên hệ Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mô hình NHTW trực thuộc CP. Điều đó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và tình hình nước ta. Theo đó, NHNN VN là một cơ quan ngang bộ trực thuộc CP, nhưng vẫn chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước về định hướng, giải pháp vận hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Để hạn chế phần nào những nhược điểm của mô hình này và đảm bảo tính độc lập cho NHNN, VN nhìn nhận NHNN như một thiết chế đặc biệt, không hoàn toàn là một cơ quan hành chính. Kể từ năm 2011 đến nay, NHNN đã lựa chọn và chú trọng đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ là: Ổn định giá trị đồng tiền (biểu hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lạm phát). Đồng thời cũng khẳng định NHNN chỉ cho vay CP nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời, hoặc cho vay trước năm tài chính chứ không cho vay để bù đắp thâm hụt ngân sách năm tài chính. 3. Phân tích giống và khác nhau của Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Mối liên hệ giữa 2 quỹ? Đánh giá khả năng kiểm soát các kênh phát hành tiền của NHTW? Giống: - Tiền nằm trong cả 2 quỹ đều chuẩn bị đưa ra ngoài lưu thông và đều phản ánh lượng tiền mặt đưa từ lưu thông về Khác: Tiêu chí Quỹ DTPH Quỹ NVPH Khái niệm Là quỹ chứa các loai tiền được bảo quản và quản lý tại kho tiền TW của NHNN và các kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, TP trực thuộc TW Là quỹ chứa các loại tiền được bảo quản, quản lý tại kho tiền SGD NHNN và các kho tiền tại chi nhánh NHNN tỉnh, TP trực thuộc TW Nhập quỹ Quỹ DTPH tại kho tiền TW Tiền mới từ nhà in Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành thu hồi từ lưu thông Tiền từ quỹ DTPH tại chi nhánh NHNN Tiền từ quỹ NVPH tại SGD NHNN Quỹ DTPH tại chi nhánh NHNN tỉnh TP Từ quỹ DTPH tại kho tiền TW Từ quỹ DTPH tại các chi nhánh NHNN tỉnh TP khác Nhập từ quỹ NVPH tại chi nhánh Nhập từ quỹ DTPH Tiền thu hồi từ lưu thông (gồm tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành và tiền đình chỉ lưu hành) Xuất quỹ Quỹ DTPH tại kho tiền TW Chuyển đến quỹ DTPH tại chi nhánh NHNN tỉnh, TP Đổi các loại tiền nhằm thay đổi cơ cấu mệnh giá Xuất tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông để tiêu huỷ Xuất các loại tiền mới được CP công bố lưu hành Quỹ DTPH tại chi nhánh NHNN tỉnh, TP Điều chuyển tiền sang quỹ DTPH tại chi nhánh NHNN khác hoặc về kho tiền TW Xuất tiền cho quỹ NVPH tại chi nhánh Xuất cho các TCTD, KBNN đáp ứng nhu cầu tiền mặt Xuất để nhập vào quỹ DTPH Điều hòa quỹ DTPH / Định mức quỹ NVPH Điều hòa quỹ DTPH Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền NHNN chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của NHNN chi nhánh lập kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ DTPH tại các kho tiền TW và tiền mặt thuộc Quỹ DTPH Định mức quỹ NVPH Cơ sở định mức: căn cứ vào định mức kho chứa, độ an toàn, nhu cầu sử dụng tiền mặt Định mức quỹ và thực tế tiền mặt tại quỹ định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn quỹ NVPH trong hệ thống NHNN Mối liên hệ: Quỹ DTPH và quỹ NVPH có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua các nghiệp vụ xuất nhập quỹ. Đối với quỹ DTPH, có thể nhập tiền từ quỹ NVPH tại SGD hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, TP; xuất tiền cho quỹ NVPH tại chi nhánh. Ngược lại, quỹ NVPH có thể nhập và xuất từ quỹ DTPH. 4. Phân tích nội dung các kênh phát hành tiền của NHTW? Liên hệ Việt Nam Sau khi lượng tiền trung ương cần tăng thêm trong kì kế hoạch đã được chuẩn y, NHTW có trách nhiệm đưa chúng ra lưu thông thông qua các kênh phù hợp với mục đích sử dụng. - Phát hành cho NSNN vay: Chính phủ đi vay khi NSNN rơi vào tình trạng thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính hoặc bội chi dự tính vào cuối năm tài chính. Để đảm bảo nguyên tắc phát hành tiền, khi vay tiền, NHTW yêu cầu Chính phủ phải có tài sản thế chấp dưới các hình thức: vàng, các loại ngoại tệ mạnh, trái phiểu Chính phủ… Các tài sản đảm bảo này giúp cho NHTW có thể thu hút lượng tiền trong lưu thông qua các hoạt động của nó trên thị trường mở. Tuy nhiên, hành vi cung ứng tiền cho NSNN dù có đảm bảo sẽ làm yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạm phyát tiềm năng. Vì thế kênh phát hành này ngày càng ít được sử dụng. - Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở: Khi NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền Trung ương, nó thực hiện nghiệp vụ bán các chứng khoán ngắn hạn. Ngược lại, nếu muốn tăng lượng tiền trung ương, từ đó tăng lượng tiền cung ứng, NHTW mua các chứng khoán ngắn hạn đang được sở hữu bởi công chúng hoặc các NHTM. Thông qua hoạt động này, NHTW vừa thực hiện phát hành tiền thêm ra lưu thông, vừa điều tiết lượng tiền có sẵn trong lưu thông - Phát hành qua cho vay NHTM: thường cho vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn như cầm cố GTCG, chiết khấu GTCG, cho vay chỉ định ưu đãi…và các hình thức cho vay đặc biệt như nghiệp vụ bảo lãnh. Khi cho các NHTM vay, lượng tiền trung ương tăng, trở thành nguồn vốn nhằm mở rộng đầu tư, cho vay với nền kinh tế - Phát hành thông qua thị trường ngoại hối: NHTW tham gia mua ngoại hối trên thị trường ngoại hối. Khi mua ngoại hối, đồg thời NHTW đã bơm một lượng tiền trung ương ra ngoài lưu thông. Liên hệ Việt Nam: NHNN Việt Nam hiện nay phát hành tiền qua tất cả các kênh. Tùy từng thời kỳ và căn cứ vào bối cảnh kinh tế xã hội mà NHNN quyết định lựa chọn kênh phát hành, quy mô phát hành cho hợp lý. Nhưng chủ yếu vẫn sử dụng kênh thị trường mở, bởi tác động tức thì, không gây méo mó thị trường (Số liệu cũng như câu 1) Đánh giá khả năng kiểm soát các kênh phát hành tiền: - Cho vay NHTM: Căn cứ vào quy mô, lĩnh vực, hiệu quả hoạt động và nhu cầu vốn của các NHTM bên cạnh mục tiêu, định hướng chính sách tiền tệ từng thời kỳ, NHNN VN quyết định cấp một hạn mức riêng cho từng NHTM. Như vậy, NHNN chủ động trong việc kiểm soát và khả năng kiểm soát đối với kênh này là tốt. Ngoài ra, NHNN còn kiểm soát thông qua điều kiện cho vay và lãi suất. - Cho vay CP: NHNN VN chỉ cho NSNN vay khi thiếu hụt tạm thời hoặc cho vay ứng trước năm tài chính. Mức độ thiếu hụt phụ thuộc vào tình hình thu chi của CP, nên việc kiểm soát là không triệt để - Cho vay trên TTM: NHNN chủ động kiểm soát thông qua việc quy định điều kiện GTCG, TCTD được phép tham gia thị trường mở, điều tiết thông qua lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Khả năng kiếm soát là tốt - Cho vay trên thị trường ngoại hối: Khả năng kiểm soát không triệt để, do phải đảm bảo mức dự trữ ngoại hối phù hợp, duy trì tỷ giá hợp lý trong từng thời kỳ. 5. Giải thích tại sao Quỹ dự trữ phát hành phải điều hòa? Liên hệ Việt Nam Để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Liên hệ Việt Nam Ở Việt Nam, điều hòa tiền mặt theo nguyên tắc đi trước, đảm bảo tồn quỹ tại chi nhánh NHNN không thấp hơn mức tối thiểu vào cuối kỳ KH. (Có cái sơ đồ mà nỏ biết vẽ rang cả) 6. Giải thích tại sao Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền được định mức? Phân tích các căn cứ để định mức Quỹ nghiệp vụ phát hành? (Định mức để làm cơ sở so sánh với mức thực tế tại quỹ) Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt, diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. Khi thực tế > định mức: điều chuyển đi bằng nghiệp vụ xuất, nếu thực tế < định mức: điều chuyển về bằng nghiệp vụ nhập. - Định mức kho chứa: Kho chứa càng lớn thì mức tồn quỹ định mức càng lớn và ngược lại - Độ an toàn kho chứa: Độ an toàn kho chứa càng cao thì mức tồn quỹ định mức và ngược lại - Nhu cầu sử dụng tiền mặt: Nhu cầu sử dụng tiền mặt càng lớn thì mức tồn quỹ càng nhỏ và ngược lại 7. Tiền mặt trong quá trình vận chuyển phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Phân tích quan điểm đó của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Tiền mặt là các loại tiền giấy, tiền kim loại do NHTW phát hành. Ở Việt Nam, xuất phát từ thói quen, tâm lý ưa tiền mặt của đại đa số người dân mà nhu cầu sử dụng tiền mặt rất lớn trong khi lại tồn tại rất nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền mặt. Chính vì vậy, NHNN luôn quản lý chặt chẽ và đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển tiền mặt, điều này được thể hiện rõ qua TT01/2014 của NHNN VN. Theo đó, việc tổ vận chuyển tiền mặt được tổ chức chặt chẽ ở các khâu, từ khi nhận, đóng gói niêm phong; bốc lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận; giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận. Vận chuyển tiền mặt phải được giữ bí mật về thông tin, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển: NHNN quy định thời gian vận chuyển , sử dụng xe chuyên dụng, có lực lượng vũ trang có chuyên môn nghiệp vụ và được trang bị vũ khí đi áp tải, phối kết hợp với các lực lượng khác khi có sự cố xảy ra… 8. Phân tích mục đích hoạt động tín dụng của NHTW? Điều kiện các tổ chức tín dung, chi nhanh Ngân hàng nước ngoài và điều kiện giấy tờ có giá được tham gia nghiệp vụ chiết khấu tại NHNN? Khi TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài vi phạm quy trình chiết khấu thì NHNN xử lí ntn? Hoạt động tín dụng của NHTW là việc NHTW cung ứng tiền cho nền kinh tế qua việc cho vay đối với các TCTD và KBNN trên nguyên tắc cho vay có hoàn trả theo quy định Mục đích hoạt động tín dụng của NHTW: - Nhằm bổ sung vốn khả dụng cho các TCTD trong quá trình hoạt động để duy trì, mở rộng quy mô tín dụng và đáp ứng nhu cầu thanh toán nhằm tăng khả năng cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế duy trì sự ổn định và an toàn cho cả hệ thống NH. Đây là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của NHTW - Nhằm thực hiện việc điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ. Hạn mức tín dụng, thời điểm và lãi suất đều bị chi phối bởi mục tiêu CSTT mà không nhằm mục đích lợi nhuận. - Nhằm điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu dựa trên việc cấp vốn theo thời gian, lĩnh vực và ngành kinh tế. Với khả năng bao quát toàn bộ nền kinh tế, NHTW nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của các ngành, lĩnh vực. Từ đó điều chỉnh lãi suất ưu tiên, nới lỏng điều kiện, hạn mức cho vay đối với các ngành, lĩnh vực thông qua điều tiết lượng vốn khả dụng vủa từng loại hình NH, tác động đến khả năng cho vay của từng NHTM đối với các ngành, lĩnh vực, từ đó tác động đến sự phát triển chung của nền kinh tế - Luôn thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các TCTD trong trường hợp thiếu hụt vốn tạm thời hay mất thanh khoản. Điều kiện tham gia nghiệp vụ chiết khấu tại NHNN: ( Điều 6, TT01/2012) Các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 1. Là các NH, TCTD phi NH, chi nhánh NH nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân TW trong thời gian chưa chuyển đổi thành NH HTX theo quy định của Luật các TCTD không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 2. Có GTCG đủ điều kiện và thuộc danh mục các GTCG được chiết khấu tại NHNN 3. Không có nợ quá hạn tại NHNN tại thời điểm đề nghị chiết khấu 4. Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu GTCG gửi NHNN đúng hạn 5. Có tài khoản tiền gửi mở tại NHNN (Sở GD hoặc chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ) thực hiện chiết khấu 6. Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, TCTD chi nhánh NH nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại NHNN. Về mục đích vay vốn thì theo nguyên tắc của nghiệp vụ này cũng yêu cầu TCTD được chiết khấu sử dụng vốn đúng mục đích, khi hết hạn chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, TCTD phải nhận lại GTCG theo cam kết và thanh toán đầy đủ tiền mua lại GTCG cho NHNN Xử lý vi phạm: Điều 17, TT01/2012 Đối với TH chiết khấu có kỳ hạn, sau 1 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chiết khấu, TCTD không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ, NHNN sẽ trích tài khoản tiền gửi của TCTD để thu nợ. TH không đủ, NHNN sẽ áp dụng: 1. Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của TCTD 2. Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu. 3. Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi TCTD Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày NHNN gửi thông báo, TCTD không thực hiện thanh toán, NHN sẽ xem xét bán các GTCG đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ. TCTD sẽ không được tham gia nghiệp vụ chiết khấu trong thời hạn 6 tháng. 9. Phân tích các nguyên tắc hoạt động tín dụng của NHTW. Cơ sở xác định và cách xác định hạn mức tín dụng của NHNN Việt Nam Nguyên tắc hoạt động tín dụng: - Tôn trọng hạn mức tín dụng Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Hạn mức có thể áp dụng cho từng ngân hàng, từng mục tiêu cụ thể sao cho hợp với chỉ tiêu cung ứng tiền của NHTW nói chung. Ví dụ, hạn mức của nghiệp vụ tái cấp vốn ở Việt Nam được ngân hàng nhà nước xác định bằng việc xác định tổng hạn mức chiết khấu đối với các lĩnh vực mà NHNN ưu tiên chiết khấu cho TCTD và NH nước ngoài, các TCTD và ngân hàng nước ngoài thông báo hạn mức của mình và NHNN chi phân bổ hạn mức cho đơn vị có đề nghị. - Các khoản tín dụng khi được cung ứng luôn phải liền với mục tiêu chính sách tiền tệ giai đoạn đó. Điều này phản ánh sự phù hợp giữa mục tiêu hoạt động tín dụng và mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô. Loại cho vay, đối tượng cho vay, mức vay, lãi suât thường được kết hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu lực chi phối quản lý và kiểm soát tiền tệ của NHTW. VD: Với nghiệp cụ tái cấp vốn, chiết khấu GTCG, NHNN VN mở rộng đối tượng áp dụng sang khu vực các NH nước ngoài nhằm quản lý chặt chẽ đối tượng này nói riêng và bao quát được toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung đồng thời lãi suất cũng được điều chỉnh một cách phù hợp với từng thời kỳ công bố một tháng một lần đảm bảo sự cập nhật nền kinh tế. - NHTW luôn luôn đóng vai trò chủ động trong mối quan hệ tín dụng. Đóng vai trò chủ động để NHTW hoàn toàn kiểm soát được mọi hoạt động tín dụng cũng như xu hướng phát triển để thực hiện chính sách tiền tệ có hiệu quả nhất. NHTW thường đặt ra các điều kiện chặt ché khi trước khi cho vay như hồ sơ tín dụng, điều kiện về GTCG, tình trạng tài khoản tiền gửi, và sau khi cho vay là quản lý đến mục đích sử dụng vốn có thực sự theo đúng cam kết, hiệu quả , thời gian hoàn trả… Một điều đáng lưu ý là NHTƯ nói chung và NHNN VN nói riêng luôn là người nhận GTCG trước khi chuyển tiền và nhận khoản tiền hoàn trả của TCTD trước khi hoàn trả GTCG. Những điều này thể hiện sự chủ động một cách tuyệt đối trong giao dịch của NHTW đối với các TCTD. Việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc giúp NHTW an toàn, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ trong khâu cấp tín dụng góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách tiền tệ đặc biệt là sự ổn định trong lưu thông tiền ở nền kinh tế. Cơ sở xác định và cách xác định hạn mức tín dụng của NHNN VN Cơ sở xác định: - Mức tăng trưởng MB - Sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng - Thay đổi tình trạng NSNN Cách xác định: Hi = Vi x Si x K (slide) 10. Phân tích nguyên tắc, điều kiện, cách xử lý thu hồi nợ TS cầm cố khi phải thu hồi nợ bắt buộc trong cho vay cầm cố giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam theo các quy định hiện hành (thông tư 17 + 37) [...]... dụng nhân dân TW, chi nhánh NH nước ngoài.không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 2 Có GTCG đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các GTCG được sử dụng cầm cố vay vốn tại NHNN 3 Không có nợ quá hạn tại NHNN tại thời điểm đề nghị vay vốn 4 Có hồ sơ đề nghị cầm cố tại NHNN theo đúng quy định 5 Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT của NHNN trong từng thời kỳ 6 Có cam kết về sử dụng tiền... TCTD không trả nợ và không được NHNN gia hạn nợ thì NHNN sẽ thực hiện: 1 Trích tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN để thu nợ 2 Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có của TCTD Trường hợp vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, NHNN sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên HĐ tín dụng NHNN tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể... đề nghị vay c) Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay d) Không phải GTCG do TCTD đề nghị vay phát hành 2 TCTD được vay cầm cố phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vay NHNN đầy đủ đúng hạn Điều kiện: (Điều 10, TT17/2011) Trên cơ sở định hướng chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, NHNN quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các TCTD có đủ điều kiện... hết nợ, NHNN sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên HĐ tín dụng NHNN tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các GTCG cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi của TCTD vay . Là Ngân hàng phát hành • Ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền TW. • Giấy bạc do NHTW phát hành vào lưu thông là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất và không. tệ , có thể làm NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị đồng tiền khi bị phụ thuộc vào Chính phủ. Ngân hàng Trung ương độc lập Chính phủ Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương. Chính Phủ và mô hình NHTW độc lập Chính Phủ. Liên hệ VN? Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ: Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương nằm là bộ phận của Chính phủ và chịu sự chi phối trực