1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CHUYÊN LÝ PTNK-ĐHQG TP.HỒ CHÍ MINH 2008-2009

1 1,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 29,5 KB

Nội dung

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU NĂM HỌC: 2008 – 2009 MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian phát đề) Bài 1. Ca-bin thang máy toà nhà A của trường PTNK đi từ tầng 1 lên tầng 8 hết 25 s, từ tầng 1 lên tầng 7 hết 65/3 s (hai tầng liên tiếp cách nhau 4,5 m). Mỗi lần xuất phát cho đến khi dừng lại (đi lên cũng như đi xuống) đồ thị tốc độ v của ca-bin theo thời gian t luôn là một hình thang cân như Hình 1 (chiều dài đoạn KL tuỳ thuộc quãng đường di chuyển; v1,t1 là những hằng số chưa biết, có giá trị như nhau đối với mọi quá trình chuyển động của thang máy) a) Tính tốc độ trung bình của ca-bin khi đi từ tầng 1 lên tầng 8. b) Chứng minh rằng quãng đường ca-bin đi được trong thời gian t, tính từ lúc xuất phát, bằng diện tích hình thang OKLM. c) Tính thời gian khi CB chỉ đi từ tầng 7 lên tầng 8 ; từ tầng 3 xuống tầng 1. Bài 2. Trong một bình cách nhiệt có chứa m1 = 200 gam nước dá ở nhiệt độ t1. Đổ vào bình 1 ca chứa m2 gam nước ở nhiệt độ t2 = 30o C. Khi có cân bằng nhiệt, khối lượng nước đá giảm m’ = 100 gam. Nếu đổ thêm ca thứ 2 chứa nước như ca thứ nhất vào bình thì nhiệt độ hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt là t = 5oC. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c1 = 2,1 J/g.K, nước là c2 = 4,2 J/g.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là 340 J/g. a) Tính nhiệt độ t của nước đá và khối lượng m2 của nước có trong 1 ca. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, môi trường và sự bay hơi của nước. b) Thực tế do có sự trao đổi nhiệt với bình và môi truờng bên ngoài nên nhiệt độ cân bằng được thiết lập của hỗn hợp sau khi đổ 2 ca nước trên là t = 4oC. Tìm tổng nhiệt lượng của hỗn hợp nước đã truyền cho bình và môi trường bên ngoài trong quá trình trên. Bỏ qua khối lượng nước bay hơi. Bài 3. Cho mạch điện như Hình 2. Cho biết U = 30 V, R1 = R2 = 5 Ω, R3 = 3 Ω, R4 là biến trở có điện trở toàn phần bằng 20 Ω. Điện trở vôn kế vô cùng lớn, điện trở ampe kế và dây nối không đáng kể.Tìm vị trí của con chạy C và số chỉ của các dụng cụ đo khi : a) Hai vôn kế chỉ cùng giá trị. b) Ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất. c) Vôn kế V2 chỉ giá trị nhỏ nhất. Bài 4. a) Vật sáng AB được đặt trước thấu kính hội tụ O1 khoảng d = OA. Thấu kính có tiêu cự f. ảnh thật A’B’của AB qua thấu kính cách O1 khoảng d’= OA’. d, d’ và f luôn thoả hệ thức : 1/d + 1/d’ = 1/f. Áp dụng : thấu kính có f = 10 cm ; d = 18 cm. Hỏi khi AB dịch chuyển lại gần thấu kính thêm 5 cm thì ảnh dịch chuyển về phía nào một đoạn bằng bao nhiêu ? b) Qua kẽ lá, ánh sáng mặt trời tạo thành một chùm hẹp, song song, lập với phương ngang một góc 45 độ. Khi đặt một thấu kính hội tụ thẳng đứng (quang trục nằm ngang), thì chùm sáng mặt trời ló ra khỏi thấu kính lập với phương ngang một góc 60o. Rìa của thấu kính hình tròn, có đường kính 10 cm. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính. Bài 5. Một bộ gồm các bóng đèn giống nhau (60 V − 12 W), được mắc thành nhiều dãy song song, mỗi dãy có hai bóng đèn mắc nối tiếp. Bộ bóng được mắc nối tiếp với nguồn điện có công suất không đổi là 2 489,76 W. Dây nối từ nguồn tới bộ bóng có điện trở là 4,8 Ω. a) Để công suất thực tế của các bóng đèn sai khác công suất định mức không quá 5% thì có thể mắc bóng đèn thay đổi trong phạm vi nào ? b) Nếu số bóng đèn trong phạm vi câu a) thì hiệu điện thế của nguồn thay đổi như thế nào ? c) Nếu muốn hiệu điện thế của bộ nguồn trên là U = 185,06 V thì có thể dùng bao nhiêu bóng đèn ? Bài 6. Một vương miện được làm từ vàng và bạc có trọng lượng trong kkông khí là 0,4 N ; trong nước là 0,376 N. Xác định trọng lượng bạc trong vương miện và tỉ lệ phần trăm bạc - vàng. Cho biết khối lượng riêng của vàng là Dv = 19,3 .103 kg/m3 ; của bạc là Db = 10,5 .103 kg/m3 và Dn = 103 kg/m3. . ĐỀ CHÍNH THỨC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU NĂM HỌC: 2008 – 2009 MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian phát đề) Bài. động của thang máy) a) Tính tốc độ trung bình của ca-bin khi đi từ tầng 1 lên tầng 8. b) Chứng minh rằng quãng đường ca-bin đi được trong thời gian t, tính từ lúc xuất phát, bằng diện tích hình

Ngày đăng: 03/06/2015, 15:00

w