Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
621,5 KB
Nội dung
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO) http://www.unesco.org.vn/ I. Khái quát chung về UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”. UNESCO có các chức năng sau: - Là cơ sở thí nghiệm các ý tưởng mà nhiệm vụ trí tuệ là dự đoán và xác định những vấn đề quan trọng nhất đang phát sinh trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, tiếp đó nhận dạng những chiến lược và chính sách thích hợp nhằm giải quyết chúng. - Là tổ chức soạn thảo quy chuẩn nơi xây dựng những hiệp định chung về đạo đức, chuẩn mực và tri thức mang tính sống còn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Vấn đề này đã đưa UNESCO vào những tiến trình trao đổi tri thức liên ngành phức tạp và vào quá trình đàm phán với các chuyên gia và các quốc gia thành viên. - Là trung tâm chỉ dẫn, giao dịch nơi đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, chuyển giao, truyền bá và chia sẻ các thông tin, tri thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất. - Là tổ chức tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên, UNESCO giúp các nước thành viên xây dựng năng lực về thể chế và nhân lực trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá, truyền thông và thông tin. - Là nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế. Chức năng này được thực hiện thông qua tất cả bốn chức năng nêu trên. Năm chức năng cơ bản này là những phương cách chủ yếu để UNESCO thực hiện nhiệm vụ của mình. Thông qua các chiến lược và hoạt động cụ thể của mình, UNESCO đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là những mục tiêu nhằm: + Giảm một nửa tỉ lệ ngườidân sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước đang phát triển vào năm 2015; + Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015; + Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005; + Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005 nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào năm 2015. Những ngày lễ quốc tế có liên quan đến UNESCO: 21 tháng 2 Ngày ngôn ngữ mẹ đẻ quốc tế 21 tháng 3 Ngày thơ thế giới 23 tháng 4 Ngày bản quyền và sách thế giới 3 tháng 5 Ngày tự do báo chí thế giới 21 tháng 5 Ngày phát triển văn hoá thế giới 23 tháng 8 Ngày tưởng niệm quốc tế về buôn bán nô lệ và thủ tiêu chế độ nô lệ. 8 tháng 9 Ngày xoá mù chữ quốc tế 5 tháng 10 Ngày nhà giáo quốc tế 10 tháng 11 Ngày khoa học thế giới về hoà bình và phát triển 16 tháng 11 Ngày khoan dung thế giới 21 tháng 11 Ngày triết học Thập kỷ quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố và những sự kiện liên quan đến UNESCO: 2005-2015 Thập kỷ giáo dục cho phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc 2003-2012 Thập kỷ xoá mù chữ của Liên Hợp Quốc 2001-2010 Thập kỷ quốc tế thứ 2 về xoá bỏ chế độ thực dân. 2001-2010 Thập kỷ quốc tế về văn hoá hoà bình và phi bạo lực cho trẻ em 1997-2006 Thập kỷ đầu tiên của Liên Hợp Quốc về xoá nghèo. 1995-2004 Thập kỷ Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người 1994-2004 Thập kỷ quốc tế về người dân bản xứ của thế giới. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC 1. Đại hội đồng Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Ngôn ngữ làm việc tại Đại hội đồng gồm Ả- rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha. 2. Hội đồng chấp hành Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, giám sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng; nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc Hội đồng chấp hành gồm 58 uỷ viên với nhiệm kỳ 4 năm. Để bảo đảm tính liên tục của Hội đồng chấp hành, Đại hội đồng bầu lại một nửa số uỷ viên Hội đồng chấp hành trong mỗi kỳ họp thường lệ của Đại hội đồng. Việc bầu uỷ viên Hội đồng chấp hành có tính đến sự đa dạng văn hoá cũng như khu vực địa lý mà ứng viên đó đại diện. Các uỷ viên Hội đồng chấp hành có vai trò quan trọng trong việc vạch chiến lược và xây dựng chương trình hành động của UNESCO. Hội đồng chấp hành họp một năm hai lần. 3. Ban Thư ký Ban thư ký là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất là thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua. Về nguyên tắc, Ban thư ký được tuyển chọn trên cơ sở địa lý rộng rãi và gồm những người có năng lực và hiệu suất công tác cao. Các nước thành viên có quyền đề cử người để được tuyển lựa làm viên chức trong Ban thư ký theo số lượng nhất định quy định theo tỉ lệ đóng góp niên liễm của mỗi nước. Ban thư ký do Tổng giám đốc lãnh đạo, tổ chức và tuyển dụng. Cho đến tháng 1/2007, Ban thư ký gồm 2.100 nhân viên từ 170 nước. Theo chính sách phi tập trung hoá hiện nay, hơn 700 nhân viên làm việc tại 58 văn phòng UNESCO khu vực trên thế giới, trong đó có Văn phòng UNESCO tại Hà Nội được thành lập tháng 9 năm 1999. Tổng giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm (có thể được tái cử). Tổng giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên của UNESCO, dự thảo chương trình và ngân sách, thực hiện chương trình, quản lý ngân sách, chịu trách nhiệm về mọi sáng kiến và quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Từ khi thành lập đến nay, UNESCO đã lần lượt có 9 Tổng Giám đốc: Julian Huxley, người Anh (1946- 1948); Jaime Torres Bodet, người Mê-hi-cô (1948-1952); John W.Taylor, người Mỹ (1952-1953); Luther Van, người Mỹ (1953-1958); Vittorino Veronese, người Ý (1958-1961); René Maheu, người Pháp (1961- 1974); Amadou-Mahtar M’Bow, người Xê-nê-gan (1974-1987); Federico Mayor, người Tây Ban Nha (1987-1999) và hiện nay là ông Koichiro Matsuura, người Nhật, được bầu Tổng giám đốc nhiệm kỳ 1 từ 1999-2005 và nhiệm kỳ 2 từ 2005 đến nay. III. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA UNESCO 1. Với Liên Hợp Quốc và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc Theo thỏa ước được Đại hội đồng UNESCO lần thứ nhất thông qua ngày 6/12/1946 và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ thuật của Liên Hợp Quốc về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO: giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin. Đồng thời UNESCO cũng là cơ quan thực hiện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về những lĩnh vực đó. Khác với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác như UNDP, UNCTAD, UNICEF có quyền quan hệ trực tiếp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, UNESCO cũng như các cơ quan chuyên môn khác quan hệ với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) và hàng năm gửi báo cáo lên Hội đồng này. UNESCO và Liên Hợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến và tham dự những hội nghị của nhau nhưng không có quyền biểu quyết. UNESCO có quan hệ ngang với các tổ chức chuyên môn khác như FAO, ICAO, ILO, WHO, IMF cũng như với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là về các vấn đề chính sách và những “chương trình hành động phối hợp”. Các “Chương trình ngoài ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc tài trợ (UNDP, UNICEF, UNIDO, UNCTAD, FAO ) nhưng việc thiết kế và thực hiện do các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm. 2. Với các nước thành viên Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thành viên của UNESCO. Các nước ngoài Liên Hợp Quốc có thể gia nhập UNESCO nếu được 2/3 Đại hội đồng UNESCO chấp nhận. Ngoài thành viên chính thức, UNESCO còn có một số thành viên liên kết. Nước thành viên nào bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc mặc nhiên sẽ không còn là thành viên của UNESCO. Bất cứ nước thành viên hoặc thành viên liên kết nào cũng có thể xin ra khỏi UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhất định. Trong lịch sử UNESCO đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCO như Mỹ (năm 1984), Anh và Singapore (năm 1985). Sau một thời gian rút khỏi UNESCO, Mỹ và Anh đã quay trở lạiTổ chức này (Anh năm 1997 và Mỹ năm 2003). Với việc gia nhập UNESCO của Cộng hoà Montenegro tháng 3/2007, hiện nay UNESCO gồm 192 nước thành viên và 6 thành viên liên kết. Công ước thành lập UNESCO quy định tại mỗi nước thành viên có một (UBQG) gồm đại diện của Chính phủ, các bộ/ngành liên quan và các nhân vật có khả năng hoạt động về giáo dục, khoa học, văn hoá thông tin. Đối với UNESCO, Uỷ ban quốc gia có các chức năng: tư vấn, liên lạc, thông tin và thực hiện. Nhiệm vụ của UBQG do Chính phủ của mỗi nước quy định. Các nước thành viên cử Phái đoàn thường trực của nước mình bên cạnh tổ chức UNESCO ở Paris để đảm bảo quan hệ trực tiếp với UNESCO. 3. Các mạng lưới chuyên môn của UNESCO UNESCO hợp tác với mạng lưới các đối tác để triển khai các hoạt động của mình. Hiện nay có: - Khoảng 100 uỷ ban tư vấn, các uỷ ban quốc tế và các hội đồng liên Chính phủ được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của UNESCO; - 4.000 các Hiệp hội, Trung tâm, các Câu lạc bộ UNESCO ở 100 nước truyền bá ý tưởng UNESCO và thực hiện các hoạt động UNESCO ở cấp cơ sở; - 7.900 các Trường liên kết ở 176 nước giúp thế hệ trẻ hình thành thái độ khoan dung và hiểu biết quốc tế; - Hơn 335 tổ chức phi chính phủ (NGO) duy trì quan hệ chính thức với UNESCO; - Một nhóm gồm hơn 40 nhân vật nổi tiếng - Đại sứ thiện chí UNESCO- dùng tài năng và địa vị của mình để giúp mọi người trên thế giới chú ý đến công việc và nhiệm vụ mà UNESCO đang thực hiện; - Hơn 580 Giáo sư đại học và 65 các trường đại học kết nghĩa bao gồm mạng lưới UNITWIN/UNESCO khuyến khích việc nghiên cứu, đào tạo và phát triển giáo dục đại học; - 179 nước thành viên có Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO; - Các nghị sĩ có vai trò quan trọng đối với UNESCO trong quan hệ với các tổ chức khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hoà bình và phát triển thông qua giáo dục và dân chủ. IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA UNESCO 1. Nguồn ngân sách thường xuyên: Chủ yếu do tiền đóng góp niên liễm của các nước thành viên và một số khoản thu khác. Ngân sách thường xuyên của UNESCO khá hạn hẹp, khoảng 610 triệu đô la (tài khoá 2006-2007). Ngân sách thường xuyên này dùng để chi cho các hoạt động chung, cho hành chính phí của UNESCO cũng như các hoạt động nghiệp vụ của Ban thư ký tại trụ sở chính và các văn phòng khu vực. Các khoản chi để giúp các nước thành viên trong khuôn khổ “chương trình thường xuyên” và “chương trình tham gia” cũng nằm trong ngân sách này. 2. Nguồn ngoài ngân sách UNESCO: do sự tài trợ hoặc phối hợp hoạt động của các tổ chức quốc tế và cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là các tổ chức UNDP, UNICEF, Ngân hàng Thế giới và tiền đóng góp tự nguyện của các nước. Nguồn ngoài ngân sách được dùng vào việc thực hiện các dự án phát triển của các nước thành viên dưới các hình thức viện trợ kỹ thuật, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. UNESCO không toàn quyền quyết địnnh việc sử dụng các nguồn ngoài ngân sách mà thường đóng vai trò người xây dựng hoặc thực hiện dự án, vận động, giới thiệu, trung gian môi giới để tranh thủ sự thoả thuận của các tổ chức quốc tế hoặc các nước chi tiền. Nguồn ngoài ngân sách còn bao gồm quỹ ký gửi của các nước tại UNESCO. Tuy nhiên, UNESCO cũng không thể toàn quyền quyết định việc sử dụng các quỹ đó. 3. Quỹ đặc biệt: do vận động sự đóng góp tự nguyện của quốc tế. Đây là nguồn ngân sách được đặc biệt sử dụng trong việc viện trợ khẩn cấp do thiên tai, chiến tranh gây ra đối với các công trình văn hoá, trường học V. QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - UNESCO * Hiện nay UNESCO đang tham gia vào chương trình cải tổ của Liên Hợp Quốc với mô hình “Một Cơ quan Liên Hợp Quốc” mà Việt Nam được chọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm chương trình này. Thực chất của công cuộc cải tổ này là thay đổi cách thức hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Trụ sở chính, ở mỗi khu vực và mỗi nước. Chương trình cải tổ này chú trọng hơn vào việc thực hiện các hoạt động, tính hiệu quả, tính gắn kết và kết quả trong nội bộ hệ thống Liên Hợp Quốc và tăng cường vai trò, tiếng nói của các nước đang phát triển. 1. Một số thông tin chung Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO. Sau đó chính quyền Sài Gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975. Tháng 3/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam tuyên bố kế thừa tham gia UNESCO. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Tháng 10/1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên Chính phủ CHXHCN Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tổ chức tại Nai-rô-bi (Kenya). Ngày 15/6/1977, Chính phủ thành lập Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao, để đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong UNESCO. Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và trình lên Thủ tướng Chính phủ các vấn đề về phương hướng, chính sách, chương trình và kế hoạch hoạt động của Việt Nam đối với UNESCO cũng như phối hợp và điều hoà hoạt động của các ngành có liên quan tới UNESCO. Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cử cấp đại sứ làm trưởng Phái đoàn. Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam. Thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO có những bước phát triển mới cả về lượng và chất, đồng thời ngày càng thu được nhiều kết quả. 2. Những thành tựu 2.1.Hợp tác với UNESCO trong việc triển khai các ý tưởng mới trong hoạch định chính sách Các ý tưởng, các kinh nghiệm quốc tế mà UNESCO cung cấp đã được áp dụng, chuyển tải vào các chương trình hành động, chương trình phát triển, các chính sách, chiến lược quốc gia, được phổ biến, thấm nhuần từ lãnh đạo đến các cấp, đến từng người dân, do đó có tác động sâu bền tới sự phát triển của đất nước. - Trong lĩnh vực giáo dục, những tư tưởng đề cao và cổ vũ cho giáo dục của UNESCO rất phù hợp với việc coi giáo dục là quốc sách của Việt Nam. Đã có một sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và UNESCO để thực hiện mục tiêu bao trùm là mang giáo dục lại cho tất cả mọi người như: phổ cập giáo dục tiểu học (trong đó ưu tiên xóa mù chữ); canh tân giáo dục phục vụ phát triển (trong đó chú trọng đến ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới, các thành tựu khoa học, công nghệ vào công tác giảng dạy và quản lý giáo dục); dân chủ hóa và xóa bất bình đẳng trong giáo dục (chú trọng giáo dục các đối tượng như các em gái, phụ nữ, dân nghèo, người dân nông thôn); giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề với mô hình Trung tâm học tập cộng đồng nhằm xóa đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực tham gia phát triển cộng đồng cho người nghèo; giáo dục thường xuyên (với ý nghĩa là một quá trình giáo dục bắt đầu từ tuổi trẻ và tiếp tục suốt cả đời bằng sự kết hợp nhịp nhàng các hình thức giáo dục trong và ngoài nhà trường); xây dựng mạng lưới các trường liên kết (nội dung hoạt động của mạng lưới ở Việt Nam là tập trung tích hợp các nội dung giáo dục hiểu biết quốc tế, văn hóa hòa bình, bảo vệ di sản và thúc đẩy giáo dục cho mọi người vào các môn học vừa để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới) Hiện nay, một trong những chương trình lớn đang triển khai ở Việt Nam (theo sáng kiến của Liên Hợp Quốc và do UNESCO điều hành chính) là “Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững 2005-2014”. Mục tiêu của Thập kỷ này là thúc đẩy giáo dục với vai trò là nền tảng cho một xã hội phát triển bền vững hơn và lồng ghép phát triển bền vững với nội dung giáo dục ở các cấp. Khi triển khai ở Việt Nam “Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững” sẽ thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, làm cho giáo dục đáp ứng với các đòi hỏi yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. - Trong lĩnh vực văn hóa, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO đã tác động hết sức tích cực đối với sự phát triển cân đối, hài hòa của đất nước. Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa (1988-1997) do Liên Hợp Quốc và UNESCO phát động đã mang lại nhận thức đúng đắn cho mọi người, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách quốc gia về vai trò của văn hóa trong phát triển: “Văn hóa là nguồn nội sinh, vừa là động lực vừa là mục tiêu và hệ điều tiết của phát triển kinh tế-xã hội”. Với Việt Nam, hoạt động trong Thập kỷ này đã có những đóng góp thiết thực cho việc đổi mới cả về lý luận và nhận thức cũng như một số chủ trương chính sách về văn hóa. Nội dung Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thể hiện tầm cao mới về lý luận của Đảng đối với vai trò của văn hóa trong phát triển, có sự đóng góp không nhỏ của “Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa”. UNESCO cũng đặc biệt chú ý đến công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể có giá trị quý báu đối với toàn thể nhân loại. Việc UNESCO công nhận các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Hoàng Thành Thăng Long) và 2 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên) không chỉ là một kênh quan trọng giới thiệu văn hóa Việt Nam ra cộng đồng thế giới mà còn tạo ra các “thương hiệu” quốc tế, tạo ra các nguồn thu không nhỏ từ du lịch, làm biến đổi bộ mặt đời sống tinh thần, xã hội của người dân và địa phương nơi có di sản. Nhưng cái lớn nhất mà UNESCO mang lại là làm dấy lên ý thức tôn trọng, yêu quý và bảo vệ di sản của cả xã hội, từ lãnh đạo các cấp đến người dân bình thường. Từ ý thức dẫn đến các hành vi ứng xử, hành động thực tế bảo vệ di sản. Điều này cũng được thể hiện cụ thể cả trong các chính sách qui hoạch phát triển của quốc gia và các địa phương, phản ánh qua những tính toán cân nhắc hợp lý giữa công tác bảo tồn và phát triển. Cũng nhờ thông qua các hoạt động trong lĩnh vực UNESCO chúng ta nhận thức được đầy đủ hơn về các khái niệm, loại hình văn hóa và đó cũng là những cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng Luật Di sản Văn hóa năm 2001. Ngoài ra, còn có nhiều ý tưởng, chủ đề văn hóa khác mà UNESCO đề ra như cổ vũ cho sự “đa dạng văn hóa”, “văn hóa hòa bình”, “đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh” đều rất phù hợp với truyền thống khoan dung, cởi mở, hòa hiếu, hòa bình của dân tộc ta, đều được chúng ta đồng tình hưởng ứng và đóng góp tích cực và có trách nhiệm bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Ngược lại, các hoạt động này cũng có tác dụng giáo dục rộng rãi người dân chúng ta về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong khi vẫn trân trọng các nền văn hóa khác, khoan dung với những sự khác biệt văn hóa và tiếp thu học hỏi có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa nước nhà. - Trong lĩnh vực khoa học, suốt những thập kỷ qua, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ tin học và truyền thông, cũng như trong khoa học xã hội có sự đóng góp không nhỏ của UNESCO. Sự hợp tác và giúp đỡ của UNESCO đối với Việt Nam để có thể tiếp cận kiến thức, sử dụng phương tiện và hưởng thụ thành quả của khoa học công nghệ là đặc biệt quan trọng. Có thể điểm lại một số chương trình lớn của UNESCO mà Việt Nam đã và đang tham gia để thấy tác động sâu rộng của quan hệ hợp tác này đối với sự phát triển của đất nước. “Chương trình Con người và Sinh quyển” giúp chúng ta giải quyết bài toán duy trì phát triển bền vững thông qua việc bảo vệ mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà nội dung chính là sự cân bằng, bền vững giữa yêu cầu bảo vệ tính đa dạng sinh học với phát triển kinh tế và gìn giữ các giá trị văn hóa. Với việc UNESCO công nhận các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, công tác bảo tồn các hệ sinh thái đặc biệt theo các quy chuẩn quốc tế kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế ở địa phương được nâng lên. Các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và ý tưởng lấy mô hình mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam làm mô hình mẫu cho giáo dục vì phát triển bền vững hiện đang hình thành và được thế giới quan tâm. Các chương trình khác như “Chương trình Hải dương học liên Chính phủ (IOC)”, “Chương trình Thuỷ văn quốc tế (IHP)” “Chương trình liên hệ địa chất quốc tế (IGCP)” đều đưa ra những vấn đề nghiên cứu ứng dụng thiết thực cho Việt Nam. “Dự án xây dựng nền kinh tế tri thức” mà UNESCO giúp Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành năm 2003 đã đúc kết những khái niệm, kinh nghiệm của quốc tế và trên cơ sở thực tiễn Việt Nam đưa ra những nội dung chính của chiến lược kinh tế tri thức của đất nước nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Các chương trình khoa học xã hội như “Chương trinh liên Chính phủ về Quản lý các chuyển giao xã hội (MOST), “Vấn đề Đạo đức trong khoa học”, “Đối thoại triết học” cũng là những chương trình bổ ích, đặc biệt để nâng cao nhận thức và kiến thức của các giới nghiên cứu, hoạch định chính sách xã hội, khoa học. - Trong lĩnh vực thông tin-truyền thông, UNESCO quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển thông tin-truyền thông, tăng cường cơ sở hạ tầng, đào tạo chuyên gia, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin vì phát triển cho mọi người, đặc biệt chú trọng giúp các nước nghèo, trong đó có Việt Nam, tiếp cận các cơ hội phát triển thông qua thông tin-truyền thông. Việt Nam đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của UNESCO thông qua chương trình phát triển truyền thông, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát thanh, truyền hình và xuất bản. 2.2. Hợp tác với UNESCO trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. - UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân Văn hoá Thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Ông vào năm 1980. - Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 đã ra Nghị quyết 24C-18.65 về việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị “Anh hùng Giải phóng dân tộc và Nhà Văn hóa lớn”. Nghị quyết khuyến nghị các nước thành viên UNESCO cùng tham gia tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người và trên thực tế, trong năm 1990, hàng loạt các hoạt động đã được tổ chức long trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn tại Trụ sở chính UNESCO tại Paris và ở nhiều thủ đô của các nước trên thế giới. - Công nhận các Di sản Việt Nam là Di sản Thế giới: + Di sản văn hoá thế giới: • Quần thể Di tích Cố đô Huế: Được ghi tên vào Danh mục các di sản thế giới vào năm 1993 theo hai tiêu chí (Ciii) là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ 19 và (Civ) là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông, gồm 16 hạng mục, trong đó đáng chú ý là hệ thống Cung điện trong Tử Cấm Thành, Hoàng Thành, Kinh Thành, các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu, Chùa Thiên Mụ, Hồ Quyền • Khu Đô thị cổ Hội An: Được công nhận vào năm 1999 theo hai tiêu chí (Cii) là minh chứng vật chất nổi bật về sự giao lưu giữa các nền văn hóa trong lịch sử, và tiêu chí (Cv) là ví dụ điển hình về truyền thống định cư của loài người. • Di tích Mỹ Sơn: Được công nhận vào năm 1999 theo tiêu chí (Cii) là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa và tiêu chí (Ciii) là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh ở Châu Á đã bị biến mất. • Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: Được Ủy ban Di sản Thế giới ra Nghị quyết công nhận tại kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (thủ đô Brazil) theo giờ địa phương vào lúc 20h30 tức 6h30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. + Di sản thiên nhiên thế giới: • Vịnh Hạ Long: Được công nhận là di sản thế giới hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1994 theo tiêu chí (Niii) về giá trị cảnh quan và năm 2000 theo tiêu chí (Nii) về địa chất, địa mạo. Triển vọng Hạ Long tiếp tục được công nhận theo các tiêu chí khác (Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa). • Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng: Được công nhận vào năm 2003 theo tiêu chí (Ni) là một minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất (hệ núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vùng địa máng Trường Sơn tiêu biểu nhất cho hệ đá vôi Cacbon-Pecmi. Đây là một trong những vùng Karst cổ rộng lớn, bị chia cắt mạnh và phát triển liên tục, được hình thành trên 400 triệu năm). + Di sản văn hoá phi vật thể: • Nhã nhạc Cung đình Huế: được công nhận là Kiệt tác Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại năm 2003. • Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên: được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2005. - Công nhận các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam thuộc mạng lưới các Khu Sinh quyển Thế giới: + Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh: được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2000. Khu này có tổng diện tích là 71.370 ha và dân số là 57.403 người. + Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc, được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2001. Khu này có tổng diện tích là 728.756 ha và dân số là 170.500 người. + Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng, được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Khu này có tổng diện tích là 26.241 ha và dân số là 10.673 người. + Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng thuộc 5 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), Giao Thủy, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Khu này có tổng diện tích là 105.557 ha và dân số là 128.675 người. + Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang thuộc tỉnh Kiên Giang, được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2006. Khu này có tổng diện tích là 1.188.105 ha và dân số là 352.893 người. -Hà Nội được UNESCO trao giải thưởng “Thành phố vì Hoà bình” (1999) và được chọn là nơi tổ chức Lễ phát động Năm quốc tế Văn hoá Hoà bình của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (14/9/1999). -Đại hội đồng UNESCO lần thứ 30 đã thông qua Nghị quyết Kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội (2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (2010). - Việt Nam được tín nhiệm đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lớn của khu vực: + Hội nghị Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương với Văn hoá Hoà bình (Hà Nội, 6-9/12/2000); + Hội thảo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Xây dựng báo cáo định kỳ các khu di sản thiên nhiên và hỗn hợp thế giới (1/2003); + Hội nghị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Đối thoại giữa các nền Văn hoá và Văn minh vì Hoà bình và Phát triển bền vững (Hà Nội, 20-21/12/2004); + Hội nghị tư vấn các Uỷ ban quốc gia UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (Hà Nội, 6-9/6/2006) đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược trung hạn UNESCO 2008-2013 (34C/4), Dự thảo Chương trình và Ngân sách 2008-2009 (34C/5) cũng như đóng góp ý kiến cho tài liệu của Tổng Giám đốc UNESCO về “Tương lai của UNESCO” - Các Giải thưởng của UNESCO trao tặng Việt Nam: Giải “Xoá mù chữ của UNESCO” (các năm 1978, 1979, 1980, 1983, 1985, 1988 và 1997); Giải “Âm nhạc của Hội đồng Âm nhạc Quốc tế” (1981). 2.3.Tranh thủ sự giúp đỡ của UNESCO về tài chính và chất xám/kỹ thuật 2.3.1.Về tài chính - Hàng năm, UNESCO hỗ trợ cho Việt Nam thông qua các Chương trình tham gia, Chương trình thường xuyên, hoặc các dự án từ Quỹ Uỷ thác (Fund-in-Trust). -Bằng uy tín của mình UNESCO đã vận động các nước, các tổ chức quốc tế tài trợ cho các chương trình lớn và nhỏ ở Việt Nam như: + Tài trợ cho việc bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích Huế (1992-2006) với tổng số tiền là 5,2 triệu đô la (dưới nhiều hình thức, bao gồm chi phí cho đào tạo tập huấn, chuyên gia, đi lại ) ; + Bảo tồn phố cổ Hội An ( Quỹ Uỷ thác Nhật Bản) với tổng số tiền là 3,5 tỉ đồng (1993- 2003); + Tài trợ cho Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, Hạ Long ( Quỹ Uỷ thác Na Uy) với số tiền 519.000 đô la; + Dự án 3 bên Huế-Lille-UNESCO về xây dựng thành phố di sản “bảo tồn là định hướng cho sự phát triển” (1996-1999) với tổng số tiền là 500.000 đô la ; + Dự án hợp tác 3 bên Việt Nam-UNESCO-Italy về trùng tu di tích Mỹ Sơn (2004-2006) với tổng số tiền là 812.000 đô la; + Dự án xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng của khu vực Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước trị giá 220.000 đô la; + Dự án “Xóa đói giảm nghèo thông qua xóa mù chữ và giáo dục không chính quy tại các Trung tâm học tập cộng đồng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” trị giá 200.000 đô la; + Dự án “Tăng cường các dịch vụ giáo dục mầm non tại các vùng nông thôn”, hỗ trợ xây dựng một số nhà trẻ và lớp mẫu giáo và đào tạo cho khu vực phía bắc miền Trung trị giá 176.000 đô la; + Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng kiến nâng cao năng lực xoá mù chữ tại Việt Nam ”giai đoạn 2006-2008 với tổng số tiền 880.000 đô la nhằm xây dựng mang lưới các trung tâm hỗ trợ nguồn lực cho sự phát triển rộng rãi và bền vững của hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng trên cả nước (khoảng 7.500 trung tâm). + Thông qua UNESCO tranh thủ tài trợ từ quỹ của Chương trình Vịnh Ả rập (AGFUND) với số tiền 75.000 đô la cho dự án “Cải thiện tình hình giáo dục thường xuyên tại các cộng đồng Việt Nam thông qua công nghệ thông tin” giai đoạn từ 6/2006-3/2008 2.3.2.Về chất xám, kỹ thuật - UNESCO đã giúp Việt Nam nghiên cứu đánh giá tổng quan thực trạng giáo dục của Việt Nam, góp phần thực hiện cải cách giáo dục của Nhà nước ta trong thời gian qua nhằm thực hiện khẩu hiệu giáo dục cho mọi người và học tập suốt đời. - Hỗ trợ Việt Nam tiến hành nghiên cứu đánh giá và xây dựng chính sách giáo dục trong chiến lược giáo dục 2001-2010. - Hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Giáo dục cho Mọi người (EFA) giai đoạn 2003-2015. - UNESCO đã hỗ trợ Việt Nam trong công tác xây dựng chính sách văn hóa và trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam. - UNESCO đã hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, chiến lược và Chương trình hành động về Phát triển Khoa học Kỹ thuật những năm đầu của Thế kỷ 21 - Hỗ trợ Việt Nam tăng cường và phát triển chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức góp phần xóa đói giảm nghèo. - Giúp đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các nước cho hàng trăm lượt cán bộ chuyên môn của Việt Nam, cử chuyên gia vào đào tạo tại chỗ, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục và bảo tồn di sản, nhằm nâng cao năng lực cán bộ và phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu cho Việt Nam. - Hỗ trợ Việt Nam sử dụng công nghệ thông tin truyền thông trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa. - Cung cấp sách cho Thư viện Quốc gia Hà Nội và Thư viện thành phố Hồ Chí Minh. - Hỗ trợ Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình “Tầm nhìn UNESCO” nhằm phổ biến thông tin về giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin của UNESCO cũng như các hoạt động UNESCO tại Việt Nam. 2.4.Việt Nam tích cực tham gia vào các cơ quan quan trọng của UNESCO -Đã và đang tham gia các cơ quan lãnh đạo và các uỷ ban chuyên môn của UNESCO: + Thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 1978-1983 và nhiệm kỳ 2001-2005; + Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO khoá 31 (2001-2003); + Phó Chủ tịch Uỷ ban Con người và Sinh quyển Thế giới (2007-2008); + Uỷ viên Uỷ ban liên Chính phủ của Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (2006-2010); + Và một số Ủy ban chuyên môn khác như: Uỷ ban Hải dương học quốc tế (IOC); Uỷ ban liên chính phủ về Giáo dục thể chất và thể thao (CIGEPS); Uỷ ban Tài chính khoá 31 và 32 ; Uỷ ban trụ sở; Ban quản trị thống kê . + Năm 2005 Việt Nam đã đưa được một cán bộ trẻ vào làm viên chức của UNESCO. -Tham gia các chương trình và hoạt động lớn của UNESCO + Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa (1988-1997): Tháng 4/1991, Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa của Việt Nam đã chính thức được thành lập do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch. Đây là cơ quan liên chính phủ có nhiệm vụ phân tích đánh giá các vấn đề liên quan đến văn hoá và phát triển ở Việt Nam tại thời điểm đó, đưa ra các khuyến nghị về chủ trương, biện pháp đối với Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo yêu cầu về văn hoá trong chính sách phát triển của Việt Nam. Đây còn là cơ quan đầu mối quốc gia nhằm phối hợp với các nước trong khu vực và quốc tế để triển khai các hoạt động có liên quan đến Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa trong phạm vi khu vực và quốc tế. Kể từ khi thành lập đến kết thúc Thập kỷ, Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa của Việt Nam đã đăng cai tổ chức một loạt các hội nghị/hội thảo Quốc gia, khu vực và quốc tế về các chủ đề thiết thực và cấp bách liên quan đến vấn đề văn hoá và phát triển ở nước ta như: + Hội nghị khu vực về “Văn hoá và Phát triển” (6/1991); + Hội thảo khu vực về phương pháp luận đưa các nhân tố văn hoá vào các kế hoạch và dự án phát triển (4/1993); + Hội nghị khu vực về “Các khía cạnh văn hoá xã hội trong bối cảnh tăng trưởng ở Châu Á-Thái Bình Dương” (11/1994); + Hội thảo khu vực về “Văn hoá và Kinh doanh” (5/1995); + Hội thảo khu vực về phát triển du lịch bền vững và bảo vệ di sản văn hoá; + Hội thảo khu vực về “Văn hoá và Môi trường” (7/1997). Các hội nghị/hội thảo chuyên đề quốc gia đã được tổ chức như: + Hội nghị “Chống văn hoá độc hại và các tệ nạn xã hội” (Bắc Giang, 6/1994); + Hội nghị “Bảo vệ và Phát huy Di sản Văn hoá Việt Nam” (Hải Phòng, 12/1994); + Hội nghị “Gia đình và vấn đề phát triển văn hoá-xã hội” (Thành phố Hồ Chí Minh, 5/1995); + Hội nghị “Giáo lưu văn hoá của Việt Nam trong tình hình mới” (Thanh Hoá, 12/1995); + Hội nghị “Văn hoá và vấn đề phát triển nông thôn” (Nha Trang, 7/1996); + Hội nghị “Văn hoá và nếp sống đô thị trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Huế, 3/1997). Kết quả quan trọng nhất thu được từ các hoạt động của Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hóa là nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách quốc gia về vị trí của văn hoá đối với phát triển. Trực tiếp hay gián tiếp, thông qua hoạt động của Thập kỷ, chúng ta đã đi đến một nhận thức chung: văn hoá là yếu tố nội sinh, vừa là động lực vừa là mục tiêu và hệ điều tiết của phát triển và mọi quá trình phát triển đều bao hàm nội dung văn hoá. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Chính quan điểm này đã làm chuyển biến nhận thức đối với vị trí của văn hoá trong phát triển, có thể xem đây là phần đóng góp của Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ quốc tế Phát triển Văn hoá của Việt Nam cho sự chuyển biến vô cùng quan trọng này. + Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Giáo dục vì Phát triển bền vững (2005- 2014): Để tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm quốc tế cho đổi mới nền giáo dục Việt Nam, theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc và UNESCO, Uỷ ban Quốc gia về Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững của Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định 295/2005/QĐ-TTg ngày 11/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ gồm 19 thành viên là lãnh đạo của các Bộ/Ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nội vụ, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Khoa học-Công nghệ-Môi trường của Quốc hội và một số cơ quan nghiên cứu khoa học và một số chuyên gia chủ chốt. Uỷ ban này có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và triển khai các chiến lược và chương trình hoạt động của . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO) http://www .unesco. org.vn/ I. Khái quát chung về UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học. một thành viên của UNESCO; - Thông tin về hoạt động của UNESCO cho các cơ quan, đoàn thể liên quan ở trong nước; - Liên hệ với tổ chức UNESCO của thế giới, với các Văn phòng UNESCO khu vực và. Phái đoàn thường trực của nước mình bên cạnh tổ chức UNESCO ở Paris để đảm bảo quan hệ trực tiếp với UNESCO. 3. Các mạng lưới chuyên môn của UNESCO UNESCO hợp tác với mạng lưới các đối tác để