1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG LONG KHÁNH

12 4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

LONG KHÁNH ĐỒNG NAI Hãy cho biết tên của hai người trên bức ảnh? Anh hùng liệt sỹ Lê A Nữ du kích Hồ Thị Hương Lê A quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Nhà nghèo đông anh em, A phải đi làm phụ giúp ba má nuôi các em từ rất sớm. Vào Bình Lộc- Long Khánh với hai bàn tay trắng, hầu hết các gia đình mới đến đều phải đi làm thuê cho những chủ rẫy cũ. Người còi cọc đen đúa, như một con săn sắt, A không nề hà nơi đầu vườn cuối rẫy, làm mọi việc chủ thuê mướn: dọn cỏ, đốt cây, trĩa bắp, hái trái Từ năm 1969 anh tham gia đội du kích xã, Lê A trở thành một trong những cơ sở mật trẻ nhất của đội. Dò la hoạt động phòng bố của địch đóng trong ba đồn ở xã, phát hiện những toán tuần tiễu của chúng, đem tin của cán bộ xã đến các cơ sở, đến các tiểu đội du kích là việc làm của A những năm tháng ấy. Tham gia đội du kích chưa lâu anh đã cùng một đồng đội của mình ném 2 quả thủ pháo giết chết và làm bị thương hơn 40 tên sĩ quan MỸ và ngụy. Sau lần đó , anh lại đặt mìn dưới đường làm nổ tung xe giết chết 9 tên sĩ quan nguỵ và 1 tên trung uý ác ôn cách không xa cổng đồn của chúng gây cho chúng hoang mang, lo sợ ANH HÙNG - LIỆT SĨ LÊ A Tháng 4 năm 1972, Lê A được đề bạt xã đội trưởng. Trong một trận đột kích vô ấp anh bị thương. Cánh tay trái dính đạn được chữa lành nhưng thành dị tật khoòng khoèo.Lê A vẫn xông pha chiến đấu. Trận thắng giòn giã và cũng là trận cuối cùng trong cuộc đời Lê A là trận phục kích trước cửa đồn lớn sáng sớm ngày 25 tháng 6 năm 1972. Bấy giờ ở Bình Lộc, bọn ngụy đóng đồn ở ba vị trí, lớn nhất là đồn trung tâm với một đại đội bảo an trấn giữ. Sau nhiều ngày theo dõi, anh em nhận thấy hàng ngày cứ đúng 5 giờ sáng là địch lại cho một trung đội đi từ đồn vào các nhà dân lùng sục. Du kích và bộ đội địa phương chia thành 4 mũi ém sẵn vào các vị trí . Mờ sáng hôm sau, khi cả trung đội địch đã lọt hắn vào nơi phục kích, 4 mũi chúng ta đồng loạt tấn công Ta hoàn toàn làm chủ trận địa. 21 tên ngụy trong đó có 1 tên trung đội phó bị tiêu diệt. Ta thu 17 súng các loại. Bọn giặc đóng trong đồn cách đó chỉ hơn trăm mét dồn cả vào trong lô cốt không dám ra ứng cứu. Khi lệnh rút được phát ra, xã đội phó Một nhào về chỗ Lê A thì anh không còn nữa. Trên vầng trán thanh xuân của tuổi 18 một mảnh đạn thù cắm ngập còn rỉ máu. Anh là người hy sinh duy nhất của trận đánh. a) Lê A quê ở đâu? b) Anh bắt đầu tham gia du kích vào năm nào ? c) Anh đã lập được những chiến công gì ? d) Anh mất lúc vừa tròn bao nhiêu tuổi? e) Em có nhận xét gì về Anh hùng liệt sĩ Lê A? Hồ Thị Hương ra đời ngày 20/7/1954. Chị lớn lên dưới bóng dừa rợp mát của quê hương Bình Khê - Bình Định . Năm Hương lên 9 tuổi, ông Hồ Ngâm đành đưa gia đình vào Nam tìm chốn sinh nhai vì cuộc sống ngày càng khốn khó. Ông Hồ Ngâm cùng gia đình dừng lại ở Long Khánh, tuy xứ sở này là vùng đất trù phú , nhưng không có vốn liếng nên ông phải làm thuê, làm mướn để nuôi gia đình. Hương một buổi đi học, một buổi theo mẹ buôn gánh bán bưng. Vào miền Nam được vài năm, do phải tần tảo mưa nắng nên Mẹ Hương qua đời, từ đấy Hương thay mẹ quán xuyến việc nhà, mỗi ngày sau buổi làm mướn, Hương lật chiếc nón lá đựng mấy lon gạo nhà chủ trả công đem về nấu cơm cho cha và em. Hàng ngày thấy cảnh lính Mỹ bắn giết bà con, nay lại nghe bà con quê hương (1236 người dân vô tội bị thảm sát trong đợt càn quét ngày 26 đến ngày 28 tháng 2 năm 1966 tại Bình Khê - Bình Định) chết thảm, lòng Hương nóng lên như lửa đốt. Lòng căm thù thôi thúc chị tham gia vào đội du kích Đồng chí Sáu Huệ đã giao cho Hương làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng. Hương không ngại khổ, kể cả nguy hiểm rình rập bên mình, hàng ngày Hương dũng cảm vượt qua các đồn bót, trạm kiểm soát, các toán hành quân càn quét, các mạng lưới tình báo, mật báo của địch để hoàn thành nhiệm vụ. ANH HÙNG - LIỆT SĨ HỒ THỊ HƯƠNG Hằng ngày đi làm nhìn thấy bọn sĩ quan Mỹ ngụy nghênh ngang và trong số đó có Sáu B- một tên ác ôn khét tiếng nhất thị xã , Hương và đồng đội quyết tâm trừng trị tên này. Vào đêm 4/11/1970, hai tiếng nổ liên tiếp tại Bar Ly Ly, đêm ấy cả thi xã náo động (11 tên chết tại chỗ, đa số là sĩ quan). Hồ Thị Hương , Phùng Thị Thận , Lê Thị Lệ - ba nữ chiến sĩ của đội trinh sát vũ trang Long Khánh. Ba gương mặt xinh đẹp, hồn nhiên như thiên thần ấy từng là nỗi kinh hoàng của bọn Mỹ ngụy và những tên tay sai ác ôn của thị xã Long Khánh. 3 cô gái phối hợp đặt thuốc nổ trong một quán bar diệt được 15 tên sĩ quan. Bọn lính lớp chết, lớp bị thương vô số. Trong một trận đánh vào một quán bar khác , Hồ thị Hương đã anh dũng hy sinh lúc chị được 22 tuổi . Chị được phong anh hùng vào năm 1978. Tên chị được đặt cho ngôi trường lớn nhất thị trấn. Trường Hồ Thị Hương nằm ngay trung tâm thị trấn, ngoài nhiệm vụ đào tạo hàng ngàn học sinh mỗi năm, nó còn có nhiệm vụ nhắc nhở mọi người nhớ rằng những ngày bình yên hôm nay; ngày xưa mảnh đất này đã từng thắm đỏ máu của đồng bào chiến sĩ, trong đó có dòng máu của người nữ anh hùng đã ngã xuống khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống a) Hồ Thị Hương quê ở đâu? b) Nguyên nhân nào mà chị quyết tâm tham gia cách mạng ? c) Chị đã lập được những chiến công gì ? d) Chị mất lúc vừa tròn bao nhiêu tuổi? e) Em có nhận xét gì về Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Hương? TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG LONG KHÁNH GIÁO VIÊN Để ghi nhớ công lao của các chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh xương máu, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền thống CM của địa phương, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ chiến sĩ và nhân dân địa phương . Huyện ủy, UBND huyện Long Khánh đã có chủ trương xây dựng một công trình tượng đài kết hợp công viên cây xanh mang tên CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG LONG KHÁNH Công trình Công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh do điêu khắc gia Trần Thanh Thanh phác thảo và thực hiện, phần công viên do công ty xây dựng dân dụng công nghiệp số 2 tỉnh Đồng Nai thi công. Điêu khắc gia Trần Thanh Thanh đã thể hiện sóng động lại dấu ấn lịch sử chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử (từ 9/4 đến 21/4/1975) Quân và dân Long Khánh cùng với bộ đội chủ lực đã đập tan “cánh cửa thép” áng ngữ phía Đông Bắc Sài Gòn, tuyến phòng thủ trọng yếu cuối cùng của Mỹ, ngụy Sài Gòn, mở đường cho đại quân ta tiến về Sài Gòn kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn Miền Nam đi đến thống nhất đất nước. Công trình được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 21/4/2000 chính thức khởi công vào 22/12/2000 và hoàn thành vào 15/4/2001. Tổng dự toán công trình 4.103.096.000đồng [...]... trời tối làm cho công viên tượng đài trở nên rực rỡ và sống đông hơn Hôm nay, quân và dân Long Khánh trước tượng đài chiến thắng Long Khánh, chúng ta ghi nhớ công lao của bao chiến sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh cho quê hương Long Khánh mãi đẹp giàu, ấm no hạnh phúc, biểu tượng chiến thắng Long Khánh sẽ mãi mãi ghi sâu trong tâm khảm của mọi người, động viên thế hệ trẻ, động viên nhân dân... khu công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh Xung quanh 2 cạnh đáy trái phải của khối tam giác được chạm khắc 2 bức phù điêu diễn tả cuộc hành quân thần tốc, với khí thế rầm rộ tiến về phía trước Cạnh đáy phía sau khối tam giác diễn tả các đơn vị quân giải phóng cùng nhân dân mừng vui, phấn khởi khi quê hương Long Khánh hoàn toàn giải phóng Trên nền thượng, phần nền khu trung tâm tượng đài được thể... cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Nhân vật đứng sau là hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân Lê A trong tư thế chiến thắng, tay phải giương súng lên cao sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; tay trái nắm chặt, dáng đứng hiên ngang, kiên quyết tiến lên giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Chiều cao của khối tam giác 9m, chiều cao của thân tượng 12m, tổng... trang nhân dân “ đều tượng trưng cho ngày 9/4/1975 ta mở màn chiến dịch giải phóng Xuân Lộc Long Khánh Trên đỉnh khối chóp tam giác là bức tượng hai nhân vật cao 12m tượng trưng cho 12 ngày đêm chiến dịch giải phóng Long Khánh Nhân vật đứng trước là nữ dân quân du kích Hồ THị Hương đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, mang súng AK chéo ngang lưng chỉ tay về hướng Sài Gòn, đó là hình tượng những nữ anh... mọi người, động viên thế hệ trẻ, động viên nhân dân địa phương luôn sống xứng đáng với truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc mà biết bao thế hệ cha ông đã dày công vun đắp Công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh là nơi dừng chân tham quan của biết bao du khách và là nơi nhân dân địa phương đến ... ngang, kiên quyết tiến lên giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Chiều cao của khối tam giác 9m, chiều cao của thân tượng 12m, tổng cộng 21m, biểu tượng ngày 21/4, ngày mà quân và dân Long Khánh đập tan “cánh cửa thép” của Mỹ ngụy giải phóng hoàn toàn miền nam Phía mặt giáp với đại lộ Hùng Vương và mặt giáp với quốc lộ 1A là bồn phun nước được thiết kế . huyện Long Khánh đã có chủ trương xây dựng một công trình tượng đài kết hợp công viên cây xanh mang tên CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG LONG KHÁNH Công trình Công viên tượng đài chiến thắng Long. dân Long Khánh trước tượng đài chiến thắng Long Khánh, chúng ta ghi nhớ công lao của bao chiến sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh cho quê hương Long Khánh mãi đẹp giàu, ấm no hạnh phúc, biểu tượng. gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Nhân vật đứng sau là hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân Lê A trong tư thế chiến thắng, tay phải giương súng lên cao sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng;

Ngày đăng: 03/06/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w