BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC-GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

18 871 2
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC-GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: Khái quát về giá trị thặng dư 1.Mâu thuẫn của công thức tư bản Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa.Tuy nhiên sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về trình độ mà còn khác cả về chất nữa.Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, tiền là sản vật cuối cùng của lưu thong hàng hóa, nhưng nó còn là hình thức biểu hiện đầu tiên dưới hình thức một số tiền nhất định.Nhưng bản thân tiền không phải tư bản và nó chỉ trở thành tư bản trong một điều kiện nhất định. Các Mác đã chỉ ra rằng nếu sản xuất hàng hóa giản đơn có công thức vận động chung là H-T-H thì công thức vận động của tư bản lại khác biệt ở chỗ nó vận động theo công thức T-H -T.Tức là công thức vận động của tư bản không đầu hàng hóa mà từ bắt đầu từ Tiền.Nhà tư bản dùng tiền của mình để mua hàng hóa rồi sau đó đem bán hàng hóa đó để thu giá trị và không chỉ là giá trị mà còn là giá trị tăng thêm.Như vậy nếu mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu ( nên các hàng hóa phải có giá trị sử dụng khác nhau) thì mục đích cua tư bản lại là giá trị tăng thêm, tức là nếu số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nếu bằng hoặc nhỏ hơn thì quá trình vận động lưu thông trở nên vô nghĩa.Điều đó cũng có nghĩa là thực chất công thức vận động đầy đủ của tư bản phải là :T –H- T’ trong đó T’=T+ ΔT.ΔT được gọi là giá trị thặng dư.Vậy giá trị thặng dư đó ở đâu ra mà có??? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông hàng hóa đẻ ra giá trị thặng dư nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.Nhưng Thực ra trong lưu thông dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, dó đố cũng không tạo ra giá trị thặng dư. -Trường hợp trao đổi ngang giá: Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền còn tổng giá trị cũng như một phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.Tuy nhiên về mặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên đều trao đổi đều có lợi vì có được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu của mình. -Trường hợp trao đổi không ngang giá: Có thể có 3 trường hợp xảy ra đó là: + Trường hợp thứ nhất: giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn.GTHH(giá trị hàng hóa ) của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng sư.Nhưng trong thực tế không có nhà tư bản nào lại chỉ đóng vao trò là người bán hàng hóa, mà lại không phải mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hóa đó.Vì vậy đến lượt anh ta là người mua, anh sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10% vì các nhà tư bản khác cũng muốn bán hàng hóa của mình cao hơn giá trị 10% để có lãi.Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán sẽ mất đi khi anh ta là người mua.Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị đã không hề mang lại một chút giá trị thặng dư nào. +Trường hợp thứ hai, giả định rặng lại có một nhà tư bản nào đó có hành vi mua hàng hóa thấp hơn giá trị 10% để đến khi bán hàng hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư.Trong trường hợp này cũng vậy, cái mà anh ta thu được do mua rẻ, sẽ bị mất đi khi anh ta là người bán vì cũng phải bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua.Rút cục giá trị thặng dư vẫn không được đẻ ta từ hành vi mua rẻ. +Trường hợp thứ 3: Gỉa định trong xã hội tư bản lại có một số kẻ giỏi bịp bợm, lừa lọc bao giờ hắn cũng được mua rẻ bán được đắt.Nếu khi mua, hắn ta đã mua rẻ được 5 đồng và khi bán hắn cũng bán đắt được 5 đông.Rõ ràng 10 đồng giá trị thặng dư mà hắn thu được la do trao đổi không ngang giá.Sự thực thì 5 đồng thu được di mua rẻ và 5 đồng hắn kiếm được do bán đắt cũng chỉ là số tiền hắn lường gạt được của người khác.Nhưng nếu xét chung cả xã hội, thì cái giá trị thặng dư mà hắn thu được lại chính là cái mà người khác mất đi, do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không có hành vi cướp đoạt, lường gạt của hắn mà tăng lên.Giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng bản thân mình. Trong thực tiễn dù có lật đi lật lại vấn đề này đến mấy đi nữa thì kết quả vẫn vậy.Các Mác đã chỉ rõ: “ Lưu thong hay trao đổi hàng hóa không sáng tọa ra một giá trị nào cả”. Như vậy lưu thông đã không đẻ ra giá trị thặng dư.Vậy phải chăng GTTD có thể đẻ ra ngoài lưu thông.? Trở lại ngoài lưu thông chúng ta xem xét 2 trường hợp: +Ở ngoài lưu thông ,nếu người trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của những hàng hóa ấy không hề tăng lên mọt chút nào. +Ở ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hàng hóa thì phải bằng lao động của mình.Chẳng hạn người thợ giầy đã tạo ra một giá trị mới bằng cách lấy da thuộc để làm ra giầy.Trong thực tế, đôi giày có giá trị lớn hơn thuộc da vì nó đã thu hút nhiều lao động hơn, còn gía trị của bản thân da thuộc vẫn như trước, không hề tự tăng lên. Như vậy là trong lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư đúng như Các Mác chỉ rõ: “ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”.Đó chính là mâu thuấn chứa đựng trong công thức chung của tư bản.Để giải quyết những mâu thuẫn này.Các Mác chỉ rõ : “Phải lấy những quy luật nội tại của lao động hàng hóa làm cơ sở” để giải thích. 2.Hàng hóa sứ c lao động Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T- H).Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường mà phải là một hàng hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.Thứ hàng hóa đó là sức lao động à nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. … 3.Nguồn gốc KN GTTD(sgk)(sau phần trên này đây) 4.Trình độ bóc lột.Phương pháp nâng cao tỉ suất GTTD (SGK) Chương 2: Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư 1. Phạm trù sở hữu và cơ cấu sở hữu trong giai đoạn trước đây (Trước 1986) a/ Sớ hữu là gì ? Quá trình phát triển của nó. Theo quan điểm của Mác: ”sở hữu được biểu hiện trong những hình thái của QHSX”. Sở hữu là nội dung bên trong của chính thể mang tính thống nhất. Tính hiện thực của sở hữu chỉ được nhận thức một cách gián tiếp thông qua các quan hệ giữa các thành tố của QHSX chứ không thể nhận thức một cách trực tiếp vì sở hữu là tổng hoà giữa các QHSX. Sở hữu bắt đầu từ sự chiếm hữu giới tự nhiên, mang tính chất cộng đồng, hình thái đầu tiên của QHSX trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến hình thái kinh tế xã hội sơ tính cá nhân đối lập với cộng đồng và dẫn đến sự tách biệt về sở hữu. Đó là tiến trình từ chế độ sở hữu thị tộc, bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ sở hữu cá nhân. Sở hữu được hình thành từ sự chiếm hữu đối tượng để tiến hành sản xuất thoả mãn với nhu cầu của con người. Do đó sở hữu mang tính chất tất nhiên, sự chiếm hữu mang lại quyền hạn cho chủ sở hữu. Sản xuất phát triển thì quan hệ sở hữu ngày càng phát triển. Như vậy sở hữu là mối quan hệ con người với con người trong việc chiếm hữu TLSX cùng với các điều kiện sản xuất. Do đó sở hữu là một mặt của QHSX. Sự hình thành và phát triển của sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên tuân theo quy luật sản xuất, phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất XH thì nội dung và phạm vi của sở hữu ngày càng được mở rộng. b/ Cơ cấu sở hữu trong giai đoạn trước đây (trước 1986): Lịch sử loài người đã từng trải qua hai loại hình sở hữu cơ bản đối với TLSX đó là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Sở hữu xã hội là loại hình sở hữu mà trong đó những TLSX chủ yếu thuộc về mọi thành viên trong xã hội. Trên cơ sở đó vị trí bình đẳng trong tổ chức lao động xã hội và phân phối sản xuất. Mục đích sản xuất dưới chế độ công hữu là để đảm bảo đời sống và vật chất của người lao động được nâng cao. Sở hữu xã hội điển hình có hai hình thức cơ bản: Sở hữu của thị tộc, bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ trong phương thức SX cộng sản nguyên thuỷ. Sở hữu tập thể ( sở hữu hợp tác xã )và sở hữu toàn dân( sở hữu quốc doanh ) trong phương thức SX cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của CNXH. Trước đây nước ta với nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu, bao cấp, nền kinh tế tự cung, tự cấp. Do đó nó chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu chính tương ứng với thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Trong nền kinh tế này con người không được tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, do đó chưa xuất hiện sở hữu tư nhân mà chỉ tồn tại hai hình thửc sở hữu đó là sở hữu tập thể, quôc doanh dưới sự điều tiết giá cả của nhà nước. .Đây chính là hiện tượng quan hệ sản xuất "tiên tiến " hơn trình độ lực lượng sản xuất 1 cách giả tạo bởi chúng ta đã kéo quá dài cơ chế chính sách kế hoạch hoá tập trung, bao cấp với tư tưởng nôn nóng muốn đưa nước ta tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn qứôc, trong khi chúng ta vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh, tần dư chế độ phong kiến còn đang tồn tại và hậu quả chiến tranh còn nặng nề, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, khả năng quản lý kinh tế còn yếu, lực lượng sản xuất thấp kém trong khi đó chúng ta ồ át xây dựng một quan hệ sản xuất ở trình độ không tương xứng, cụ thế trong nông nghiệp xây dựng HTX cấp cao, thực hiện duy có hai hình thức sở hữu là tập thể và sở hữu Nhà nước, thực hiện sở hữu toàn dân…do đó đã làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, không khuyến khích được người lao động, chưa huy động được nguồn lực trong xã hội, như ta biết sự phù hợp hay không giữa quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình vận động và phát triển của xã hội. Suốt từ 1975 – 1985 là suốt một thời kì mà chúng ta nhầm tưởng rằng cứ có QHSX CNXH (với hai thành phần kinh tế chính là nhà nước và tập thể ) là có CNXH mà quên đi rằng QHSX phải sựa trên LLSX chúng ta có, chúng đã đã nhầm tưởng , đánh đồng giữa khái niệm QHSX với sở hữu Tư liệu sản xuất, từ đó đã xác định nhầm bước đi, nỏng vội chủ quan duy ý chí trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức kinh tế.Kết quả là khủng hoảng kinh tế kéo dài.Kinh tế đất nước kiệt quệ, đời sống nhân dân cực khổ. Trong những năm 1975 – 1980, Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng. Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. 2.Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường ở nước ta Thực trạng đất nước những năm 1985 buộc chúng ta không còn phương án nào khác là Cải cách.Lúc này không Cải cách tức là “ Chết”.Chính vì thế tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã khởi xướng và thông qua đường lối Đổi mới.Theo đó, Đảng chủ trường xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện. Nếu như trong văn kiện Đại hội VI và Hội nghị Trung ương 6 khoá VI, Đảng ta mới đề ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi đây là vấn đề "có ý nghĩa chiến lược và mang tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội", thì đến Đại hội VII, Đảng đã khẳng định: "phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Tới Đại hội Đảng IX, kinh tế thị trường nhiều thành phần lại được khẳng định một cách sâu sắc, đầy đủ hơn như là mô hình kinh tế tổng quát hay mô hình mới của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước và đó như là một điều tất yếu. Bởi Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX cũng đã khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng và cải tạo dần dần đối với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra. Nhận thấy chính sách cộng sản thời chiếnkhông còn thích hợp trong điều kiện đất nước đã hoà bình, V.I.Lênin đã dũng cảm thừa nhận: “Chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp “xung phong”, nghĩa là dùng con đư ờng ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa”(1). Từ đó, V.I.Lênin khẳng định cần phải thay thếchính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP). Một trong những nội dung cơ bản của NEP là lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần. V.I.Lênin viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những n ước t ư bản phát triển”(2). Một trong các biện pháp quá độ đặc biệt mà V.I.Lênin nói ở đây chính là việc sử dụng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó được V.I.Lênin giải thích rõ như sau: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”(3). Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực l ượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nư ớc tiểu nông, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh tế của phư ơng thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải thích rất rõ tại sao phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất. Đặc biệt sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế nước ta được thừa nhận, đây là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bộ phận kinh tế này đã đóng góp tích cực vào việc phát triển lực lượng sản xuất, huy động vốn, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời là một trong những thành phần kinh tế năng động, thích ứng khá nhanh với sự biến đổi của thị trường quốc tế và trong nước dưới cơ chế hoạt động của nước ta.Chính điều đó mà khối lượng sản phẩm,vật chất mà khu vực kinh tế này tạo ra trong nền kinh tế nước ta là không thể phủ nhận và ngày càng được Đảng và nhà nước khuyến khicsch phát triển tạo những động lực cơ bản cho nền kinh tế nước ta trong thời kì hôi nhập, đồng thời là cơ sở cho quá trình tích lũy, xây dựng cơ sở vật chất trong thời kì mang tính chất quá độ như hiện nay. *Tính tất yếu của sự xuất hiện thành phần kinh tế tư nhân Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước z\tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu" Trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó. Thành phần kinh tư bản tư nhân là một bộ phận cần thiết của nền kinh tế quốc dân, nó trở thành một mắt khâu không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Mác: “Chúng ta rất khổ sở vì chủ nghĩa tư bản nhưng cũng rất khổ sở nếu không có nó”. Muốn có thêm lao động thặng dư, sản xuất thăng dư thì suy đến cùng chỉ có cách khai thác lao động trên cả 3 mặt: Thời gian lao động, cường độ lao động, năng xuất lao động. 2 mặt trên liên quan đến giá trị thặng dư tuyệt đối, mặt thứ 3 liên quan đến giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. Song biện pháp chủ yếu là năng cao năng xuất lao động, nhất là trong những ngành nông nghiệp, công nghiệp sảm xuất hàng tiêu dùng. Cần vận dụng những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhằm hướng các nhà tư bản trong nước đi theo quỹ đạo của CNXH. Đó là một hệ thống chính sách góp phần thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt quan hệ sản xuất từ đó phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế thời kì quá độ ở nước ta. Như vậy, Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường nhiều thành phần để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển. 3. Nội dung xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần (từ sau đổi mới) a. Hệ thống pháp luật Xác định rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa - xã hội, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật đã trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế. Nếu chỉ tính riêng về luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, chúng ta có thể thấy rằng, chất lượng và số lượng các văn bản quy phạm pháp luật này ngày càng được nâng cao. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX, Quốc hội thông qua 41 luật và bộ luật, Quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, Nội quy Kỳ họp Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 44 pháp lệnh. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Quốc hội thông qua 35 luật và bộ luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 44 pháp lệnh. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay, Quốc hội thông qua 26 luật và bộ luật, 3 quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, 1 nội quy kỳ họp Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 21 pháp lệnh.Cụ thể là Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới Các luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế được ban hành đã góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quy định chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo hộ đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Nhìn chung, các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được hình thành. Pháp luật trong lĩnh vực hành chính, nhà nước đã có những đổi mới tích cực. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, nội dung và trách nhiệm công vụ được phân định rõ ràng hơn; thủ tục hành chính bước đầu được cải cách theo hướng đơn giản, công khai, dễ tiếp cận, dễ kiểm tra, giám sát hơn; các dịch vụ công đang dần dần được xác lập, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của cải cách hành chính; lần đầu tiên hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được luật hóa đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Pháp luật về lao động, an sinh xã hội và các lĩnh vực xã hội khác đã được quan tâm xây dựng, góp phần phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, hạn chế những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Pháp luật phục vụ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường đã và đang được tăng cường. Chủ trương dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội đã được thể chế hóa một bước quan trọng. Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế phục vụ cho chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. b.Cơ chế chính sách với mỗi thành phần kinh tế. Để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tạo điều kiện ở mức tối đa để mỗi thành phần kinh tế có thể phát triển, phát huy tiếng nói của mình trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và các tài sản sở hữu nhà nước như hầm mỏ, đất đai, rừng, biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… Đại hội VIII của Đảng, chỉ rõ, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện ở "làm đòn bẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới". Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp luật. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh càng gay gắt thì những người lao động riêng rẽ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Vì thế, phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ manh mún với sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế hợp tác là hình thức kinh tế mang tính tập thể, xã hội hóa, là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên xã hội, giữa các thành phần kinh tế để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Hợp tác xã kiểu mới đã khắc phục những hạn chế của hợp tác xã kiểu cũ. Nó do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao động, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ…), cả người ít vốn và người nhiều vốn, người góp sức hoặc góp vốn xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng các nguyên tắc, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Hợp tác xã không tập thể hóa mọi tư liệu sản xuất của các thành viên mà dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Tổ chức và hoạt động của hợp tác xã không bị giới hạn bởi quy mô, lĩnh vực và địa bàn, hoàn toàn tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường. Hình thức phân phối vừa theo lao động, vừa theo cổ phần và mức độ tham gia, dịch vụ… Với những ưu việt như vậy, Đại hội IX của Đảng xác định: Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác xã đa dạng. Nhà nước phải giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học – công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường… để cùng với kinh tế nhà nước ngày càng giữ vai trò nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng coi kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Loại hình kinh tế này xuất hiện và phát huy tác dụng ở cả thành thị và nông thôn, cả trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường có vai trò quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. [...]... trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng năm sau cao hơn năm trước Những thành tựu trên một lần nữa khẳng định sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển cho nền kinh tế nước ta.Đó chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa Chương 3: Phương hướng hoàn thiện sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam 1.Giải pháp về các... trường, hội nhập và quan hệ giữa nhà nước kinh tế và nhà nước chính trị Những điểm phát triển này tạo cơ sở lý luận và nhận thức đúng đắn cho các đảng viên, nhất là các đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý Song, có thể nhận thấy, thực tiễn vận hành kinh tế nhà nước sẽ còn đặt ra nhiều yêu cầu mới phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh về lý luận d.Thành Tựu Để đưa đất nước thoát dần ra khỏi cuộc khủng... pháp Bởi vậy chúng ta phải từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Mỗi một chế độ chính trị, xã hội khác nhau, có một hệ thống luật pháp riêng Hệ thống luật pháp đó mang bản chất của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của giai cấp sinh ra nó Trong quá trình đổi mới toàn diện kinh tế xã hội của đất nước, tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện hệ...Qua thực tế hơn 20 năm đổi mới cho thấy, kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ là loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mang tính chất của một xí nghiệp gia đình chứa đựng những khả năng lớn của sáng kiến cá nhân ở đây, nguyên tắc kinh doanh, theo đuổi mục tiêu doanh lợi kết hợp hài hòa với các giá trị gia đình Những thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng quan hệ ruột thịt, nên có... Các ngành sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng khá Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ cao: bình quân thời kỳ 1991-2000 tăng 13,5%, thời kỳ 2001-2003 tăng 15% và năm 2004 tăng 16%, 6 tháng đầu năm 2005 tăng 15,6% Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi gắn với xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao nhưng vẫn duy trì mức trên 5%/năm... tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề, bí quyết, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh… được tích lũy qua nhiều đời là tiềm năng" chất xám" quan trọng của kinh tế cá thể, tiểu chủ được phát huy Quy mô của kinh tế cá thể, tiểu chủ vừa và nhỏ nên dễ tổ chức sản xuất, kinh doanh, ít tốn kém, dễ thích nghi Nó có khả năng huy động mọi nguồn lực phân tán như vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,... trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: "Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể Kinh tế nhà nước dư i các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến"(3) Đại hội VIII đồng thời cũng có một số thay đổi đối với các thành phần kinh tế khác, các thành phần kinh tế đều là... là, khẳng định tính nối tiếp của quá trình đổi mới của nước ta từ Đại hội VI; hai là, xác định rõ tính chất thị trường, tính chất nhiều thành phần, trong đó Nhà nước không những thực thi vai trò chính trị mang bản chất XHCN, mà còn là một thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế tập thể tạo nền tảng của chế độ kinh tế mới Đồng thời, Đại hội IX cũng phân định kinh tế nhà nước có nội hàm rộng lớn... đưa ra quan điểm mới về thành phần kinh tế nhà nước Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu nhà nước; thứ hai, sở hữu nhà nước có thể nằm trong tài sản của doanh nghiệp, có thể nằm dư i hình thức khác như ngân sách nhà nước, tài sản công…; thứ ba, chỉ với toàn bộ sức mạnh của sở hữu nhà nước hậu thuẫn cho chính sách kinh tế của Nhà nước, cho quản lý của Nhà nước, cho doanh nghiệp... bằng, dân chủ, văn minh” Cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước, sự nhận thức về tổ chức kinh tế nhà nước của Đảng ngày càng hoàn thiện, thể hiện rất rõ nét tại Đại hội Đảng lần thứ X dư i ba khía cạnh: Thứ nhất, Đại hội X của Đảng đã phân biệt rõ chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh Khi nói chế độ sở hữu là nói về quyền của các chủ thể đối với . được gọi là giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư đó ở đâu ra mà có??? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông hàng hóa đẻ ra giá trị thặng dư nhằm mục đích. xuất lao động. 2 mặt trên liên quan đến giá trị thặng dư tuyệt đối, mặt thứ 3 liên quan đến giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. Song biện pháp chủ yếu là năng cao năng. cũng không tạo ra giá trị mới, dó đố cũng không tạo ra giá trị thặng dư. -Trường hợp trao đổi ngang giá: Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái trị, từ tiền thành

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan