1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN- LUẬT ĐẦU TƯ- THỦ TỤC ĐẦU TƯ

17 4,9K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 40,48 KB

Nội dung

Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên I. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư Căn cứ khoản 1, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các họat động đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”. 2. Khái niệm về thủ tục đầu tư Căn cứ theo quy đinh về pháp luật đầu tư thì khi tiến hành một dự án đầu tư nào đó, cho dù là lớn hay nhỏ, các chủ đầu tư đều cần phải tiến hành nhiều công việc, nhiều bước, nhiều giai đoạn cụ thể để dự án đầu tư được tiến hành trên thực tế. Trong đó, vấn đề về thủ tục đầu tư được đánh giá là then chốt, có vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Cũng như quyết định tính khả thi của dự án đầu tư trên thực tế. Mục đích quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời, thông qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. II. CÁC LOẠI THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Phân loại thủ tục đầu tư 1.1 Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư Theo quy định của Luật đầu tư, dự dán đầu tư có thể được phân thành nhiều cách khác nhau. Trên cơ cở đó, các quy định pháp lý khác nhau sẽ được áp dụng để điều chỉnh từng loại hình dự án. Các dự án đầu tư được phân loại theo các tiêu chí dưới đây: Dự án đầu tư còn được tiếp cận dưới góc độ nguồn vốn đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư được phân thành 2 loại: Dự án đầu tư trong nước và Dự án đầu tư nước ngoài. - Dự án đầu tư trong nước: Là những dự án đầu tư của doanh nghiệp, trong đó nhà đầu tư trong nươc sở hữu trên 51% vốn điều lệ. - Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Là những dự án đầu tư của doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 49% vốn điều lệ. 1.2 Phân loại dự án đầu tư theo tính chất của dự án 1 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên Căn cứ vào tính chất của dự án, dự án đầu tư được phân thành : - Dự án đầu tư mới: Là dự án được thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang họat động. - Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án đầu tư phát triển dự án đang thực hiện nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. 1.3 Phân loại dự án đầu tư từ căn cứ vào cách thực hiện dự án Theo tiêu chí này, dự án đầu tư được phân thành 2 loại: - Dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp: Là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang họat động nhưng được thực hiện bởi một doanh nghiệp mới thành lập. Trừ trường hợp đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào Việt Nam đầu tư thì việc đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư và đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp được thực hiện độc lập tại 2 cơ quan có liên quan. Doanh nghiệp sẽ được cấp 2 giấy là GCNĐKKD cho việc thành lập doanh nghiệp và GCNĐT cho dự án đầu tư. - Dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức khác mà không thành lập doanh nghiệp khác. Dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức khác được chia thành 2 loại: + Dự ánd đầu tư theo các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắc là BBC: Business Cooperation Contract); hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (viết tắt là BOT: Build-Operate-Transfer); hợp đồng xây dựng, chuyển giao – kinh doanh (viết tắt là BTO: Build-transfer-operate contract); hợp đồng xây dựng – chuyển giao. - Dự án đầu tư khác: là những dự án đầu tiừ còn lại trừ 2 loại dự án nêu trên. 1.3 Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cấm đầu tư - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: là những dự án đầu tư vào những lĩnh vực: (Căn cứ theo Điều 29 Luật Đầu tư 2005) + L ĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; + Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; + Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng động; + Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; 2 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên + Dịch vụ giải trí; + Kinh doanh bất động sản; + Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; + Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo; + Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cấm: Bao gồm các dự án đầu tư sau: (Căn cứ vào điều 30 Luật đầu tư 2005) + Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng; + Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; + Các dự án gây phương hại đến sức khỏe nhân dân, làm hại đến tài nguyên, phá hủy môi trường; + Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo Điều ước quốc tế; 1.4 Phân loại dự án đầu tư theo trình tự, thủ tục cấp GCNĐT - Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký: (Căn cứ khoản 1, Điều 45 Luật Đầu tư 2005) Là những dự án đầu tư có các đặc điểm sau: + Là dự án đầu tư trong nước; + Có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam; + Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Tuy nhiên, đối với những dự án đầu tư này, nhà đầu tư vẫn có thể lựa chọn việc đăng ký đầu tư để được cấp GCNĐT khi có nhu cầu đựơc xác định ưu đãi đầu tư. - Dự án đầu tư phải đăng ký thủ tục: Bao gồm: + Dự án đầu trong nước có quy mô vốn đầu tư trong nước từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực danh mục đầu tư có điều kiện; 3 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên + Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc dự án cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; + Dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư duới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vự đầu tư có điều kiện, không thuộc dự án cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. - Dự án đầu tư phải thẩm tra đầu tư: (Căn cứ điều 47, điều 48, điều 49 Luật Đầu tư 2005) Bao gồm những dự án sau: + Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện; + Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc danh mục đầu tư có điều kiện; + Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; + Dự án đầu tư cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. 2. Ý nghĩa của sự phân biệt -Ý nghĩa của việc phân biệt hóa các loại thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời, thông qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ 1. Đối với dự án đầu tư trong nước a. Đặc điểm Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến đưới 300 tỷ đòng Việt Nam và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh trước khi thực hiện dự án đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. (Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư 2005) 4 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên b. Trình tự thủ tục - Hồ sơ đăng ký đầu tư: + Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; + Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; + Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với nhà đầu tư là cá nhân; + Bản sao Quyết dịnh thành lập/giấy chứng nhậ đăng ký kinh doanh/hoặc tài liệu tương ứng khác của tổ chức đối với nhà đầu tư là tổ chức; + Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện (đối với nhà đầu tư là tổ chức). Đối với những dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì ngoài những loại giấy tờ trên nhà đầu tư còn phải nộp kèm theo: + Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. - Nội dung đăng ký đầu tư (Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật đầu tư 2005): + Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; + Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; + Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; + Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường; + Kiến nghị ưu đãi đầu tư( nếu có); Theo quy định của Luật đầu tư, việc đăng ký đầu tư được thực hiện theo trình tự sau đây: + Nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại cơ quan nhà đăng ký đầu tư có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp); + Cơ quan tiếp nhận hồ sư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư; 5 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên + Cơ quan cấp giấy chứng nhận đâu tư xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. - Thủ tục đăng ký đầu tư Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan quản lý nhà nước đầu tư cấp tỉnh cấp căn cứ vào nội dung đăng ký để cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký đầu tư. c. Thời hạn giải quyết đăng ký dự án đầu tư Đối với dự án đầu tư trong nước đăng ký đầu tư nhưng không yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù Nghị định 108/2006/NĐ – CP không quy định rõ, nhưng có thể coi Giấy biên nhận là cơ sở để xác nhận nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật 2. Đối với dự án đầu tư nước ngoài a. Đặc điểm Theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Đầu tư 2005 thì: Dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. b. Trình tự thủ tục - Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: + Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; + Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; + Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); + Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với nhà đầu tư là cá nhân; + Bản sao Quyết dịnh thành lập/giấy chứng nhậ đăng ký kinh doanh/hoặc tài liệu tương ứng khác của tổ chức đối với nhà đầu tư là tổ chức; 6 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên + Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện. Đối với những dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì ngoài những loại giấy tờ trên nhà đầu tư còn phải nộp kèm theo: + Hồ sơ đăng ký kinh doanh phù hợp với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; + Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đâu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. - Nội dung đăng ký đầu tư + Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; + Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; + Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; + Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường; + Kiến nghị ưu đãi đầu tư( nếu có); + Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; + Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có); c. Thời hạn giải quyết đăng ký dự án đầu tư Đối với dự án đầu tư trong nước mà nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án đầu tư nước ngoài, thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầy tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ. IV. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 1. Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư -Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong địa bàn tỉnh sau đây: +Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương 7 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên đầu tư; +Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. 2. Dự án do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư -Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. -Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn do Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư. 3. Các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư - Các dự án dưới đây trên địa bàn tỉnh phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: - Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô trong những lĩnh vực sau: +Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; + Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; + Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản; + Phát thanh, truyền hình; + Kinh doanh casino; + Sản xuất thuốc lá điếu; 8 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên + Thành lập cơ sở đào tạo đại học; + Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; + Kinh doanh vận tải biển; + Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; + In ấn, phát hành báo chí, xuất bản; + Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập - Dự án đầu tư không thuộc các lĩnh vực trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau: + Kinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim; + Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; + Sản xuất kinh doanh rượu, bia - Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau: + Kinh doanh vận tải biển; + Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; + In ấn, phát hành báo chí; xuất bản; + Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập - Đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp 9 Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. - Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư - Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. V. THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư 1.1 Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư: Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây: - Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn - Các dự án sau khi điều chỉnh mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện - Các dự án mà sau khi điều chỉnh mà có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam mà không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư. 1.2 Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư - Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp thuộc điều kiện không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh - Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư: - Đối với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Nhà đầu tư nộp Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đến cơ quan đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư có cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 10 [...]... chỉnh dự án đầu tư hoặc là thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư VI NHẬN XÉT 13 Đề tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Theo quy định tạ luật đầu tư 2005 thì các thủ tục đầu tư được quy định theo? a 1 nhóm dự án đầu tư b 2 nhóm dự án đầu tư c 3 nhóm dự án đầu tư d 4 nhóm dự án đầu tư 2 Chọn câu đúng Dự án phải thẩm tra đầu tư là a Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ... lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư c chỉ có những dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ đồng VN mới cần đăng kí đầu tư d Tất cả a, b, c đều đúng 4 Đối với dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì phải a.Làm thủ tục tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư b.Không cần làm thủ tục đăng kí đầu tư c Làm thủ tục thẩm tra dự... vực đầu tư có điều kiện b Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện c.Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện d.Cả b và c 3 Chọn câu đúng: a Dự án có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng VN không thuộc danh much đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư b Mọi dự án đầu tư không thuộc danh mục lĩnh vực đầu. .. có vốn đầu tư nước ngoài thì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ là: 14 Đề tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên a 7 ngày b 15 ngày c 20 ngày d 30 ngày 6 Khi đầu tư ra nước ngoài trường hợp nào phải thẩm tra dự án đầu tư a Có quy mô vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng VN trở lên b Có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng VN trở lên c Có quy mô vốn đầu tư từ... dụng đối với dự án đầu tư trong nước nếu sau khi thay đổi thì dự án đầu tư đó thuộc diện: + Có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc + Có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt nam và không thay đổi địa điểm, mục tiêu đầu tư Về hồ sơ thực hiện thủ tục: Tùy vào thủ tục thực hiện thì hồ sơ mà nhà đầu tư phải chuẩn bị là khác nhau Về trình tự, thủ tục thực hiện: Thì... nhận hồ sơ dự án đầu tư để được hướng dẫn và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhận hồ sơ đăng ký chuyển nhượng dự án và thực hiện điều chỉnhGiấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Điều 17 Luật đầu tư quy định quyền chuyển nhượng dự án đầu tư, điều chỉnh vốn hoặc điều chỉnh dự án đầu tư 12 Đề tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS... án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp; - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư Việc thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư được tiến hành như theo quy địnhtại điều 72 Luật đầu tư. ..Đề tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư Hồ sơ gồm các tài liệu sau: - Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc - Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với... Nguyên - Về đối tư ng áp dụng: Các thủ tục này áp dụng cho các nhà đầu tư đã được cấp GCNĐT nay muốn thay đổi một số nội dung trong dự án đầu tư vì những lý do khác nhau - Về phạm vi áp dụng: Thủ tục để điều chỉnh hay thay đổi dự án đầu tư sẽ áp dụng cho những thay đổi liên quan đến: + Mục tiêu; + Quy mô; + Địa điểm; + Hình thức; + Vốn; + Thời hạn thực hiện dự án đầu tư Tuy nhiên, thủ tục này sẽ không... tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên a Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư và Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư b Không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư c Cả a và b đều đúng d Cả a và b đều sai 16 Đề tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu tìm hiểu Luật đầu tư 2005 được biên soạn bởi Ông Nguyễn Đình Cung, Phan Đức Hiếu . tài: Thủ tục đầu tư GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên I. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư Căn cứ khoản 1, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ. LOẠI THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Phân loại thủ tục đầu tư 1.1 Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư Theo quy định của Luật đầu tư, dự dán đầu tư có thể được. vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. b. Trình tự thủ tục - Hồ sơ đăng ký đầu tư

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w