1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BAI BÁO CÁO THỰC TẬP-KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

56 760 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 147,22 KB

Nội dung

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Environmental Economics) Chương 1: Hệ thống môi trường và phát triển bền vững 1. Hệ thống môi trường 1.1. Môi trường (Environment) * Khái niệm: - Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hôị nghị Stockhom về môi trường năm 1972. - UNEP (1980): Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một cá nhân, một quần thể hoặc những cộng đồng người. - Luật bảo vệ môi trường thông qua ngày 27-02-1993 của Việt nam: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ánh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. - Môi trường trong phạm vi nghiên cứu của kinh tế môi trường chính là môi trường địa lý hoặc môi trường sống của con người theo định nghĩa của UNEP. Đó chính là hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. * Phân loại môi trường - Theo chức năng: + MT tự nhiên: + MT xã hội: + MT nhân tạo: - Theo quy mô: Môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia… - Theo thành phần: * Bản chất hệ thống của môi trường - Tính cấu trúc: - Tính cụ thể: - Tính mở: - Tính mục tiêu và tự điều chỉnh: 1.2.Tài nguyên * Các khái niệm: - Tài nguyên (resource) là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người. - Các nguồn lực được khai thác từ môi trường thiên nhiên được gọi là tài nguyên thiên nhiên (hay vốn tự nhiên), từ môi trường KT-XH được gọi là tài nguyên nhân tạo hay vốn nhân tạo. * Phân loại tài nguyên thiên nhiên: Hiện nay quan điểm của các nhà kinh tế môi trường đều thống nhất phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng tái sinh, trong đó TNTN được chia làm 2 loại: 1 1 Tài nguyên TN Có khả năng tái sinh Không có KN tái sinh Tạo tiền đề tái sinh Không thể tái sinh Động vật Thực vật Vi sinh vật Nước Đất Không khí Năng lượng MT Tái tạo Cạn kiệt Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện phân loại nguồn TNTN 1.3. Vai trò của MT đối với con người Đối với một cá thể con người cũng như đối với một cộng đồng con người và cả xã hội loài người, MT sống có 3 chức năng: - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên: - Môi trường là nơi chứa chất thải: - Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan: 2. Phát triển bền vững 2.1. Khái niệm về phát triển bền vững - Theo nhà kinh tế học Herman Daly (làm việc ở WB) thì một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái sinh và tạo tiền đề tái sinh nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. 2 2 - Năm 1987 Uỷ ban thế giới về MT &PT đã công bố báo cáo “Tương lai của chúng ta”. Thuật ngữ phát triển bền vững cũng đã lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo này. Theo đó PTBV (Sustainable Development) là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế hệ tương lai. 2.2. Nội dung phát triển bền vững Phát triển bền vững thực chất là sự phát triển có tính tổng hợp cao và có hệ thống. Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường theo hình dưới đây: Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội và môi trườngKinh tế Xã hội Môi trường PTBV Mô hình trên đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của WB phát triển vào năm 1993 như sau: Hình 1.3. Tiếp cận phát triển bền vững - Tăng trưởng - Hiệu quả - Ổn định KINH TẾ - Công bằng giữa các thế hệ - Đánh giá tác động môi trường - Mục tiêu trợ giúp việc làm - Tiền tệ hoá tác động môi trường - Giảm đói nghèo XÃ MÔI - ĐDSH và thích nghi - Xây dựng thể chế HỘI TRƯỜNG - Bảo tồn TNTN - Bảo tồn di sản VH - Công bằng giữa các thế hệ - Ngăn chặn ô nhiễm - Sự tham gia của quần chúng - Cực môi trường: - Cực kinh tế: - Cực xã hội: 2.3. Các chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững 2.3.1. Chỉ số về sinh thái Chỉ số này rất khó lượng hoá vì tuỳ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh tự nhiên trên từng lãnh thổ. 2.3.2. Chỉ số phát triển con người Chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI) là thước đo tổng hợp về về sự phát triển của con người trên phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập, trong đó bao gồm 3 chỉ tiêu trình độ giáo dục, tuổi thọ và thu nhập đầu người. - Chỉ số phát triển giáo dục: là tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục. - Chỉ số tuổi thọ bình quân: 3 3 - Chỉ số thu nhập đầu người: 2.4. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững - Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng - Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống - Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất - Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên - Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất - Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người - Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình - Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ - Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu. 3. Liên kết giữa kinh tế và môi trường (3 tiết) 3.1. Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên Mô hình dưới đây mô tả mối liên kết giữa kinh tế và môi trường. Hình 1.5: Liên kết kinh tế và môi trường - Mối liên kết (a) mô tả các nguyên liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng. Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên liệu thô của thiên nhiên được gọi là Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. - Mối liên kết (b) thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên gọi là Kinh tế môi trường. 3.2. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường Hình 1.6. là một phiên bản phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thể hiện ở hình 1.5. Các yếu tố trong vòng tròn là những thành phần của hệ thống kinh tế và toàn bộ chúng được bao bọc trong môi trường tự nhiên. 4 KINH TẾ (b)(a) Thiên nhiên 4 Hình 1.6. Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường (Nguồn: Phiên bản từ Barry Field và Nancy Olewiler, Environmental Economics. 2005) Trong hình 1.6. nguyên vật liệu và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất thải từ sản xuất và tiêu dùng (Rp d và Rc d ) được thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật nhiệt động học thứ nhất (một quy luật nổi tiếng về bảo toàn vật chất) khẳng định rằng trong dài hạn hai dòng vật chất này phải bằng nhau: M= Rp d + Rc d Điều này chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta muốn giảm khối lượng chất thải vào môi trường tự nhiên thì chúng ta phải giảm lượng nguyên liệu thô đưa vào hệ thống. Rp d + Rc d = M = G + Rp – Rp r – Rc r Nghĩa là lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (Rp) trừ đi lượng được tái chế của các nhà sản xuất (Rp r ) và của người tiêu dùng (Rc r ). Có 3 cách để giảm M và do đó giảm các chất thải vào môi trường tự nhiên: - Giảm G: Nghĩa là giảm chất thải bằng cách giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất. Có nhiều quan niệm khác nhau: (1) Giảm lượng sản phẩm sản xuất ra hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại sẽ thực hiện được sự thay đổi tương ứng về lượng chất thải. (2) Một số người đã tìm kiếm giải pháp để đạt được điều này thông qua chủ trương “dân số không tăng trưởng” (ZPG- Zero Polulation Growth). - Giảm Rp: Nghĩa là giảm chất thải trên mỗi đơn vị thành phẩm được sản xuất. Có 2 cách cơ bản để thực hiện điều này: (1) Giảm cường độ chất thải của sản xuất. 5 Đã tái tuần hoàn (Rp r ) Thải bỏ (Rp d ) Chất thải (Rp) Nguyên liệu thô (M) HH(G) Người SX Thải bỏ (Rc d ) Chất thải (Rc Người tiêu thụ Đã tái tuần hoàn (Rc r ) Môi trường thiên nhiên 5 (2) Thay đổi kết cấu sản phẩm từ những vật liệu có tỷ lệ chất thải cao sang loại vật liệu có tỷ lệ chất thải thấp hơn trong khi không làm thay đổi tổng thể. - Tăng (Rp r + Rc r ): Tăng tái chế nhằm thay thế một phần dòng nguyên liệu đầu vào trong khi vẫn duy trì được đầu ra của các loại hàng hoá và dịch vụ. 4.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Các nhà kinh tế môi trường đang phải rất vất vả chỉ ra cho mọi người thấy rằng đối với họ cũng như đối với phần lớn các nhà kinh tế, thì “kinh tế” không phải chỉ có nghĩa là những gì xảy ra cho sự lưu thông tiền tệ trên thị trường. Những thay đổi về mặt phúc lợi của con người là hậu quả kinh tế. Nghiên cứu kinh tế môi trường cũng giống như các chuyên ngành khác của kinh tế học quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. 4.2. Vai trò của khuyến khích trong việc giải thích các vấn đề môi trường - Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây huỷ hoại môi trường? Có nhiều cách trả lời câu hỏi này. Một cách trả lời đó là hành vi vô đạo đức của con người. Nếu điều này là đúng thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải nâng cao nhận thức về đạo đức môi trường trong xã hội. Không phải sự kém ý thức đạo đức sẽ dẫn đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên hệ thống kinh tế để trong đó mọi người cần phải tìm công việc để sinh sống. - Vì vậy cách thức thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm là quan sát cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế và bằng cách nào chúng hướng mọi người đưa ra các quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế học tin rằng: “Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các chất thải sau quá trình sản xuất và tiêu dung hàng hóa”. - Con người đã tạo ra những quyết định như thế trong một khung cảnh thể chế kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các khuyến khích (incentives) để hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không theo cách khác. Khuyến khích là điều làm cho ta bị cuốn hút hay từ chối điều chỉnh hành vi của mình bằng cách nào đó. Thông thường chúng ta nghĩ “khuyến khích kinh tế ” là những phần thưởng về của cải vật chất, nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướng mọi người điều chỉnh hành vi kinh tế của họ như lòng tự trọng, mong muốn bảo tồn một môi trường sạch đẹp… 4.3. Vai trò của quyền tài sản (Property rights) “Thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất ít khuyến khích để con người tính đến hậu quả môi trường do hành động của họ gây ra”. 4.4. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế. Một ngành khoa học được gọi là Kinh tế sinh thái (Ecological Economics) đã xác định các tương tác này một cách đầy đủ hơn. Mục tiêu quan trọng của chuyên ngành này là nghiên cứu các lộ trình bền vững trong phát triển kinh tế-nghĩa là các hoạt động này không phá huỷ các hệ sinh thái nhưng cho phép gia tăng thu nhập thực. - Ý tưởng cơ bản của nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế có khả năng cho phép phúc lợi của con người tăng lên hoặc chí ít cũng phải được giữ nguyên. - Để có thể đạt được những mục tiêu phát triển bền vững thì mỗi quốc gia và trên toàn cầu phải thiết lập được 2 nền tảng công bằng sau đây: 6 6 + Công bằng giữa cùng một thế hệ: + Công bằng liên thế hệ - Bền vững cũng phụ thuộc vào khả năng thay thế vốn tự nhiên (các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường) và vốn xã hội sản xuất và lao động. Công nghệ và sự thay đổi công nghệ là yếu tố sống còn trong lộ trình bền vững. 4.5. Đánh đổi và sự bền vững - Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi (trade-off) giữa hàng hoá dịch vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibility frontier-PPF). - PPF được xác định bởi năng lực kỹ thuật trong nền kinh tế và các nhân tố sinh thái của hệ thống tự nhiên tại một quốc gia. Sự lựa chọn tuỳ vào cách mà con người trong xã hội ấy đánh giá chọn lựa giữa kết quả kinh tế và chất lượng môi trường. Các nhà kinh tế học minh họa sự lựa chọn của xã hội bằng mối liên hệ được gọi là đường bàng quan cộng đồng (Community Indifference Curve- CIC). Hình 1.8. Đường PPF giữa sản lượng và chất lượng môi trường Chất lượng môi trường Hàng hoá C 2 C 1 E 1 E 2 E A CIC 2 A CIC 1 A CIC B E max PPF Các nước PT 5. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Việt nam và thế giới 5.1. Ô nhiễm nước và không khí 5.2. Thoái hóa đất 5.3. Cạn kiệt tài nguyên: Rừng, Thủy sản, và Khoáng sản 5.4. Những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học 5.5. Phát triển bền vững. Chương 2: Kinh tế học chất lượng môi trường 1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế. 1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường - Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán, họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất 7 7 - Cầu (Demand-D) là lượng hàng hoá/dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. + Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị, đó là đường cầu (dốc xuống dưới từ trái sang phải). Tại mức giá P 1 thì lượng cầu là Q 1, tại mức giá P 2 thì lượng cầu là Q 2 Hình 2.1. Đường cầu thị trường P D P 2 P 1 Q 2 Q 1 Q + Cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. + Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bản thân hàng hoá/dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của loại hàng hoá có liên quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng… - Cung (Supply- S) lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong một thời gian xác định. Hình 2.2. Đường cung thị trường P S P 2 P 1 Q 1 Q 2 Q Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung (dốc đi lên từ trái sang phải) 8 8 + Cung thị trường là tổng các mức cung của từng cá nhân lại với nhau + Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bản thân hàng hoá/dịch vụ, công nghệ, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế… - Cân bằng thị trường: Khi cầu đối với một hàng hoá/dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá/dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P * ) và sản lượng cân bằng (Q * ). Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường P Q Q * P * O E S D 1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 1.2.1. Lợi ích và thặng dư tiêu dùng * Lợi ích : - Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng, sự thoả mãn do việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. Lợi ích toàn bộ (Total Benefit- TB) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. (Hay chính là toàn bộ diện tích nằm dưới đường cầu) Lợi ích cận biên (Marginal Benefit- MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại. Lợi ích cận biên = → MB = lim = TB’ (Q) - Lợi ích cận biên của một hàng hoá/dịch vụ có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, khi ta tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hoá/dịch vụ nào đó mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn hơn 0, tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi. - Lợi ích là một khái niệm trừu tượng, tuy nhiên chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng : Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nếu vây, đường cầu cũng chính là đường thể hiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng. * Thặng dư tiêu dùng (CS - comsumer surplus) - Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá/dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó. Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng 9 Sự thay đổi tổng lợi ích Sự thay đổi lượng tiêu dùng ΔTB ΔQ→ 0 ΔQ P 9 1.2.2. Chi phí và thặng dư sản xuất * Chi phí - Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một lượng hàng hoá/dịch vụ. - Tổng chi phí (Total Cost- TC) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá đó. Có thể phân biệt 2 loại chi phí : + Chi phí cố định (Fixed Cost- FC) + Chi phí biến đổi (Variabe Cost- VC) - Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì chi phí cố định không thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi. - Chi phí cận biên (Marginal Cost- MC) là chi phí phải chi bổ sung để sản xuất thêm một một đơn vị sản lượng hàng hoá/dịch vụ. Chi phí cận biên = MC = Q TC ∆ ∆ hay MC = (TC) ´ Q Đường chi phí cận biên đi lên là kết quả trực tiếp của quy luật năng suất cận biên giảm dần. Chi phí cận biên càng cao, người sản xuất càng đòi hỏi mức giá bán sản phẩm cao tương ứng. Người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho thị trường đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí cận biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P= MC). Vì thế đường chi phí cận biên cũng chính là đường cung của doanh nghiệp. * Thặng dư sản xuất - Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ so với số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả. Hình 2.5. Thặng dư sản xuất S 10 B CS E P ** D Q O Q D Sự thay đổi tổng chi phí Sự thay đổi tổng sản lượng 10 [...]... thực hiện các chính sách và dự án môi trường * Cải cách chính sách về rừng (Bài tập về nhà) 3 Kinh tế học ô nhiễm 3.1 Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng * Khái niệm về ô nhiễm môi trường: - Theo quan điểm của các nhà khoa học môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi tính chất môi trường vượt quá giới hạn cho phép, ta gọi giới hạn cho phép là tiêu chuẩn môi trường - Khái niệm ô nhiễm môi. .. không thể chuyển nhượng 3.4.1 Tiêu chuẩn môi trường * Tiêu chuẩn môi trường - Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường (Luật Bảo vệ môi trường Việt nam) * Các loại tiêu chuẩn môi trường : - Tiêu chuẩn môi trường xung quanh : - Tiêu chuẩn thải : - Tiêu chuẩn công nghệ * Kinh tế tiêu chuẩn môi trường : - Quy định tiêu chuẩn thải : +... lợi của một người nào khác 2 Những biểu hiện và nguyên nhân của các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế 2.1 Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường Bước đầu tiên để hiểu được những nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái môi trường là tìm kiếm các biểu hiện về kinh tế Nghiên cứu các biểu hiện kinh tế của sự suy thoái môi trường giúp chúng ta xác định được mặt thật của vấn đề và đề ra những phương... tế tác động môi trường 1 Chất lượng môi trường là hàng hoá 1.1 Khái niệm - Chất lượng môi trường là yếu tố quan trọng của sự sống, nó đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, điều đó khẳng định vai trò quan trọng của chất lượng môi trường Chính vì vậy mà môi trường trong quá trình lao động sản xuất cũng bị hao phí (giảm sút chất lượng) nên nó cũng cần phải tái sản xuất - Việc tái sản xuất chất lượng môi. .. nhiên thuật ngữ Environmental Valuation (tiếng Anh) và định giá môi trường (tiếng Việt) được sử dụng rộng rãi nhất “Định giá môi trường/ ảnh hưởng môi trường là xác định giá trị tiền tệ của những cải thiện hoặc thiệt hại về môi trường do hoạt động của sản xuất hay tiêu dùng gây ra” 2.2 Sự cần thiết phải định giá môi trường - Đánh giá giá trị môi trường chỉ là một khoản mục trong chương trình hành động phát... các công cụ thuế, trợ giá môi trường Hạch toán môi trường quốc gia Hạch toán môi trường doanh nghiệp Tranh chấp luật pháp về thiệt hại môi trường Xác định suất chiêt khấu xã hôị Nhận xét Là cơ sở phát triển của CBA áp dụng cho các dự án công Thường dùng để đánh giá thiệt hại môi trường Dùng cho các dự án đầu tư xây dựng cầu đường Hiếm khi được áp dụng Để xác định thiệt hại môi trường Đang áp dụng ở một... tế đúng hơn + Một khi được thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ, đánh giá giá trị môi trường có thể tạo ra nền tảng khá an toàn cho những chính sách nhằm thuyết phục việc sử dụng tài nguyên môi trường cẩn thận hơn - Có một số ý kiến phản đối việc áp dụng phương pháp đánh giá giá trị kinh tế cho hàng hoá môi trường: + Cố gắng áp đặt giá trị kinh tế lên những tác động môi trường vốn không thể lượng... sở hữu tài sản môi trường, được thải chất ô nhiễm vào môi trường khi có giấy phép và có thể chuyển nhượng được - Cung giấy phép : + Cung giấy phép do cơ quan quản lý môi trường cấp, lượng cung được xác định căn cứ vào mục tiêu môi trường + Đườngcung là một đường thẳng đứng, lượng giấy phép thải tương đương như là một tiêu chuẩn + Yếu tố làm thay đổi cung : Khi thay đổi mục tiêu môi trường thì lượng... công cộng được thực hiện không tạo ra hay cung cấp đủ lợi ích để bồi thường đầy đủ cho những phần tử bị ảnh hưởng (bao gồm cả môi trường) (7) Tài nguyên và sản phẩm phụ không được tái chế kể cả khi việc tái chế tạo ra các lợi ích cả về kinh tế và môi trường (8) Các khu vực và môi trường cư trú độc đáo bị mất, nhiều loài động vật và thực vật đang bị diệt chủng mà không có lý do kinh tế cưỡng chế nào... của hàng hoá chất lượng môi trường + Về giá trị sử dụng: Hàng hoá chất lượng môi trường nhờ vào các thuộc tính vật lý, hoá học, sinh học vốn có của nó đã thoả mãn rất nhiều nhu cầu con người do đó việc tiêu dùng chất lượng môi trường là điều không thể thiếu + Về giá trị: Chất lượng môi trường được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thíêt để sản xuất ra nó 2 Định giá môi trường 2.1 Khái niệm Có . nghiên cứu của kinh tế môi trường Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Các nhà kinh tế môi trường đang phải. tế và môi trường (3 tiết) 3.1. Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên Mô hình dưới đây mô tả mối liên kết giữa kinh tế và môi trường. Hình 1.5: Liên kết kinh tế và môi trường - Mối. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Environmental Economics) Chương 1: Hệ thống môi trường và phát triển bền vững 1. Hệ thống môi trường 1.1. Môi trường (Environment) * Khái niệm: - Môi trường là một

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w