1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Báo cáo nghiên cứu tại bàn tái chế rác thải hữu cơ tại Việt Nam

11 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 531,98 KB

Nội dung

PHỤ LỤC 1 Báo cáo nghiên cứu tại bàn tái chế rác thải hữu cơ tại Việt Nam Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh tại Việt Nam đang tăng cao nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao.Với tốc độ tăng này, dự đoán lượng rác thải đô thị sẽ tăng lên hơn 23 triệu tấn trong năm 2010, và loại rác thải ra sẽ tiếp tục chịu sự thay đổi từ có thể phân hủy nhiều xuống có thể phân hủy ít và nguy hiểm hơn. Luật bảo vệ môi trường (2005) xác định các chất thải nguyên vật liệu ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác thải ra từ sản xuất , dịch vụ và cuộc sống hàng ngày hay các hoạt động khác (Nghị định 59/2007/NĐ/CP về quản lý chất thải rắn, 2007). Bao gồm cả chất thải rắn nguy hiểm hoặc không nguy hiểm. Bởi vì không có định nghĩa cụ thể nào về rác thải đô thị, nên không rõ rằng rác thải đô chỉ bao gồm rác gia đình hay cả rác gia đình và rác công nghiệp, chỉ bao gồm rác không nguy hiểm hay bao gồm cả rác không nguy hiểm và rác nguy hiểm. Gần đây, trong một báo cáo điều tra hiện trạng môi trường toàn quốc do Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức có đến 70% các cấp chính quyền địa phương xác định rằng quản lý chất thải rắn là một mục tiêu quan trọng nhất trong tất cả các ưu tiên về môi trường. Chính phủ Việt Nam đã ký kế hoạch phác thảo chiến lược quản lý chất thải tới năm 2025 (QĐ Thủ tướng số 2149 ngày 17/12/2009). Kế hoạch khẳng định rõ bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào thải rác gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại. Tới năm 2025, chính phủ mong muốn phát triển nhà máy tái chế rác ở tất cả các thành phố để cho các hộ gia đình có thể thải và xử lý rác của họ. Thêm vào đó, để khống chế ô nhiễm, 100% chất thải rắn từ các vùng đô thị, chất thải công nghiệp độc hại và không độc hại sẽ được thu gom và xử lý. Bên cạnh đó 90% chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn của người dân nông thôn phải được thu gom và xử lý. Các bên liên quan chủ chốt tham gia vào quản lý chất thải rắn đô thị tại Việt Nam baogồm: • Công ty môi trường đô thị (URENCO) là thành viên chủ chốt trong việc thu gom, xử lý và đổ rác thải đô thị. • Bộ xây dựng chịu trách nhiệm lên kế hoạch và xây dựng các cơ sở xử lý và đổ rác thải. • Bộ và Sở Tài nguyên & môi trường chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường nói chung. Cách thức xử lý chất thải ở Việt Nam, bao gồm thu gom, xử lý và đổ ra bãi chủ yếu được thực hiện bởi URENCO, đây là công ty chịu trách nhiệm thu gom và đổ rác đô thị, bao gồm cả rác gia đình, công sở, và hầu hết các trường hợp có cả rác công nghiệp và y tế. Mặc dù URENCO đã có những tiến bộ đáng kể trong cách thức xử lý rác thải nhưng phần lớn rác thải đô thị vẫn không được xử lý một cách an toàn. Dạng chủ yếu của đổ rác đô thị vẫn là đổ ra bãi rác. Ở rất nhiều vùng thường vẫn là cách tự xử lý như đốt, chôn, vứt ra sông ngòi và bãi đất trống. Ngành tái chế và tái sử dụng ở Việt Nam được thực hiện bởi một mạng lưới không chuyên, đó là các người nhặt rác ở bãi rác, người thu gom rác và người mua phế liệu. Thị trường tái chế có tiềm năng lớn để mở rộng. Ba mươi hai phần trăm rác đô thị hiện nay được đổ ra bãi ở vùng ven đô Việt Nam (2,1 tấn/năm), bao gồm cả các vật liệu có thể tái chế như là giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh. Ước tính rchỉ khoảng 20% rác đô thị ở Hà Nội được tái chế. Đối với rác đô thị, nhà nước nên trợ giá cho các nhà máy tái chế và xử lý, điều này sẽ xây dựng nên khả năng đô thị trong tái chế chất thải. Quyết định của Bộ Tài nguyên và môi trường tháng 3 năm 2004 cho phép nhập khẩu chất thải để làm vật liệu cho sản xuất trong nước, đã thúc đẩy ngành tái chế tiếp cận với các nguyên vật liệu có thể tái chế từ các nước Đông Nam Á (Dịch vụ thương mại Mỹ, 2008). Đã có những dự án đầu tư vào việc xử lý chất thải rắn như sau:  Chủng loại rác đô thị sẽ là (quyết định 2149 ngày 17/12) 21 tấn năm 2010 và 42 tấn năm 2020; 30% chất thải rắn sẽ được phân loại tại nguồn, và 90% sẽ được thu gom vào năm 2010 và 2020; (3) đầu tư trung bình cho xử lý sẽ vào khoảng 94,1usd/tấn (dựa vào biểu đồ đầu tư từ năm 1999-2003).  Quản lý rác công nghiệp cho rằng (Quyết định 2149 ngày 17/12) chủng loại rác công nghiệp sẽ vào khoảng 2,76 triệu tấn năm 2010 và 9,66 triệu tấn năm 2020; 100% các doanh nghiệp sẽ có hệ thống xử lý chất thải vào năm 2010; tỷ lệ xử lý chất thải công nghiệp tổng thể sẽ là 80% vào năm 2010; (3) 20% chất thải thu gom sẽ được tái chế/tái sử dụng vào năm 2010 và 30% năm 2020 (Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải); đầu tư trung bình cho xử lý vào khoảng 29,4usd/tấn.  Quản lý rác y tế cho rằng (Quyết định 2149 ngày 17/12) chủng loại rác y tế sẽ vào khoảng 19.000 tấn năm 2010 và 22.000 tấn năm 2020; 100% rác y tế sẽ được xử lý vào năm 2010; (3) đầu tư trung bình cho xử lý sẽ vào khoảng 823,5usd/tấn. Về lâu dài, để giảm thiểu tác động lên môi trường của bãi rác, thành phần phân hủy sinh học nên được phân ra, hoặc là kết hợp với các thành phần hữu cơ khác trong chuỗi chất thải đổ đi để tái sử dụng hoặc tận dụng. Tái tạo năng lượng và khí đốt là một thị trường lớn cho nguồn này. Giảm thiểu và phân tách tại nguồn nên được giữ vững bởi vì nó có thể loại ra rác thức ăn để ủ compost (trung bình khoảng 41,9%). Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy sẽ là thị trường lớn cho sản phẩm compost. Bảng 1 trình bày danh sách 21 trường hợp gợi ý lựa chọn cho danh sách cuối cùng để nghiên cứu sâu hơn. 21 trường hợp này được lựa chọn từ 65 trường hợp xử lý chất thải đô thị (rác hữu cơ ủ compost có thể phân loại tại nguồn hoặc tại điểm xử lý chất thải). 21 trường hợp này được thống kê dựa trên 5 tiêu chí chính (quy mô, loại, sinh thái học, khả thi và khả năng sản xuất), các tiêu chí này phù hợp với mục tiêu của dự án quản lý tái chế rác thải của Bình Định. Sự phù hợp là kết quả của nghiên cứu tại bàn, vậy một vài đánh giá có thể không hoàn toàn xác đáng và vì vậy cần có một nghiên cứu thực địa để khẳng định lại đánh giá này. Ở mỗi trường hợp đưa ra, có mô tả ngắn gọn về tình hình hiện tại, mô tả và đánh giá dựa trên quan điểm của các chuyên gia và tác giả từ kết quả nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn từ xa. Trình bày được thể hiện theo thứ tự địa lý (từ Bắc vào Nam) Danh sách các trường hợp tiềm năng (điều kiện địa lý, phù hợp với mục tiêu dự án Bình Định) STT Cơ sở Địa điểm Lượng rác đầu vào (tấn/ngày) Độ phù hợp với Bình Định Quy mô Loại Sinh thái Khả thi Khả năng tái chế 1 Việt trì Phú thọ 120 5 5 ns 5 5 2 Cầu Diễn Hà Nội 150 5 5 ns 3 3 3 Sơn Tây Hà Nội 200 2 3 ns ns ns 4 Sóc Sơn (hệ thống nông trại kết hợp tại nhà) Hà Nội 0.2 5 5 5 5 5 5 Gia Lâm (phân tách tại nguồn) Hà Nội 5 5 5 5 5 6 Nam Định 250 3 3 ns ns ns 7 Đông Vinh Nghệ An 200 3 5 3 3 2 8 Hạ Long Quảng Ninh 0.6 5 5 5 5 5 9 Thủy Phương Huế 200 5 5 4 4 4 10 Hội An (Đảo Tân Hiệp: phân tách tại nguồn + compost) Quang Nam 1.3 5 5 5 5 5 11 Nhơn Phú Bình Định 5 5 ns ns ns 12 Hội Nông Dân Bình Định 13 Long Mỹ Bình Định 14 Nam Thanh Ninh Thuận 250 3 3 ns ns ns 15 Chợ Đà Lạt Lâm Đồng 5 5 5 5 5 16 Chợ Trại Mát Lâm Đồng 20 5 5 5 5 5 17 Vũ Nhật Hồng Đồng Nai 350 3 3 ns ns ns 18 Phước Hòa Bà Rịa – Vũng Tàu 30 5 3 ns ns ns 19 Cty TNHH Hương Trung (nuôi giun bằng rác thực vật + rác động vật) TP Hồ Chí Minh 12 3 5 5 5 5 20 Quận Bình Tân (toàn bộ hội nuôi lợn dùng đồ thừa từ bếp cho lợn ăn) TP Hồ Chí Minh 5 5 5 5 5 21 Vietstar TP Hồ Chí Minh 600 3 3 ns ns ns Ghi chú: ns có nghĩa là “không phù hợp” Phú Thọ Cơ sở chế biến rác đô thị Việt Trì đặt ở TP Việt Trì do Công ty cung cấp nước vận hành tiếp nhận khoảng 120 tấn rác đô thị một ngày. Cơ sở được xây dựng năm 1998 nhằm mục đích xử lý toàn bộ rác do TP Việt Trì thải ra. Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày cơ sở sản xuất ra 30 tấn compost với giá khác nhau (khoảng từ 50.000đ tới 300.000đ/tấn) tùy thuộc vào chất lượng compost (thô hay mịn). Với công nghệ nội địa hoàn toàn, rác hữu cơ được phân loại tại cơ sở và đưa vào hệ thống ủ compost hiếu khí. Nhược điểm lớn nhất của chất lượng compost là đầu vào hỗn độn, rác đô thị được thu gom bởi URENCO chứa nhiều đất và cát làm cho chất lượng compost kém. Nhà quản lý rất năng động và sẵn sàng chia sẻ thông tin. Hà Nội 1. Cầu Diễn Cơ sở xử lý rác Cầu Diễn được xây dựng năm 1986, cơ sở được cải tạo rất nhiều vào năm 2000 do vốn đầu tư ODA của chính phủ Tây Ban Nha. Tổng chi phí để nâng cấp là 100 tỉ đồng. Vào lúc khởi điểm, cơ sở có kế hoạch xử lý 11,5% tổng lượng rác của TP Hà Nội. Công nghệ tự động hóa áp dụng tại hầu hết các bước, mặc dù vậy cơ sở chỉ vận hành được 10,3% công suất thiết kế do tính chất rất chung của rác đô thị tại Việt Nam: hỗn độn giữa rác hữu cơ và các loại rác khác có độ ẩm cao. Khi vận hành, cơ sở gây ra ô nhiễm môi trường cao như là ô nhiễm không khí và hôi thối. Kỹ thuật làm lưu thông không khí tiêu hao nhiều năng lượng. Dưới sự hỗ trợ của JICA, công ty môi trường đô thị Hà Nội nghiên cứu thí điểm chơ]ng trình 3R tại một số vùng của Hà Nội, Việt Nam năm 2007, khởi đầu bằng việc phân loại rác tại nguồn ở mức độ hộ gia đình. Rác được phân tách thành rác tái chế và rác sinh học để ủ compost tại Cầu Diễn. Để thúc đẩy quá trình compost, hỗn hợp vi sinh vật phù hợp được sử dụng (ở giai đoạn 2), ví dụ như sản phẩm có tên Emina (sản xuất bởi khoa môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), cho thêm 1 lít sản phẩm vào mỗi tấn compost sau khi kết thúc giai đoạn 1. Giá của Emina vào khoảng 20.000-25.000đ/lít (thông tin cá nhân). Dù vậy, vẫn còn 60% rác phải chôn vùi. 2. Sơn Tây Sử dụng công nghệ Seraphin, cở sở xử lý rác đô thị Sơn Tây với mục đích xử lý rác của thành phố Hà Đông (Hà Tây cũ), quá trình phân tách được thực hiện cả bằng tay và bằng máy phù hợp để áp dụng cho tính chất rác thải tại Việt Nam. Tất cả những lý lẽ có thể được miêu tả do tất cả các thiết bị và kỹ thuật là nội địa. Dù gì chăng nữa, nước rỉ và mùi hôi thối vẫn không được giải quyết, cũng như đòi hỏi chi phí năng lượng cao để thông thoáng khí. Ở thời điểm hiện tại, do vấn đề về ký thuật, cơ sở đóng cửa để bảo dưỡng. 3. Sóc Sơn Tại Sóc Sơn, một hộ nông dân nuôi bò sữa kết hợp nhiều loại chất thải để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như là năng lượng sinh học (ủ khí sinh học quy mô nhỏ), phân bón, nuôi giun (bằng phân bò sữa), nuôi ếch (bằng giun). Nam Định Một cơ sở chế biến rác rất lớn tại thành phố Nam Định, cơ sở khánh thành năm 2003 trên một diện tích 20 ha đất, nhà máy rộng 3 ha. Cơ sở nhằm xử lý rác của toàn bộ Thành phố Nam Định. Với công nghệ của Pháp, vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng vận hành thực tế thấp hơn dự tính rất nhiều (chỉ 41.6% khả năng dự tính) do lý do chung là rác hỗn độn và độ ẩm cao. Chất lượng compost sau khi ủ không đồng bộ do không đo đạc và kiểm soát chất lượng cũng như nhiệt độ của đống ủ không được kiểm soát. Nghệ An Cơ sở chế biến rác Đông Vinh tại tỉnh Nghệ An với công nghệ trong nước sản xuất ra 40 tấn compost mỗi ngày. Quá trình phân tách cả bằng tay và bằng máy là phù hợp để áp dụng cho tính chất rác thải của Việt Nam. Sau khi xử lý, giảm thiểu rác rất nhiều, chỉ 10% rác phải đi đổ ở bãi. Hơn nữa, do tất cả công nghệ và phương tiện nội địa, vốn đầu tư chỉ là 45 tỷ đồng, rẻ hơn nhiều so với trang thiết bị nhập ngoại. Dù gì chăng nữa, nước rỉ và mùi hôi thối vẫn không được khống chế và việc lưu thông không khí đòi hói chi phí năng lượng cao. Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh, ở Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, một dự án nhỏ được thực hiện bởi Bộ Xây Dựng năm 2007 bao gồm 3 khách sạn lớn. Tất cả rác từ khách sạn được gom và phân loại. Khoảng 0.6 tấn rác các loại được gom mỗi ngày và 74% rác hữu cơ được ủ compost, sản phẩm compost dùng để bón cho cây tại vườn và cây cảnh của khách sạn. Rác tái chế dùng để tái chế và chỉ một lượng nhỏ rác phải chôn ở bãi rác thành phố. Huế Tại miền trung Việt Nam, cơ sở xử lý rác Thủy Phương ở thành phố Huế áp dụng công nghệ trong nước hoàn toàn với kỹ thuật lắp ráp cao đảm bảo cho toàn bộ dây chuyền hoạt động ổn định và hiệu quả. Trên diện tích 4,2 ha, nhà máy vận hành tốt tại khởi điểm của quá trình xử lý, phân tách được thực hiện tốt nên chỉ có 10% rác, là thành phần không thể phân hủy sinh học phải đi chôn. Nhà máy đã hoàn thành nhiệm vụ xử lý toàn bộ rác trong vùng thành phố Huế. Một vài nhược điểm được nhìn nhận đó là chi phí năng lượng cho thông thoáng khí và phân tách bằng máy móc cao, mùi hôi thối vẫn là vấn đề. Chất lượng compost không đồng bộ do thiếu điều kiện đảo trộn. Hơn nữa, ủ theo dải đòi hỏi một diện tích đất rộng. Quảng Nam Thành phố Hội An: Đảo Tân Hiệp của Cù Lao Chàm Bình Định 1. Nhơn Phú, Quy Nhơn: cơ sở sản xuất compost quy mô nhỏ có thông gió cưỡng bức để cung cấp khí cho đống ủ cho thấy đây là một hệ thống hiệu quả. Đầu vào cho hệ thống này là rác hộ gia đình thu gom từ cộng đồng (nguồn từ BTC) 2. Hội Nông dân Bình Định: phân động vật, nền chuồng và rác vườn được dùng để nuôi trùn đất. Ninh Thuận Nhà máy xử lý rác Nam Thanh, Ninh Thuận, bắt đầu hoạt động từ năm 2003 với tổng đầu tư là 98 tỷ đồng. Việc phân loại được thực hiện tốt nhờ hệ thống kỹ thuật nhập khẩu được điều chỉnh phù hợp với tính chất rác thải tại Việt Nam cũng như sự kết hợp tốt giữa phân loại thủ công và cơ khí. Có thể thấy một vài nhược điểm của nhà máy như tốn diện tích cho cơ sở, chi phí năng lượng cao, nhà máy ủ compost không có mái nên chất lượng compost không ổn định, hệ thống quạt gió tại sàn hoạt động không tốt và vấn đề mùi. Lâm Đồng 1. TP Đà Lạt, hàng tá tấn rác từ Chợ Nông sản Trại Mát được xử lý hoàn toàn bởi công nghệ sản xuất trong nước của Công ty Đà lạt xanh. Hầu hết rác xanh ở đây được ủ compost, cung cấp một nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao cho các vùng trồng chè và café (Lâm Đồng Online, 2010). Mỗi ngày, cơ sở này sản xuất được 0,7-0,8 tấn compost từ 20 tấn rau rác tươi. 2. Chợ Trung Tâm: một dự án do Pháp tài trợ (ADEME), bắt đầu năm 2010, sử dụng công nghệ che phủ hố ủ rác hữu cơ bằng toptex. Gần như 100% rác hữu cơ sản sinh hàng ngày từ hoạt động của chợ Đà Lạt được thu gom, phân loại và ủ để sản xuất phân hữu cơ. Chất lượng phân hữu cơ rất cao do tính nguyên chất của nguyên liệu ủ. Đồng Nai Tại Đồng Nai có một vài nhà máy xử lý rác thải, một trong số đó là Công ty Vũ Nhật Hồng, mỗi ngày nhận 350 tấn rác và dự định sản xuất 70 tấn compost. Trên diện tích 5ha, nhà máy áp dụng công nghệ Đan mạch với quy trình sản xuất kín, sau khi được phân loại tại nhà máy, rác được chuyển vào một hệ thống kín đặc biệt để ủ. Tuy nhiên, mùi từ bãi rác Trảng Dài gần nhà máy gây ra nhiều phiền toái, đồng thời, nước rỉ từ bãi rác chay ra một cái ao, bị tràn mỗi khi có mưa lớn. Nước rỉ gây ra nhiều vấn đề môi trường nguy hiểm cho những người sống xung quanh. Nhà máy dự kiến xây một hàng rào xanh cách 500m nhưng vẫn chưa thực hiện. Bà Rịa – Vũng Tàu 1. Nhà máy xử lý rác Bà Rịa Vũng Tàu gặp rất nhiều vấn đề và thậm chí có nguy cơ đóng cửa vì rác đưa vào hệ thống là rác tạp, hệ thống phân loại không đồng bộ và thường xuyên gặp sự cố. Chính quyền phải hỗ trợ nhà máy này gần 1.6 tỷ đồng/năm để duy trì hoạt động. Hiện nay, hệ thống ủ hiếu khí đã hỏng, nên quy trình ủ chỉ thực hiện ở giai đoạn hai: ủ liếp dẫn đến sản phẩm chất lượng ihoong ổn định và thấp. Nhà máy không phải là bãi rác vệ sinh (có rải lớp nền, cách xa khu dân cư, xử lý mùi và nước rỉ,…), cũng không có hệ thống xử lý khí ô nhiễm sinh ra từ nhà máy. Toàn bộ rác không phân hủy được chôn ở bãi rác tự nhiên, không kiểm soát nước rỉ và khí. 2. Một nhà máy khác ở Phúc Hòa sử dụng công nghệ ủ hiếu khí, bể ủ rộng, dài được dùng để chứa rác, thông gió cưỡng bức để cung cấp đủ khí cho hoạt động hiếu khí của vi sinh vật. Nhà máy thành lập từ năm 2003 với mục đích xử lý rác của TP Vũng Tàu và Quận Tân Thành, tuy nhiên, mùi thoát ra từ nhà máy làm cho hệ thống hoạt động không hoàn chỉnh (phân loại bằng tay không chịu được mùi của môi trường làm việc), thêm vào đó, nước rỉ ra môi trường làm cản trở hoạt động. Nhà máy không có hệ thống kiểm soát nhiệt cũng như đo độ ô nhiễm không khí. TP Hồ Chí Minh 1. Cơ sở Hương Trung: tọa lạc tại huyện Củ Chi, cơ sở sản xuất phân bón cao cấp từ sản phẩm nuôi trùn quế. Sản phẩm đặc biệt của cơ sở là dịch chiết xuất từ xay nghiền trùn có thể dùng tưới trực tiếp lên lá. Thức ăn dùng nuôi trùn quế là tổng hợp của phân heo, lá rụng từ rừng cây cao su, và tất cả chất thải trang trại. Với tổng đàn heo nuôi 6,000 con, sản lượng phân bón hữu cơ từ nuôi trùn có qui mô rất lớn. Phần cơ sở chăn nuôi của công ty sử dụng chất thải lỏng từ trang trại để sản xuất khí sinh học, phát điện phục vụ hoạt động của trại: nấu ăn, vận hành máy bơm nước làm mát heo, hệ thống điện ủ ấm heo con mới sinh, … 2. Cộng đồng nuôi lợn tại Quận Bình Tân nuôi lợn bằng 95% là rác bếp gom tươi hàng ngày từ TP Hồ Chí Minh. Rác bếp được nấu lại cho lợn ăn. 3. Thái Mỹ Củ Chi (Nhà máy xử lý rác Vietstar): Rác hữu cơ được phân loại tại cơ sở, đưa vào hệ thống ủ compost (theo báo Vietnam News, dường như hệ thống này không đồng bộ). Công suất là 600MSW tấn/ngày. Nói chung, các cơ sở xử lý rác thải tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều trở ngại như nhược điểm kỹ thuật của máy móc (hầu hết là máy móc công nghệ nước ngoài), hệ thống thông gió cưỡng bức đòi hỏi năng lượng cao, bốc mùi nhiều, một vài công nghệ nhập khẩu không phù hợp với xử lý rác thải tại Việt Nam (lẫn rất nhiều rác hữu cơ và vô cơ và rác không phân hủy được). Phần lớn các nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ ủ compost đều hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc phải đóng cửa cơ sở. Vậy đâu là cái kết của rác hữu cơ trong chuỗi chất thải? Việc xử lý rác thải rất tốn kém, vì vậy, rác cần được phân loại càng thuần càng tốt, dù là phân loại tại nguồn hay phân loại tại nhà máy. Mỗi cách phân loại có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Phân tích dưới đây chỉ ra các kinh nghiệm thực tế của hai phương pháp phân loại rác tại Việt Nam.  Phân loại tại nguồn: Rác có thể ủ compost và rác không thể ủ được các hộ gia đình phân loại và chứa trong hai thùng khác nhau. Để hệ thống này hoạt động, cần có một chế độ lựa chọn tiên tiến. Tại Việt Nam, nhiệt độ thường cao trong cả năm (khoảng 35 0 C), phần rác có thể ủ compost sẽ dễ dàng bị phân hủy và tạo ra mùi. Chính vì vậy, loại rác này cần được thu gom hàng ngày hoặc ít nhất là 2 ngày/lần; phần rác không ủ được có thể thu gom ít thường xuyên hơn mặc dù các hộ gia đình không có nhiều diện tích để lưu lại. Một khi được phân loại tại nguồn, phần rác có thể ủ compost sẽ được chuyển đến cơ sở ủ, tại đây, máy móc sẽ phân loại một lần nữa trước khi ủ. Quy trình này giúp tăng chất lượng compost. Trong khi đó, phần rác không ủ được được đổ ra bãi rác. Phân loại tại nguồn có một số ưu điểm. Điều quan trọng nhất là giúp tăng cường nhận thức về các vấn đề bảo vệ môi trường. Khi triển khai một chương trình phân loại rác tại nguồn, thì sẽ có các hoạt động đào tạo tập huấn trên diện rộng. Điều này giúp tăng cường nhận thức của dân cư về tầm quan trọng của việc phân loại rác có thể ủ phân compost. Việc tham gia vào chương trình và thực hiện điều này tại nhà mỗi ngày nhắc nhở rằng họ đang bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, nếu dân cư có khả năng phân biệt và phân loại rác tại nguồn thì sẽ giúp đảm bảo chất lượng rác từ đó tăng cường chát lượng compost. Điều này giúp giảm thiểu việc phân loại tại cơ sở. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm. Nó phụ thuộc vào sự nhiệt tình của người dân trong việc tham gia vào chương trình và khả năng phân biệt rác của họ. Do đó cần lưu tâm đến hai trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp đầu tiên là người dân sẵn sàng tham gia vào chương trình phân loại rác nhưng họ không thể phân biệt đâu là rác có thể phân hủy và rác không thể phân hủy, từ đó rác bị phân loại kém chất lượng. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể học cách phân biệt rác thông qua các hoạt động tập huấn do cộng đồng tổ chức. Nhưng điều này cũng đòi hỏi cần có tiền. Trường hợp thứ hai kém khả quan hơn: người dân không muốn tham gia vào chương trình. Như vậy thì rác không được phân loại tốt và/hoặc chất lượng nguyên liệu ủ compost không tương xứng. Nhược điểm thứ hai của phân loại tại nguồn là làm tăng chi phí thu gom và vận chuyển rác để thu gom hai loại rác khác nhau (rác có thể ủ và rác không thể ủ) và sau đó vận chuyển hai loại rác này đến hai điểm khác nhau: rác ủ chuyển đến cơ sở ủ và rác không ủ được chuyển ra bãi rác. Tại Việt Nam, sẽ kinh tế hơn nếu xây dựng nhà máy ủ compost ngay tại bãi rác để giảm chi phí vận chuyển hai loại rác này. Có nhiều chương trình phân loại rác đáng quan tâm ở một số khu vực tại Việt Nam. Các chương trình phân loại rác tại nguồi đang hoạt động ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Đà Nẵng và Kiên Giang.  Phân loại tại cơ sở: Trái với phương pháp trên, phân loại rác tại cơ sở không đòi hỏi có sự tham gia của người dân hay bị phụ thuộc vào khả năng phân biệt rác của họ. Rác tạp (rác ủ được và không ủ được) được thu gom và vận chuyển đến các điểm khác nhau, như là trạm trung chuyển, bãi rác hay nhà máy compost, tại đây công nhân phân loại ra các loại rác có thể ủ và rác không thể ủ. Có nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả phương pháp sử dụng máy móc để thực hiện việc này, mặc dù kinh nghiệm cho thấy việc phân loại rác bằng máy móc đòi hỏi chi phí cho năng lượng cao dẫn đến việc kinh doanh phân compost không có lợi nhuận. Phần rác không ủ được được đổ ra bãi rác trong khi rác phân hủy được chuyển vào cơ sở sản xuất. Chính vì vậy phát sinh chi phí phân loại rác và vận chuyển rác đã phân loại, tùy vào địa điểm của cơ sở. Đây là phương pháp phổ biến để xử lý rác thải đô thị tại Việt Nam. Một số công ty sử dụng công nghệ này để xử lý rác tạp nhưng luôn tốn kém cho chi phí năng lượng, đòi hỏi phương tiện vận chuyển, kho, máy móc lớn và chưa kể đến chất lượng của compost. Các chương trình phân loại rác đô thị tại nguồn (từ trước đến nay) 1. Hà Nội: i. Huyện Gia Lâm: Xí nghiệp vệ sinh đô thị Gia Lâm đang phụ trách chương trình phân loại rác tại nguồn của huyện Gia Lâm. Chương trình này thực hiện tại 3 thị trấn (Sài Đồng, Đức Giang, Yên Đồng). Rác ủ được và không ủ được được các hộ gia đình lưu trong thùng màu đỏ và xanh. Những thùng rác này do Xí nghiệp vệ sinh đô thị Gia Lâm cung cấp miễn phí từ đầu chương trình. Hàng ngày tại mỗi khu vực, hai người thu gom rác dùng xe đẩy để thu gom rác của từng nhà ở các đường lớn và trung bình. Nếu đường quá nhỏ thì xe rác đợi ở đường lớn để dân cư ra đổ. Khi đầy xe thì người thu gom đưa xe đến chỗ trung chuyển. Nói chung, số lượng rác có thể ủ ước tính khoảng 0,6kg/người. Tại cơ sở sản xuất compost Kiêu Kỵ, phần rác có thể ủ compost được trộn với chất hóa học và để chín trong 6 tháng. Sau đó, sản phẩm đã chín được sàng để loại ra các phần không phân hủy sinh học được để dùng cho mục đích nông nghiệp (Nguyen, 2005). Chương trình phân loại rác thực hiện tại 3 thị trấn của huyện Gia Lâm được cho là thành công vì (1) hơn 73% các hộ tham gia vào chương trình và (2) độ thuần của rác ủ đạt 95%. Hơn thế nữa, chương trình này còn có sự tham gia của cơ sở sản xuất compost, là nơi nhận rác để ủ giúp giảm lượng lớn rác thải. Tuy nhiên, chưa có số liệu nào cho thấy lợi nhuận từ chương trình vì chưa có thị trường cho sản phẩm compost, có thể vì nhiều lý do nhưng không phải do chất lượng compost kém (Nguyen, 2005). Chương trình này cho thấy sự sẵn sàng của người dân và khả năng phân loại có hiệu quả của họ. ii. Phường Phan Chu Trinh: tổng diện tích là 0,48km 2 với 1.719 hộ dân (khoảng 8.000 người) (Nguyen, 2005), có 8 khu nhà, 6 trường học, 120 văn phòng và công ty, 2 chợ và một bãi để xe. Tại phường này có 11 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó 40% là rác hữu cơ. URENCO lựa chọn quận này vì các lý do: (1) mật độ dân cư không quá lớn (8.000 người/0,48km 2 ); (2) điều kiện xã hội và sinh sống đặc trưng của người Hà Nội; (3) hầu hết cơ sở hạ tầng mới được xây dựng và (4) phần lớn dân cư có trình độ học vấn cao. iii. Công ty có hợp đồng với người dân trong khu vực, là giấy tờ hợp pháp có chữ ký của người dân thể hiện sự tham gia của họ vào dự án. Vào đầu mỗi tháng, mỗi hộ được phát hai loại túi nylon, màu đen (cho rác không phân hủy được) và màu trắng (cho rác phân hủy được) để chứa rác phân loại. Mỗi ngày thu gom được 2 tấn rác hữu cơ và 8 tấn rác vô cơ. Độ thuần của rác hữu cơ đạt khoảng 85% đến 90%, tức là bị lẫn khoảng 10% đến 15% rác không phân hủy được. Vào tháng 1 lượng rác có tăng lên do người dân tiêu dùng nhiều hơn vào dịp tết. Chương trình thử nghiệm này phục vụ cho dân cư trong các khu phố lớn và nhỏ. Nó có thể được coi là thành công vì độ thuần của rác phân loại đạt hơn 85%. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa lượng rác có thể ủ và phân không thể ủ là 1:4, tức là chỉ gom được 20% rác hữu cơ trong tổng số rác tại quận này. Như vậy thì lượng rác trong chuỗi rác thải đổ ra bãi rác giảm đi là không đáng kể, và lượng sản phẩm compost cũng ít. Hơn thế nữa lại tiêu tốn nhiên liệu cho xe tải 3,5 tấn đi xung quanh các khu vực phố lớn vài lần thu gom rác dân cư đổ sau giờ thu gom. 2. Quảng Nam: Đảo Tân Hiệp áp dụng việc phân loại tại nguồn từ năm 2008 ngay trên đảo, rác vô cơ được vận chuyển bằng một chiếc thuyền đặc biệt đến thành phố để xử lý. Tổng lượng rác thu gom trên đảo khoảng 1,3 tấn/ngày, trong đó khoảng 80% là rác hữu cơ. 47 thùng ủ được cấp cho 4 làng, dân cư được đào tạo để ủ compost ngay tại làng. Ngoài ra vẫn phải đầu tư thêm nhưng đây có lẽ là một mô hình thành công vì có 100% hộ dân trên đảo tham gia vào chương trình (Viettems.com, 2009). 3. TP Hồ Chí Minh: Dự án “Phân loại rác tại nguồn” (1997) thực hiện trong hai năm. Dự án thực hiện tại Tổ 3, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Trong năm thứ hai, dự án mở rộng ra các khu vực còn lại của Phường 12 dựa trên kinh nghiệm đã thực hiện của năm thứ nhất. Chương trình chỉ thực hiện 2 năm vì thiếu hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam (Doan, 2004). Dự án cung cấp thùng rác cho từng hộ để trữ rác dễ phân hủy. Dự án cũng thực hiện một chương trình giáo dục với nhiều hoạt động như phát tờ rơi, tờ gấp, áp phích. Tỷ lệ rác phân hủy cao (trung bình 86,2%). Chính vì vậy, nếu phần rác dễ phân hủy của khu vực này được ủ thì lượng rác đổ ra bãi rác sẽ giảm đáng kể. 4. TP Biên Hòa: Dự án thực hiện tại Tổ 3, Quận Thanh Bình, TP Biên Hòa vào năm 2001. URENCO Biên Hòa là đơn vị triển khai với sự tham gia của rất nhiều tổ chức xã hội và chính quyền địa phương. Mỗi hộ gia đình trong dự án được nhận hai thùng rác và túi nylon lớn (dung lượng 20l) có màu khác nhau cho rác hữu cơ và rác tái chế. Mỗi nhà hàng và văn phòng cũng được nhận thùng rác và túi rác to (80l) Theo một báo cáo ((Lê văn Quang, et al., 2001), dự án đã thành công với đông đảo sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhận thức cao từ dân cư và nhân viên văn phòng cũng như các doanh nghiệp. Chỉ trừ việc một số hộ gia đình trong hẻm nhỏ không đổ rác theo đúng thời gian quy định của URENCO, họ đã trộn lẫn các loại rác với nhau. Và trong dịp tết, lượng rác tăng cao, thùng rác và túi nylon cung cấp không đủ để chưa rác đã phân loại. Trong một báo cáo về hiện trạng môi trường và kế hoạch cho tương lai của TP Hồ Chí Minh từ nay đến 2020, chương trình phân loại rác tại nguồn sẽ được vận động và triển khai ở quy mô thành phố (Sở TNMT TP HCM, 2010). Trên cả nước, Quyết định số 2149/QĐ/TT (2009) chỉ ra rằng phân loại rác đô thị và giảm thiểu việc đổ rác là một trong những mục tiêu chính của chính phủ trong nỗ lực quản lý rác đô thị trên toàn quốc. Các chương trình thành công được tổ chức có quy mô với các thông tin và chiến dịch giáo dục sâu rộng đến từng hộ gia đình trong khu vực. Hơn nữa, các chương trình này được thiết kế một cách cẩn thận nên rác phân hủy được chuyển đến cơ sở sản xuất còn rác không phân hủy được đổ ra bãi rác. Như trong bảng 2.8, không phải mọi chương trình đều hoàn toàn thành công. Thất bại của một vài dự án có thể thấy là do thiếu hỗ trợ tài chính và kém hợp tác của dân cư trong việc phân loại. Việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm compost và thu được lợi nhuận cung là vấn đề khó khăn. Từ nhưng thất bại và thành công của các chương trình này, có thể kết luận rằng, để triển khai được chương trình phân loại rác tại Bình Định, cần cung cấp thông tin và đào tạo cho từng hộ gia đình. Hệ thống thu gom và vận chuyển cũng cần được thiết kế cẩn thận để thu gom rác phân loại một cách hiệu quả và kinh tế. Vì doanh thu thu được từ sản phẩm compost là không dự đoán được, Bình Định nên tính toán cần hỗ trợ như thế nào từ chính quyền và cần thu bao nhiêu tiền thu gom để duy trì hoạt động. [...]... chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Vol 2149/QÐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Quản lý chất thải rắn 2007 Quốc hội Việt Nam Sở Tài nguyên và môi trường, TP Hồ Chí Minh 2010 Báo cáo hiện trạng Môi trường Thành phố 5 năm 2005 - 2009 Trần Xuân Tạo 2010 Xí nghiệp compost Việt trì, tỉnh Phú thọ Thông tin cá nhân Lâm Đồng Online 2010 Chủ đề: Ủ phân hữu cơ từ rác. .. 2001 Báo Cáo Kết Quả Triển Khai Mô Hình Phân Loại Rác tại Nguồn, Biên Hòa Nguyen, t T T 2005 Audit and Separation of Compostable Solid Waste at Households in Da Nang, Vietnam University of Toronto, Canada, Master Thesis QĐ Thủ Tướng số 2149 ngày 17/12 2009 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Vol 2149/QÐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam. .. Sơn 2010 Nuôi lợn bằng rác bếp tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Thông tin cá nhân US Commercial Service 2008 Vietnam: Solid Waste Management, http://www.kleanindustries.com/s/PressReleases.asp?ReportID=335114 http://www.export.gov Nguyễn Quang Thạch 2010 Viện Nông học Emina (vi khuẩn có lợi) trong xử lý rác thải Thông tin cá nhân Viettems.com 2009 Chủ đề: Mô Hình Xử Lý Rác Thải tại Nguồn - Cù Lao Chàm . PHỤ LỤC 1 Báo cáo nghiên cứu tại bàn tái chế rác thải hữu cơ tại Việt Nam Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh tại Việt Nam đang tăng cao. nghiên cứu thí điểm chơ]ng trình 3R tại một số vùng của Hà Nội, Việt Nam năm 2007, khởi đầu bằng việc phân loại rác tại nguồn ở mức độ hộ gia đình. Rác được phân tách thành rác tái chế và rác. vườn và cây cảnh của khách sạn. Rác tái chế dùng để tái chế và chỉ một lượng nhỏ rác phải chôn ở bãi rác thành phố. Huế Tại miền trung Việt Nam, cơ sở xử lý rác Thủy Phương ở thành phố Huế

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w