1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:Bệnh tiêu hóa.doc

31 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Một số bài thuốc chữa đau dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm

  • Món ăn, bài thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

  • Món ăn dành cho người viêm tụy

  • trị viêm đại tràng

  • Tự chữa bệnh trĩ bằng Đông y

  • Bệnh trĩ- dùng thuốc như thế nào

  • Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón

  • Chữa rối loạn tiêu hoá kém ăn bằng củ khoai tây

  • Thuốc nam trị giun kim

  • Đông y hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ

  • Cây hoàn ngọc trị bệnh đường ruột

  • Đông y trị viêm đại tràng mạn tính

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ

  • Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ

  • Trị viêm gan bằng cây cỏ quanh nhà

  • ĐÔNG Y TRỊ BỆNH THUỶ ĐẬU

    • Cháo, canh thuốc hỗ trợ chữa bệnh thủy đậu

  • Đông y trị bệnh quai bị

  • Bài thuốc phòng chống bệnh sốt phát ban

  • Đông y trị quáng gà

  • Đông y trị chứng nấc

  • Đông y chống rụng tóc

Nội dung

I. THUỐC CHỮA BỆNH TIÊU HÓA Một số bài thuốc chữa đau dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm Sau đây là một số bài thuốc khác: - Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit. - Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng. - Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày. - Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày. - Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần. - Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng. BS Ngô Quang Thái, Nông Nghiệp Việt Nam Món ăn, bài thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh Trong cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của con người rất dễ bị quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc thì quá no, lúc lại quá đói. Thêm vào đó, các loại thực phẩm, đồ ăn, nước uống còn ẩn chứa nhiều hiểm nguy như: thuốc trừ sâu, lạm dụng hóa chất bảo quản, chất tạo màu, mùi và vị. Ngoài ra việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh dài ngày sẽ dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tất cả các nguyên nhân trên khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài việc dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu những món ăn bổ dưỡng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Cháo thịt dê, cao lương: Thịt dê 100g, gạo cao lương 100g, muối ăn vừa đủ. Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng cho chút muối ăn ngày 2-3 lần mỗi lần 1 bát. Dùng cho các chứng bệnh tỳ, vị hư nhược, rối loạn tiêu hoá. Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lức 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cá diếc làm vẩy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, cho muối vừa đủ là được. Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hoà, chống nôn mửa, chân tay phù thũng Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. không nên ăn các thức ăn sống nguội lạnh. Cháo ca la thầu: Ca la thầu 50g, thịt dê chín 50g, hành lá 5g, gừng lá 5g, muối tinh 2g, mì chính 2g, dầu thơm 25g, gạo nếp 100g. Ca la thầu rửa sạch cắt vụn, thịt dê chín cũng thái vụn, sau đó cho dầu ăn vào xào qua ca la thầu, thịt dê cho thơm, cho 1 lít nước và gạo nếp đãi sạch vào, ban đầu lửa to đun sôi, sau lửa nhỏ nấu đến khi hạt gạo nở ra lại cho tiếp hành, gừng, muối vừa đủ đun qua là được. Dùng cho chứng ăn không tiêu, bụng lạnh đau, tiêu khát, hoàng đản Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo ngưu đỗ (bao tử trâu, bò), song nha: Ngưu đỗ (bao tử bò) 100g, cốc nha 30g, mạch nha 30g, mề gà 100g, gạo lức 50g, muối ăn vừa đủ. Ngưu đỗ rửa sạch, cắt quân cờ, cốc nha, mạch nha, mề gà cho vào túi vải, cho tiếp gạo lức đãi sạch, cùng ngưu đỗ, túi vải vào nồi, đổ nước nấu chín nhừ, cho gia vị là dùng được. Dùng cho các chứng rối loạn chức năng tiêu hoá và chứng cam tích Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo bát bảo: Khiếm thực 6g, sơn dược 6g, phục linh 6g, liên nhục 6g, nhân ý dĩ 6g, bạch biển đậu 6g, đẳng sâm 6g, bạch truật 6g, gạo lức 150g. Lấy 8 vị thuốc đầu rửa sạch, cho nước nấu khoảng 40 phút, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức đãi sạch vào nước thuốc, nấu đến khi được cháo, cho gia vị vào dùng. Dùng cho các chứng bệnh hấp thu kém do tỳ vị hư nhược. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo lá lách, bao tử lợn, cà rốt: Lá lách 100g, bao tử lợn chín 50g, cà rốt 100g, rượu vang 5g, dầu ăn 25g, bột hồ tiêu 2g, hành lá 5g, gừng 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Lá lách, bao tử lợn và cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ hạt lựu, cho dầu ăn vào nồi, cho lá lách, bao tử lợn, cà rốt vào xào qua, cho rượu vang vào, cho tiếp 1 lít nước, gia vị, hành gừng, gạo lức đãi sạch vào rồi nấu cháo, cháo chín cho bột tiêu vào là được. Dùng cho các chứng tỳ vị khí hư, rối loạn tiêu hoá. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo thần khúc: Thần khúc 10-16g, gạo lức 100g. Thần khúc giã nát, cho 200ml nước nấu còn 100ml nước, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức đãi sạch vào với 600ml nước nấu cháo loãng. Dùng cho các chứng bệnh rối loạn tiêu hoá, ăn tích khó tiêu, đại tiện nước lỏng và người cảm mạo phong hàn. Ngày 1 bát, chia ăn hai bữa sáng tối. Cháo quả sung: Sung quả 50g, đường phèn 100g, gạo lức 100g. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo lức đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu cháo. Dùng cho các chứng bệnh không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lỵ. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo phật thủ, đường phèn: Phật thủ 15g, đường phèn 15g, gạo lức 100g. Phật thủ rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo lức đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo. Dùng cho chứng người già dạ dày yếu, không thích ăn, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa khó chịu. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Món ăn dành cho người viêm tụy Đông y cho rằng viêm tuyến tụy thuộc phạm trù "đau bụng", "triệu chứng quyết". Viêm tuyến tụy bao gồm hai thể là viêm tuyến tụy cấp tính và viêm tuyến tụy mạn tính. Viêm tuyến tụy cấp tính có thể chia thành loại phù thũng và loại xuất huyết ngoại tử. Viêm tuyến tụy mạn tính lại chia ra 3 loại là viêm tuyến tụy mạn tính tái phát, viêm tuyến tụy mạn tính dạng không tái phát và viêm tuyến tụy mạn tính dạng không đau. Nguyên nhân bệnh do ăn uống, bệnh đường mật, uống nhiều rượu Biểu hiện trong giai đoạn cấp là phần bụng trên đau dữ dội kéo dài và tăng nặng thành cơn kèm buồn nôn, nôn mửa, sốt nhẹ. Trường hợp xuất huyết hoại tử thì có thể đau cả phần bụng trên, mức độ rất nghiêm trọng, nhịp tim tăng nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốc, bụng trướng, xuất huyết đường tiêu hóa trên, phần eo xuất hiện các ban da màu lam, lục, nâu, quanh rốn xuất hiện các biến đổi màu lam. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh bị viêm tụy. Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính đều nên ăn lượng ít, nhiều bữa, kiêng tuyệt đối bia rượu, thức ăn mềm, hạn chế mỡ Sau đây là một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo: Bài 1: Xích đậu 150g, đậu xanh 150g, sinh ý dĩ nhân 50g, thêm nước vừa đủ, nấu canh uống nhạt, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy cấp tính loại phù và viêm tuyến tụy mạn tính phát cơn tái phát cấp tính, có công dụng giải nhiệt, giải độc thông ẩm. Bài 2: Mướp già 1.500g, rửa sạch, giã lấy nước uống, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính. Bài 3: Lông ngỗng 20g, trong nồi nhôm sao xém (không cho mỡ), nghiền bột, đậu phụ 50g, sắc nước chiêu uống, chia 2 lần uống hết, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính. Bài 4: Miết giáp (mai ba ba) 1 cái, đốt tồn tính, nghiền bột mịn, uống với dầu vừng, mỗi lần 0,3g, ngày 3 lần, sau bữa ăn, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy mạn tính. Bài 5: Khoai môn 250g, rửa sạch, giã sống lấy nước, dùng nước sôi ngâm nóng, mỗi lần uống 50ml, số lần dựa theo tìnha trạng bệnh mà xác định. Hoặc khoai môn thêm nước đun kỹ lấy nước, uống, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy cấp, mạn tính, loại xuất huyết hoạt tử giai đoạn thuyên giảm, nếu không có cấm kị, cũng có thể chọn dùng. trị viêm đại tràng Đại tràng có liên quan đến phế. Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo bón và ngược lại. Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu, do kiết lỵ, do giun sán Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt. Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có thể có máu. Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ. Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi. Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột. Do nhiễm trùng Coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân. Do lao ruột, do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau. Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin. Táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi. Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra. Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể: - Tỳ hư khí trệ. - Táo kết co thắt Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác. Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang. Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau: Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền. (Theo (Theo Sứckhỏe&đờisống)) Tự chữa bệnh trĩ bằng Đông y Do quan niệm "thập nhân cửu trĩ" (mười người thì 9 người bị trĩ) nên kho tàng kinh nghiệm chữa trĩ của Đông y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này. Tự bấm huyệt Các huyệt chủ yếu được chọn là Bách hội, Thượng liêm, Khổng tối, Thừa sơn, Phục lưu. Khổng tối là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, có vị trí nằm ở gần khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn (nếu tính từ lằn chỉ cổ tay đến lằn nếp khuỷu là 12 thốn thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên). Bách hội có vị trí nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Theo tài liệu cổ, bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm. Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thốn. Khi phối hợp với huyệt Thừa sơn, nó có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị (ruột và dạ dày). Cổ nhân cho rằng tràng vị hòa thì nhiệt độc được thanh, bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi. Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này. Theo Đông y, Thừa sơn có tác dụng làm mát huyết, điều hòa khí các phủ, trị trĩ, sa trực tràng. Thượng liêm là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Đại tràng, nằm dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn. Dùng thuốc nam đơn giản Ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ăn một ngày vài quả. Bạn kiểm chứng sẽ thấy cái hay của bài thuốc này. Nếu như ăn cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra. Chữa hậu môn sưng đau, lở nứt, lòi dom (sa trực tràng): Chua me đất, rau sam, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, 1-2 lần/ngày. Theo Sức khỏe & đời sống Bệnh trĩ- dùng thuốc như thế nào Tôi 36 tuổi, sau khi sinh cháu thứ 2, tôi mắc bệnh trĩ khá nặng nên mỗi lần đại tiện tôi bị chảy máu. Tệ hơn là gần đây tôi thấy trĩ bị sa ra ngoài nên tôi hay bị đau và ngứa. Chồng tôi khuyên nên đi mổ cắt trĩ nhưng tôi rất ngại và lo sợ, tôi muốn được dùng thuốc để điều trị bệnh. Xin quý báo cho biết loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh của tôi? Nguyễn Thị Xuyến (Bắc Ninh) Bệnh trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài hoặc phụ nữ sau sinh, người bị táo bón lâu dài Theo thư chị kể thì chị đã bị mắc bệnh trĩ sau sinh. Để điều trị bệnh này trước hết cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ bằng cách: tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ. Tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ. Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Một số thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2 như các loại thuốc có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ ở tĩnh mạch đồng thời làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao mạch. Vì vậy, thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết, các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn đau trĩ cấp. Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Khi dùng thuốc có thể gặp rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, không cần phải ngưng điều trị. Nếu bệnh nhân có táo bón, cần sử dụng các thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ sử dụng các thuốc tạo khối phân, tránh sử dụng các thuốc nhuận tràng và thuốc sổ sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn. Ngoài ra, cần dùng cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại Tuy nhiên, để có lời khuyên cụ thể cho trường hợp của chị là điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa thì chị cần đến chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám cụ thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của chị, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để điều trị bệnh, tránh trường hợp dùng thuốc không an toàn mà tiền mất tật mang. ThS. Nguyễn Bạch Đằng Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư. Trĩ là một bệnh của tĩnh mạch.Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thì thành tĩnh mạch bị giãn ra, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở hậu môn thì được gọi là trĩ (lòi dom). Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày tạo ra sức ép khiến các thành mạch ở búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn và bị tổn thương kéo theo các viêm nhiễm, lâu ngày sẽ gây trĩ. Thói quen ăn uống ít chất xơ, rau quả cũng dễ gây táo bón và trĩ. Phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị trĩ do sức nặng của bào thai và chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Những người hay ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động cũng dễ bị trĩ. Phòng chống bệnh trĩ và chứng táo bón: cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và rau quả tươi, uống nhiều nước. Các bác sĩ khuyên nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ nước. Nên tập thói quen đi cầu đều đặn vào mỗi giờ nhất định trong ngày để tránh táo bón, nhất là đối với trẻ em. Rửa sạch hậu môn bằng nước sạch sau khi đi cầu là một biện pháp hiệu quả để tránh tĩnh mạch bị viêm nhiễm. Với những người làm việc ở văn phòng, cần tích cực vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều trị trĩ: Tây y chỉ chủ yếu sử dụng các thuốc đặt và các thuốc làm bền thành mạch (diosgenin, rutin ) để điều trị triệu chứng chứ chưa có thuốc điều trị trĩ đặc hiệu. Từ ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ: Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt. Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón. Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu…. Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. (24h.com.vn) Chữa rối loạn tiêu hoá kém ăn bằng củ khoai tây Khoai tây được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, có rất nhiều cách chế biến từ khoai tây như: khoai tây hầm, rán, luộc, xào Theo quan niệm của y học cổ truyền, củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí; có thể chữa chán ăn, tiêu hóa kém, bí đại tiện Sau đây là một số ứng dụng cụ thể: Củ khoai tây Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Khoai tây tươi (không bỏ vỏ) rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Hoặc: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, đặt lên bếp đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa đến khi nước sánh lại, cho mật ong vào (một phần nước cốt 2 phần mật ong), đun cho đến khi đặc lại như cao, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Mỗi liệu trình dài 20 ngày. Trong thời gian điều trị, cần kiêng ăn ớt, hành, giấm, rượu và các chất kích thích khác. Sau khi hết đau vẫn nên uống thêm một thời gian nữa. Chữa rối loạn tiêu hoá kém ăn: Khoai tây 100g, gừng tươi 10g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, vắt lấy nước, trước mỗi bữa ăn uống một thìa canh. Điều hòa chức năng tiêu hóa: Khoai tây 1-2 củ, dùng than củi nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng. Chữa ung nhọt: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày thay thuốc 2 lần. Chữa bỏng thể nhẹ: Khoai tây rửa sạch, mài lấy nước, bôi vào chỗ bị bỏng. Chữa táo bón: Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn, mỗi lần 1 bát con. Chú ý: Để chống những côn trùng và nấm, khoai tây tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên là chất solanine và chất chaconine, rất độc, các chất độc này tích tụ nhiều ở da, mầm và hoa. Vì vậy, tuyệt đối không dùng khoai tây đã mọc mầm. Khi gọt khoai, cần khoét bỏ mắt và những chỗ đã chuyển sang màu xanh hoặc tím. BS. Trần Thị Hải Thuốc nam trị giun kim Thuốc nam trị giun kim Giun kim là loại giun nhiễm khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Giun kim thường sống ở góc hồi – manh tràng. Ngoài ra còn ở cả phần cuối của ruột non và phần đầu ruột già. Tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1 – 2 tháng. Các dấu hiệu bị nhiễm giun kim nếu không gây ngứa tại hậu môn thì cũng khó phát hiện. Thông thường vào ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho trẻ ngứa gãi vì không chịu nổi, nên khi gãi có thể bị trầy cả hậu môn. Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm và nghiến răng. Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, vào bàng quang theo đường niệu đạo và gây viêm các cơ quan này. Lá trầu. Giun kim còn gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ. Song giun kim hay di động nên thường gây ra những kích thích, như là kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ gây ra đái dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ. Giun kim còn có thể gây viêm ruột thừa, thậm chí có thể làm thủng ruột… Xin giới thiệu vài cách trị giun kim giản đơn, dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả: * Tỏi giã nát 50g, rượu ½ lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống ½ liều trên (Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). * Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5 – 7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói (Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). * Lá ớt non (tươi) 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau (Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Thuốc rửa: Dùng 2 – 3 lá trầu, phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tránh việc trứng tái phát triển. . tràng. BS Ngô Quang Thái, Nông Nghiệp Việt Nam Món ăn, bài thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh Trong cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của con người rất dễ bị quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc. dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa) , ích khí; có thể chữa chán ăn, tiêu hóa kém, bí đại tiện Sau đây là một số ứng dụng cụ thể: Củ khoai tây Chữa. nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w