1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thơ Quê Hương của Giang Nam

2 7,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 31 KB

Nội dung

Năm 1960, trên chiến khu ở Khánh Hoà, Giang Nam nhận được tin dữ, đau xé lòng: Vợ anh (chị Phạm Thị Chiều) và con gái đầu lòng của anh chị mới hơn một tuổi (cháu Trang) đã bị Mỹ - nguỵ sát hại trong tù. Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời trong hoàn cảnh ấy. Viết liền mạch. Đúng là tâm trạng: “Đau xé lòng anh, chết nửa con người!”. Viết xong, Giang Nam trình lên đồng chí Nguyễn Xuân Hữu (Bảy Hữu), Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà hồi đó, “xin ý kiến”. Anh Bảy trầm ngâm: “Hay lắm! Nhưng hơi buồn Cậu ráng giữ tinh thần và ý chí tiến công. Hy sinh, mất mát là chuyện bình thường trong chiến tranh. Mình tin vào Giang Nam lắm đó!”. Bản thảo bài thơ theo đường giao liên Trường Sơn đi dần ra Bắc. Mãi 11 tháng sau, vào năm 1961, Giang Nam mới được đọc bài thơ Quê hương in trên báo Văn nghệ gửi từ Hà Nội vào. Tác giả nhận ngay được giải nhì về thơ. Bởi nó rất hay, hay đến thật lòng, hay da diết. Nhưng, số phận không chỉ mỉm cười riêng với thơ. Năm sau (1962), có ai ngờ, vợ con anh vẫn còn sống và thoát ra khỏi ngục tù của Mỹ - ngụy. Năm 1964, tổ chức bố trí cho chị Chiều và cháu Trang từ Sài Gòn - Chợ Lớn lên thăm anh ở căn cứ Trung ương Cục. Song, một lần nữa, thật nghiệt ngã, chị cùng con gái lại bị địch bắt bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Lần này, chị và cháu ở tù cùng với chị Châu (vợ anh Lê Hồng Tư, tức chị X. trong tác phẩm “Sống như anh” của Trần Đình Vân), chị Quyên (vợ liệt sĩ - Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi) và một số đồng chí nữ trung kiên khác. Hơn 10 năm sau, khoảng giữa năm 1973, anh chị và cháu gái mới lại được gặp nhau. Ngỡ không thể nhận ra được nhau nữa, ngay trên Củ Chi - đất thép Thành Đồng. Chiến tranh, cả những hy sinh, mất mát đã lùi xa. Nhưng, bài thơ Quê hương vẫn da diết đọng lại trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ. Mãi đến năm 1998, nhớ chuyện cũ, Giang Nam vẫn còn viết: “… Ôi con cò, con vạc. Nhớ thương bay mãi đến bây giờ…”. Tuổi mới yêu - dù ở thế hệ nào - rồi cũng bắt nhịp được trái tim mình vào tứ thơ “cười khúc khích” - “vẫn khúc khích cười, khi tôi hỏi nhỏ”. Quả thật, đời thường và sự nghiệp của anh đều hạnh phúc. Chỉ riêng một bài thơ như vậy, dường như cũng đã nói đủ về Giang Nam… Phụ bản Thơ – Báo Văn nghệ Ba điều bất ngờ với nhà thơ Giang Nam Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, quê xã Ninh Bình (Ninh Hoà, Khánh Hoà), nay ở tại 46, Yersin, TP. Nha Trang. Ông tham gia cách mạng từ tháng 7-1945. Trước khi về hưu, nhà thơ từng giữ nhiều cương vị quan trọng như Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, đại biểu Quốc hội, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Nhưng, cả đến bây giờ, suy ngẫm lại cuộc dời mình, Giang Nam cũng không ngờ có điều quan trọng, khá bất ngờ, đã đẩy ông đi tới trên con đường thơ cách mạng, trở thành một trong hai người vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt 1 về Văn học - Nghệ thuật đầu tiên ở Khánh Hoà. Bài thơ Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ "Ai bảo chăn trâu là khổ'' Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ, tôi đi Cô bé nhà bên (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em để yên trong tay tôi nóng bỏng Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi, quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn, roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. Giang Nam . tranh. Mình tin vào Giang Nam lắm đó!”. Bản thảo bài thơ theo đường giao liên Trường Sơn đi dần ra Bắc. Mãi 11 tháng sau, vào năm 1961, Giang Nam mới được đọc bài thơ Quê hương in trên báo Văn. Hoà, Giang Nam nhận được tin dữ, đau xé lòng: Vợ anh (chị Phạm Thị Chiều) và con gái đầu lòng của anh chị mới hơn một tuổi (cháu Trang) đã bị Mỹ - nguỵ sát hại trong tù. Bài thơ Quê hương của Giang. cũng đã nói đủ về Giang Nam Phụ bản Thơ – Báo Văn nghệ Ba điều bất ngờ với nhà thơ Giang Nam Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, quê xã Ninh Bình (Ninh Hoà, Khánh Hoà),

Ngày đăng: 02/06/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w