1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập "Hoa cỏ may"

24 2,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 430,93 KB

Nội dung

Tầm quan trọng của vấn đề phong cách nghệ thuật Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

Chuyên đề:

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỘT SỐ

TÁC GIA VHVN HIỆN ĐẠI

Giảng viên : TS MAI THỊ NHUNG Học viên thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN Khoá học : 18A

Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 2

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH

QUA TẬP THƠ “HOA CỎ MAY”

( XUÂN QUỲNH 1942 - 1988)

Trang 3

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Tầm quan trọng của vấn đề phong cách nghệ thuật

Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những

ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị và khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”

Không phải ngẫu nhiên nàh thơ nổi tiếng Ấn Độ Rabindranath Tagore lại nói:

“Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xoá mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”

Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên cứu văn chương, chúng ta nhận thấy rằng: Phong cách nghệ thuật là vấn đề có tính lí luận thực tiễn quan trọng của ngành

Ngữ văn nói chung và của bộ môn lí luận nói riêng

Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lý đề tài, cách xây dựng hình tượng, tạo tình huống hay giọng điệu, ngôn ngữ Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo

“Văn là người” – Câu nói nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng dựa trên tiêu chí đó

2 Về khái niệm phong cách trong nghiên cứu văn chương

Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu, TS Mai Thị Nhung đưa ra quan

niệm về phong cách như sau : “Phong cách là sự biểu hiện của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định, được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ

thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người” ( Đề cương bài

giảng Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong VHVN hiện đại)

Trang 4

II PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA TẬP THƠ

“HOA CỎ MAY”

1 Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh

Trong đề cương bài giảng: Phong cách nghệ thuật một số tác gia văn học Việt Nam hiện đại , Tiến sĩ Mai Thị Nhung đã xác định ba phương diện cụ thể khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh đó là:

- Cái tôi trữ tình sôi nổi thiết tha, chân thành, giàu vẻ đẹp nữ tính, khát vọng

về hạnh phúc đời thường

- Hình ảnh thơ cụ thể , gần gũi với đời thường ; có nhiều hình ảnh mang tính

ẩn dụ, tượng trưng ; nhiều hình ảnh buồn, ý vị xót xa

- Giọng điệu và ngôn ngữ thơ đa sắc, giản dị thân mật, giàu tính biểu cảm Trên cơ sở những nghiên cứu hết sức cụ thể , chính xác , đảm bảo tính khoa học về phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh của TS Mai Thị Nhung, phần trình bày dưới đây về phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập thơ “Hoa cỏ may” xin được trình bày theo cấu trúc ba phương diện ở trên của TS Mai Thị Nhung trên cơ sở khảo sát và phân tích cụ thể những bài thơ trong tập “Hoa cỏ may”

2 Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may”

a Vài nét về Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX

Nhà thơ Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức nghèo, sớm mồ côi mẹ, ở với bà nội từ nhỏ cho đến khi trưởng thành Tháng 2/1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào đoàn văn công Trung ương nhân dân Là diễn viên múa xuất sắc, được đào tạo bài bản, đã nhiều lần, Xuân quỳnh được chọn đi biểu diễn

ở nước ngoài và dự đại hội sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên, Thủ đô nước

Áo Sau khi có một số bài thơ xuất hiện trên các báo, Xuân Quỳnh được cử học trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá I (1962 -1964) của Hội Nhà văn

Trang 5

Từ sau năm 1964 đến trước năm 1978, Xuân Quỳnh làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ và trở thành hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam vào năm 1967, Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Khoá III

Từ năm 1978 nhà thơ Xuân Quỳnh là cán bộ biên tập của Nhà xuất bản Tác

phẩm mới Các tác phẩm đã xuất bản: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào (in

chung), Gió lào - cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em

đi (1984), Tự hát (1984), Bến tàu trong phố (tập truyện thơ thiếu nhi -1985)

Vào những năm đầu 80, Xuân Quỳnh viết nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi:

Mùa xuân trên cánh đồng (1981 truyện thiếu nhi), Bầu trời trong quả trứng, Cây trong phố – chờ trăng (thơ thiếu nhi, in chung-1982), Truyện Lưu – Nguyễn, Vẫn

có ông trăng khác (truyện thiếu nhi -1986)

Sau ngày mất, rất nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh được tái – xuất bản: thơ

Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh 1992, Thơ tình Xuân quỳnh – Lưu Quang

Vũ (1994), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995) Các tác phẩm được giải thưởng: Hoa cỏ may - giải thưởng về thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1990, Bầu trời trong quả trứng - giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982-1983

Năm 2001 nhà thơ Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học

nghệ thuật cho các tác phẩm: Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989), Tự

hát (1984)

Suy nghĩ về nghề văn, Xuân Quỳnh bộc bạch: “Vì thích thú nên làm văn học

và cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa Khi mới vào nghề

bị xô đẩy, khinh rẻ nên tôi quyết phải sống Mà sống tức là phải viết Nói được niềm vui nỗi khổ của chính mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không yêu, mà mình được yêu Như người khác chỉ biết im

lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng”

Trang 6

b “Hoa cỏ may” tập thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống

Khi bàn về thơ, Xuân Quỳnh từng tâm sự: “ Người ta làm thơ đầu tiên là để

tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ,

với thế giới”

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời Nét độc đáo tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh đó là

cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh: cái tôi nồng nàn, đắm say, yêu thương,

khát khao hạnh phúc mà vị tha, sẵn sàng hi sinh dâng hiến; cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đại, cái tôi tràn đầy tình yêu cuộc sống mà nặng trĩu mặc

cảm, lo âu Tất cả được thể hiện đậm nét trong tập “Hoa cỏ may”

Trang 7

1 Cái tôi trữ tình

a Cái tôi trữ tình luôn tha thiết chân thành , giàu vẻ đẹp nữ tính

Dường như các đề tài trong thơ Xuân Quỳnh là cái cớ để chị tự biểu hiện tâm trạng mình Bài thơ dù nói đến vấn đề gì thì cái nổi bật lên vẫn là tâm trạng của nhà thơ:

“Dòng sông này, bãi cát, cánh đồng quen Hoa lau trắng suốt một thời quá khứ Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở

Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu.”

(Thơ tình cho bạn trẻ )

Nhưng cái thế giới bên trong ấy không phải là một thế giới khép kín, nó luôn rộng mở, luôn chuyển tiếp, trôi cuốn, hướng về ngoại vật, hướng tới mọi người như con sông luôn hướng về biển cả Người đọc tìm thấy nhà thơ trong các bài thơ và cũng tìm thấy chính mình, tâm trạng mình, cuộc đời mình trong đó Đấy chính là sức truyền cảm và đồng cảm của thơ Xuân Quỳnh, khiến thơ chị được bạn đọc yêu thích

Tất cả những gì Xuân Quỳnh nói đến trong tập thơ “Hoa cỏ may”: trái tim

nhạy cảm từ những năm tháng không yên mà chị đã trải qua, bệnh viện nơi chị chữa bệnh, đứa con nhỏ mà chị yêu dấu, người chồng sau này của chị, những loài hoa dại đều được diễn tả thông qua những cảm xúc tràn đầy của tâm trạng,

của cái tôi trữ tình luôn tha thiết chân thành , giàu vẻ đẹp nữ tính

Một điểm đáng trân trọng đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ đẹp

nữ tính, thiên tính nữ, ý thức thiên tính như một cách tư cách hiện diện của người phụ nữ hiện đại và khuynh hướng bảo lưu những giá trị văn hóa cổ truyền Điểm nổi bật này được biểu hiện rõ nét trong tập “Hoa cỏ may” Đó là những tâm sự chân thật giữa những người phụ nữ với nhau, là tiếng lòng thành thực của một

Trang 8

tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân:

“Con gái chúng mình mang tiếng nhỏ nhen chật hẹp Nhưng hơn bọn con trai cái đức biết hi sinh

Ta yêu người con trai không phải vì mình

Mà họ yêu ta vì họ yêu chính họ Được yêu hai lần, họ cao lên một bậc

Ta không được yêu cảm thấy thấp dần đi

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Cái tôi trữ tình vừa mạnh mẽ, vừa nhạy cảm đến mức dễ bị tổn thương, mỏng mảnh như loài hoa cỏ may:

“Thôi đừng buồn nữa anh Tấm rèm cửa màu xanh Trang thơ còn viết dở Tách nước nóng trên bàn

Và lòng em thương nhớ…”

(Anh)

Trang 9

Cái sáng suốt trực cảm , linh cảm đã dẫn lối cho tác giả đi tìm cảm xúc thi ca Xuân Quỳnh chinh phục người đọc bằng sức mạnh nội tâm và bản năng nữ tính:

“Trán em bớt dô ra, bàn tay không vụng nữa Tay này đây, em may áo cho anh

Bàn sẽ cắm hoa, tường sẽ treo tranh

Em sẽ làm theo những điều anh mơ ước

Và khi nào anh buồn, em sẽ hát Bài hát tình yêu ca ngợi con trai Khi chỉ anh nghe, hát cho cả mọi người

Để họ biết thế nào là hạnh phúc

Em yêu sự thông minh hóm hỉnh Đến thói thường hay cáu gắt của anh Nếu đời anh đã xếp thành ngăn

Em sẽ đảo tung lề thói cũ.”

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Cốt lõi của nữ tính là thiên chức làm vợ , làm mẹ Trong tập “Hoa cỏ may” mẫu tính tỏa hơi ấm vào lời ru, làm thành âm điệu ngọt ngào, dìu dặt, biến đôi mắt nhìn thế giới thành đôi mắt yêu thương, trìu mến Lời ru khiến cho tất cả trở thành đối tượng yêu thương của Xuân Quỳnh

Với con cái, bà yêu con bằng tình yêu máu thịt của đời mình :

Trang 10

Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát”

(Lời ru của mẹ)

Với chồng, Xuân Quỳnh yêu bằng sự chăm sóc yêu thương:

“Anh không ngủ được ư anh?

Để em mở quạt quấn mành lên cho Lặng sao cái gió mặt hồ

Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê! ”

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Trong tập “Hoa cỏ may” cái tôi trữ tình tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh còn được biểu hiện qua yếu tố thời gian Thời gian chính là nơi bộc lộ sự nhạy cảm nữ tính về cái phôi pha, biến suy của nhan sắc , của lòng người Nhà thơ rất ý thức về thời gian trôi chảy:

“Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa Chi chút thời gian từng phút từng giờ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết Hôm nay non, mai cỏ sẽ già”

(Có một thời như thế)

Nghĩ nhiều về quá khứ để sống với thực tại Xuân Quỳnh luôn sống mãnh liệt

và đúng nghĩa với thực tại :

- “Như chưa hề có nỗi đau xưa Lòng thanh thản trong tình yêu ngày mới

Một quá khứ ra đi cùng gió thổi Thời gian trôi, kí ức sẽ phai nhoà”

Trang 11

- “Dù cùng một thời gian, cùng một không gian Ngoài cánh cửa với em là quá khứ

Còn hiện tại của em là nỗi nhớ Thời gian ơi sao không đổi sắc màu”

(Thời gian trắng)

Tâm hồn Xuân Quỳnh có một mối liên hệ thân thiết lạ lùng với cảnh sắc thiên nhiên mùa thu Trong tập thơ “Hoa cỏ may” nhân vật trữ tình một mình đối diện với mùa thu để nghe thu ngân lên những bậc xao xuyến , gợi bao hoài niệm và suy tư:

- “Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa Tên mình ai gọi sau vòm lá

Lối cũ em về nay đã thu”

(Hoa cỏ may)

Thậm chí một số bài không hề có hình ảnh mùa thu, người đọc vẫn cảm thấy hơi thu se lạnh, dịu buồn đang nhẹ nhàng lan tỏa Có thể nói đến cái tôi đa cảm của Xuân Quỳnh ở nhiều bài thơ như vậy:

- “Thời gian trôi theo cánh cửa một mình Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói

Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi Một con đường vời vợi núi cùng sông

Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không Chỉ lá rụng dạt dào lối phố”

(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại )

- “Hoa cúc xanh, có hay là không có

Trang 12

Một dòng sông lặng lẽ chảy về xa Thung lũng vắng sương bay đầy cửa sổ”

(Hoa cúc xanh)

b Cái tôi thường trực khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thường

Với nhà thơ Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ đơn thuần chỉ là tình yêu,

nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khao khát được tự hoàn thiện mình Kể từ tập “Gió Lào cát trắng” trở

đi, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh có thêm một giọng điệu mới, nhiều xao động

và trăn trở Chúng ta bắt gặp trong thơ chị tâm trạng của một con người nhiều yêu thương, luôn khao khát và lo âu trăn trở Cái tôi của nhà thơ hạnh phúc nhưng không hề bình yên thoả mãn Cái tôi đó luôn luôn ở trong trạng thái xao động, đang chờ đợi, đang băn khoăn Trải qua những gian truân thử thách của đời sống, tình yêu vẫn say đắm, nhưng bớt dần cái vẻ rạo rực, sôi nổi mà trầm tĩnh, sâu lắng hơn Từ một cô gái nhìn cuộc đời, nhìn tình yêu dưới lăng kính màu hồng chị đã trở thành một người đàn bà từng trải Đã tìm kiếm, yêu thương, bất hạnh rồi lại hy vọng và tìm thấy tình yêu mới:

“Như chưa hề có nỗi đau xưa Lòng thanh thản trong tình yêu ngày mới

Một quá khứ ra đi cùng gió thổi Thời gian trôi, kí ức sẽ phai nhoà

Những mùa sen, mùa phượng đã xa Trên khắp nẻo lại bắt đầu mùa cúc Rồi hoa đào lại tươi hồng nô nức Như chưa hề biết đến tàn phai.”

(Lại bắt đầu)

Trang 13

Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng và khao khát tình yêu Cũng chính vì lẽ đó mà thơ chị đầy ắp những lo âu, e ngại Trong cuộc đời thường đầy biến động này, tình yêu quả là một cái gì đó thật mong manh, dễ đổ

vỡ, bao giờ nó cũng kèm theo nỗi khắc khoải không yên:

- “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Hoa cỏ may)

Thơ Xuân Quỳnh có nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, khi đắm say hạnh phúc, lúc day dứt suy tư Nhưng xuyên suốt các tập thơ của chị là một tình yêu sâu nặng không nhạt phai Cái đáng quý nhất của thơ tình là sự chân thật ưu điểm này ở Xuân Quỳnh khá rõ Cụ thể trong tập “Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh luôn luôn nói thật, nói hết, nói đến tận cùng những tình cảm của mình

“Và cả anh, anh yêu của riêng em Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá

Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ Tiếng tim anh đang đập vì em

Em yêu anh, yêu anh như điên

Em viết những bài thơ tình yêu tưởng anh là ý tứ

………

Điều đơn giản anh hiểu ra tất cả Rằng tình yêu không thể tách rời Khi ấy em là cơ thể anh rồi Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn”

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Với chủ đề tình yêu, những đặc điểm của một tâm hồn thơ nữ ở Xuân Quỳnh được bộc lộ tương đối rõ Dù có trải qua nhiều gian truân thử thách, nhiều cay

Ngày đăng: 01/06/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w