1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai thh so 3 10

2 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 39,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: 24/02/2010 Ngày giảng: 26/02/2010 TIẾT 47: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + So sánh tính oxi hóa của clo và brom + So sánh tính oxi hóa của brom và iot. + Tác dụng của iot với hồ tinh bột. 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học. - Viết tường trình thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Dụng cụ: • Ống nghiệm • Giá để ống nghiệm • Ống hút nhỏ giọt • Kẹp gỗ • Bông • Đèn cồn + Hóa chất: • Dung dịch NaBr • Nước clo mới điều chế • Benzen • Dung dịch NaI • Nước brom • Nước iot. • Dung dịch hồ tinh bột. - HS: Bản tường trình thí nghiệm theo mẫu GV đã cho. III. PHƯƠNG PHÁP - Thí nghiệm, trực quan. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động • Mục tiêu: Tạo hứng thú học học bài, tái hiện kiến thức • Thời gian: 5p • Cách tiến hành: - Y/c HS nêu mục đích của bài thực hành. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cần áp dụng cho bài thực hành * Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức cần áp dụng, mục đích bài thực hành. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS nêu: Nội dung kiến thức cần áp dụng, y/c của bài thực hành. - HS thực hiện. Bước 2: - GV gọi HS trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung. - HS thực hiện Kết luận: + Tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom + Tính oxi hóa của brom mạnh hơn iot + Iot làm tinh bột chuyển thành màu xanh → dùng hồ tinh bột nhận biết iot hay ngược lại. 3. Hoạt động 2: Thực hành thí nghiệm * Mục tiêu: Củng cố thao tác thực hành, lí thuyết đã học. * Thời gian: 30p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV lưu ý HS cẩn thận khi lấy nước clo, nước brom. Cách rót chất lỏng vào ống nghiệm, nhỏ giọt chất lỏng, đun và lắc ống nghiệm. HD HS cách quan sát các hiện tượng thí nghiệm xảy ra, kết luận. - HS thực hiện. Bước 2: - GV chia lớp thành 4 nhóm và y/c các nhóm về vị trí tiến hành các thí nghiệm. - HS thực hiện Bước 3: - GV quan sát các nhóm thực hành, hướng dẫn và sửa cho nhóm tiến hành chưa đúng. Y/c các nhóm ghi lại hiện tượng, kết quả của các thí nghiệm vào bản tường trình. - HS thực hiện Kết luận: TN 1: So sánh tính oxi hóa của brom và clo + Hiện tượng: Có 1 lớp chất lỏng màu vàng nâu không tan lắng xuống đáy ống nghiệm. + Giải thích: Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2 + Kết luận: Clo hoạt động mạnh hơn brom nên đẩy brom ra khỏi muối. TN 2: So sánh tính oxi hóa của brom và iot + Hiện tượng: Có kết tủa màu đen tím không tan lắng xuống đáy ống nghiệm + Giải thích: Br 2 + 2NaI → 2NaBr + I 2 + Kết luận: Brom hoạt động mạnh hơn iot nên đẩy iot ra khỏi muối. TN 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột + Hiện tượng: Dung dịch hồ tinh bột có màu xanh Khi đun nóng màu xanh biến mất → dung dịch hồ tinh bột trở lại như lúc đầu. 4. Công việc sau buổi thực hành - GV: + Nhận xét, đánh giá kết quả giờ thực hành + Y/c HS hoàn thành tường trình và nộp lại cho GV. - HS thu dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm. - Chuẩn bị cho tiết 48: Kiểm tra 1 tiết + Ôn tập nội dung kiến thức chương halogen. . Ngày so n: 24/02/2 010 Ngày giảng: 26/02/2 010 TIẾT 47: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS. biết: - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + So sánh tính oxi hóa của clo và brom + So sánh tính oxi hóa của brom và iot. + Tác dụng của iot với hồ tinh bột. 2 tinh bột nhận biết iot hay ngược lại. 3. Hoạt động 2: Thực hành thí nghiệm * Mục tiêu: Củng cố thao tác thực hành, lí thuyết đã học. * Thời gian: 30 p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV lưu

Ngày đăng: 01/06/2015, 18:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w