dề thi hk1 lớp 10

5 276 0
dề thi hk1 lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM NHẬN THỨC Về Môn Giáo dục quốc phòng - an ninh đối với học sinh Khối 10 * Yêu cầu: - Đề gồm 40 câu, thời gian làm bài là 45 phút. - Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và điền vào Phiếu trả lời kèm theo. - Lưu ý: Học sinh không được viết trực tiếp vào Đề kiểm tra này. *Nội dung: Câu 1: Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta là: A. Nhà nước Âu Lạc B. Nhà nước Lạc Việt C. Nhà nước Văn Lang D. Nhà nước Đại Việt Câu 2: Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta là: A. Chống quân Tần B. Chống quân Triệu Đà C. Chống quân Nam Hán Câu 3: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra vào năm nào? A. 1785 B. 1789 C. 1795 Câu 4: Đảng Cộng sản Việt nam thành lập vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 2 tháng 3 năm 1930 B. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 C. Ngày 2 tháng 9 năm 1930 D. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Câu 5: Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào năm nào? A. 1944 B. 1945 C. 1946 D. 1947 Câu 6: Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi vẻ vang vào năm nào? A.1968 B. 1972 C. 1974 D. 1975 Câu 7. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước là: A. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước và truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. B. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện và truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. C. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Lực lượng vũ trang nước ta hiện nay gồm: A. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân B. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân Tự vệ C. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Hải quân D. B và C đều đúng. Câu 9: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội vũ trang đầu tiên của cách mạng nước ta. A. Đúng B. Sai Biên soạn: Lê Thành Ven 1 Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang Câu 10: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là: A. Ngày 12 tháng 12 hàng năm B. Ngày 20 tháng 12 hàng năm C. Ngày 22 tháng 12 hàng năm D. Ngày 30 tháng 12 hàng năm Câu 11: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), anh hùng nào “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”? A. La Văn Cầu B. Bế Văn Đàn C. Phan Đình Giót D. Tô Vĩnh Diện Câu 12: Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào? A. Trực tiếp về mọi mặt B. Tuyệt đối toàn diện về mọi mặt C. Tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt D. Tuyệt đối trực tiếp toàn diện về mọi mặt Câu 13: Ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt nam là: A. Ngày 19 tháng 8 hàng năm B. Ngày 18 tháng 9 hàng năm C. Ngày 2 tháng 9 hàng năm Câu 14: Đảng lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào? A. Trực tiếp về mọi mặt B. Tuyệt đối toàn diện về mọi mặt C. Tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt D. Tuyệt đối trực tiếp toàn diện về mọi mặt Câu 15: Một số loại bom có điều khiển gồm: A. Tên lửa hành trình. B. Bom CBU-24, Bom GBU-17, Bom hóa học, Bom cháy, Bom điện từ, Bom từ trường. C. Cả A và B. Câu 16: Một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường gồm: A. Có 5 biện pháp gồm: Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động; ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch; làm hầm, hố phòng tránh; sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ tập đông người; đánh trả. B. Có 6 biện pháp gồm: Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động; ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch; làm hầm, hố phòng tránh; sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ tập đông người; đánh trả; khắc phục hậu quả. C. Có 7 biện pháp gồm: Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động; ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch; làm hầm, hố phòng tránh; sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ tập đông người; đánh trả; khắc phục hậu quả; báo cáo thiệt hại. Câu 17: Khi phát hiện bom, đạn còn sót trong lòng đất, chúng ta phải: A. Nhặt và đem giao nộp cho cơ quan quân sự hoặc công an nơi gần nhất. B. Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu bằng phương tiện giản đơn (nhành cây, gạch đá nhẹ) và báo ngay cho gia đình để tổ chức tiêu hủy. C. Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu bằng phương tiện giản đơn (nhành cây, gạch đá nhẹ) và báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc công an nơi gần nhất xử lý. Biên soạn: Lê Thành Ven 2 Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang D. Tất cả đều đúng. Câu 18: Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam: A. Bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, ngập úng, hạn hán và sa mạc hóa, xâm nhập mặn, lốc, sạt lỡ, động đất, sống thần, nước biển dâng. B. Bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, mưa đá, bão tuyết, ngập úng, hạn hán và sa mạc hóa, xâm nhập mặn, lốc, sạt lỡ, động đất, sống thần, nước biển dâng. C. Bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, ngập úng, hạn hán và sa mạc hóa. Câu 19: Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai gồm: A. Cấp cứu người bị nạn, giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống. B. Làm vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất và sinh hoạt. C. Câu A, B đều đúng. D. Câu A, B đều sai. Câu 20: Ngất là tình trạng: A. Bị mất tri giác, cảm giác và vận động; tim, phổi, hệ bài tiết ngừng hoạt động. B. Bị mất tri giác, cảm giác và vận động; tim, phổi, hệ bài tiết vẫn hoạt động. C. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái. Câu 21: Các triệu chứng thường gặp đối với người bị ngộ độc thức ăn: A. Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Sốt từ 38- 39 độ, rét run, nhứt đầu, có khi cơ giật, hôn mê. B. Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa: đau bụng vùng quanh rốn, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, bị tiêu chảy nhiều lần. C. Hội chứng mất nước: khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, hạ huyết áp, bụng chướng, chân tay lạnh. D. Tất cả đều đúng. Câu 22: Mục đích của băng vết thương nhằm: A. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm, cầm máu tại vết thương và giảm đau đớn cho nạn nhân. B. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm, cầm máu tại vết thương, giảm đau đớn cho nạn nhân và giúp cho nạn nhân vận động dễ dàng. C. A và B đều sai. Câu 23: Trong kỹ thuật băng vết thương, thường dùng các kiểu băng cơ bản nào? A. Băng vòng xoắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu, băng kiểu quai mũ. B. Băng vòng xoắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu. C. Băng cuộn tròn D. A và C đều đúng. Câu 24: Khi băng vết thương ở các đoạn chi (cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân) thường vận dụng kiểu băng nào? A. Kiểu băng vòng xoắn B. Kiểu băng vành khăn C. Kiểu băng số 8 D. A và C đều đúng Câu 25: Khi băng vết thương ở vai, nách thường vận dụng kiểu băng nào? A. Kiểu băng vòng xoắn B. Kiểu băng vành khăn C. Kiểu băng số 8 D. Kiểu băng chữ nhân Câu 26: Ma túy là một tệ nạn xã hội. A. Đúng B. Sai Biên soạn: Lê Thành Ven 3 Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang Câu 27: Nghiện ma túy là một căn bệnh. A. Đúng B. Sai Câu 28: Dựa vào nguồn gốc sản xuất, chất ma túy được phân loại gồm: A. Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên; chất ma túy bán tổng hợp; chất ma túy tổng hợp. B. Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao; nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp C. Nhóm chất ma túy an thần; nhóm chất ma túy gây kích thích; nhóm chất ma túy gây ảo giác. D. Tất cả đều đúng. Câu 29: Nhóm chất ma túy an thần gồm: A. Thuốc phiện, cần sa, morphine, heroine. B. Morphine, heroine, lysergide (LSD). C. Thuốc phiện, morphine, heroine. Câu 30: Nhóm chất ma túy gây ảo giác gồm: A. Cần sa, morphine, heroine. B. Thuốc phiện, morphine, heroine, MDMA. C. Morphine, heroine, lysergide (LSD), estasy D. Cần sa, lysergide (LSD). Câu 31: Nhóm chất ma túy gây kích thích gồm: A. Heroine, lysergide (LSD), estasy B. Morphine, heroine, MDMA, lysergide (LSD). C. MDMA, estasy. D. MDMA, estasy, cần sa. Câu 32: Các hình thức sử dụng chất ma túy thường gặp: A. Hút, hít, tiêm, chích, uống. B. Hút, hít, tiêm, chích, uống, ngậm. C. Hút, hít, tiêm, chích. Câu 33: Tác hại của ma túy như thế nào? A. Gây tổn hại đối với sức khỏe người sử dụng. B. Gây tác hại đối với nền kinh tế. C. Gây tác hại đối với trật tự, an toàn xã hội. D. Tất cả đều đúng. Câu 34: Nhận định nào đúng? A. Sử dụng ma túy lần đầu tiên sẽ trở thành người nghiện ma túy. B. Thỉnh thoảng sử dụng ma túy sẽ trở thành người nghiện ma túy. C. Sử dụng thường xuyên ma túy sẽ trở thành người nghiện ma túy. D. Sử dụng do phụ thuộc ma túy sẽ trở thành người nghiện ma túy. Câu 35: Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy trong học đường là: A. Do tác động của lối sống thực dụng, buông thả và văn hóa phẩm độc hại. B. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ và hiệu quả. C. Công tác quản lý địa bàn dân cư của chính quyền địa phương chưa tốt; cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em mình. D. Tất cả đều đúng. Câu 36: Nguyên nhân chủ quan của học sinh dẫn đến nghiện ma túy là: A. Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy, bị kích động, lôi kéo sử dụng ma túy; do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình. B. Do cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em mình. C. Do tác động của lối sống thực dụng, buông thả và văn hóa phẩm độc hại. D. Tất cả đều đúng. Biên soạn: Lê Thành Ven 4 Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang Câu 37: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy: A. Trong cập sách, túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc. B. Thường xuyên đi ra ngoài vệ sinh trong thời gian học tập và thường xuyên xin tiền bố mẹ, tụ tập nơi hẻo lánh. C. Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm và học lực giảm sút. D. Tất cả đều đúng Câu 38: Khi phát hiện học sinh của trường mình có biểu hiện sử dụng ma túy thì ta phải: A. Theo dõi, bắt quả tang và báo cho thầy, cô giáo hoặc người có trách nhiệm của trường. B. Kịp thời báo cho thầy, cô giáo hoặc người có trách nhiệm của trường. C. Tất cả đều đúng. Câu 39: Khi nghi vấn người có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy, ta phải: A. Theo dõi, bắt quả tang và báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. B. Theo dõi, bắt quả tang và báo cho thầy, cô giáo hoặc người có trách nhiệm của trường. C. Kịp thời báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. D. Kịp thời báo cho thầy, cô giáo hoặc người có trách nhiệm của trường. Câu 40: Khi có bạn bè bị nghiện ma túy, ta phải làm gì? A. Không gặp gỡ, tiếp xúc để tránh bị lôi kéo, dụ dỗ trở thành người nghiện ma túy. B. Gặp gỡ, khuyên nhủ, động viên họ cay nghiện. C. Thường xuyên quan tâm chăm sóc, theo dõi, giúp họ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. D. B và C đều đúng.  Hết  Biên soạn: Lê Thành Ven 5 . phương chưa tốt; cha mẹ thi u quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em mình. D. Tất cả đều đúng. Câu 36: Nguyên nhân chủ quan của học sinh dẫn đến nghiện ma túy là: A. Do thi u hiểu biết về. cách mạng nước ta. A. Đúng B. Sai Biên soạn: Lê Thành Ven 1 Thanh tra Quốc phòng tỉnh Tiền Giang Câu 10: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là: A. Ngày 12 tháng 12 hàng năm B. Ngày 20. các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ tập đông người; đánh trả; khắc phục hậu quả; báo cáo thi t hại. Câu 17: Khi phát hiện bom, đạn còn sót trong lòng đất, chúng ta phải: A. Nhặt và đem

Ngày đăng: 01/06/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan