20 “BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG” CỦA RANDY PAUSCH Phạm Thị Hằng 01686441685 hangpt@hcmute.edu.vn Khoa Ngoại ngữ ******** Cha chồng tôi đã mất vì chứng đột qụy. Khi tìm lại những giấy tờ Cha cất giữ trong tủ đồ cá nhân, tôi mới biết Cha đã bình thản chấp nhận số mệnh, thu xếp mọi công việc còn dở dang bởi Cha biết trước mình có thể sắp phải đi xa… Mẹ tôi cũng đã mất vì căn bệnh ung thư. Những ngày cuối cùng của cuộc đời, Mẹ không than phiền hay hoảng sợ khi bị những cơn đau hành hạ, gương mặt của Mẹ khi ra đi thật thanh thản, nhẹ nhàng như người vừa mới lánh xa cõi tạm mà thôi Nhưng trước hai sự mất mát lớn lao đó, tôi thật sự hoảng loạn, tuyệt vọng bởi sự vô thường của cuộc sống, sự ngắn ngủi của đời người! Và lúc này tôi mới nhận ra hết giá trị của một người Thầy vừa sâu lắng vừa gần gũi - một người Bạn thủy chung và tận tụy, người luôn ở bên ta, lắng nghe và vỗ về ta, giúp ta khai tâm, sáng trí. Đó chính là sách! Tôi thường xuyên bị ám ảnh bởi suy nghĩ: “nếu một mai ta không còn trên cõi đời này nữa ? ”. Những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, về sự ngắn ngủi của kiếp người và giá trị để lại cứ luôn đeo đuổi tôi, bủa vây lấy mọi luồng ý thức, khiến tôi cảm thấy kiệt sức và bất lực! May mắn thay, tôi đã tìm thấy câu trả lời từ cuốn sách “Bài giảng cuối cùng” của Randy Pausch. Những thông điệp sâu sắc mà giản dị từ di sản cuối cùng của giáo sư Randy Pausch đã giúp tôi tìm lại niềm tin, nghị lực và ánh sáng soi rọi con đường phía trước của đời mình! Ngày 18 tháng 9 năm 2007, giáo sư Randy Pausch, Đại học Carnegie Mellon, đã thuyết trình bài giảng nhan đề “Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ” trước cử tọa hơn 400 người. Với ảnh chụp cắt lớp chiếu lên tường, giáo sư đã cho cử tọa biết căn bệnh ung thư giai đoạn cuối đang tàn phá và sẽ cướp đi mạng sống của ông trong vài tháng tới. Trên bục giảng ngày hôm đó, Randy trông đầy sức sống, phấn khởi và tươi vui “như một nhà vô địch”. Trong cơ hội cuối cùng được thuyết 21 giảng trước cử tọa, trước hàng triệu sinh viên sẽ theo dõi bài giảng của ông và nhất là với ba đứa con khi lớn lên sẽ lưu giữ về lời dạy của cha, ông đã không nói về cái chết, về sự bất hạnh, về niềm hối tiếc những ước mơ còn dang dở, mà nhấn mạnh giá trị của sự sống, một sự sống với đầy ắp những mơ ước, niềm tin đối với những đam mê và khuyến khích mọi người hãy luôn nỗ lực phấn đấu vì những ước mơ. Cuốn sách “Bài giảng cuối cùng” dựa trên ý tưởng bài giảng đó của giáo sư Randy Pausch đã trở thành một cẩm nang sống soi đường chỉ lối, một hiện tượng truyền cảm hứng cho tôi, cho hàng triệu sinh viên, các bạn trẻ và nhiều thế hệ mai sau. Tôi đã tìm thấy mục đích của cuộc đời mình từ những trải nghiệm thật sâu lắng mà dung dị của Randy Pausch: “Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi. Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ”. Là một người Thầy, giáo sư Randy Pausch không chỉ đã “Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ” của mình, mà ông còn tận tâm giúp cho ước mơ của sinh viên trở thành hiện thực, sống một cuộc đời đầy say mê và ý nghĩa! Những “bài giảng” của ông không hướng dẫn làm thế nào để đạt được những ước mơ nhưng nó chuyển tải thông điệp làm thế nào để dẫn dắt cuộc đời bạn. Nếu bạn có hướng đi đúng đắn, cái nghiệp sẽ tự thành, các ước mơ sẽ đến. Cuộc sống có trăm nghìn lối đi riêng của nó, mỗi người có hoàn cảnh, mơ ước không giống nhau, nhưng để đến đích, ông khuyên chúng ta “đừng than vãn, hãy làm việc tích cực hơn” và “không bao giờ bỏ cuộc”. Tôi đã nhận được từ “Bài giảng cuối cùng” của giáo sư Randy Pausch những bài học quý giá được đúc kết bởi một người Thầy. Đó là bài học về việc tận dụng mọi khoảnh khắc thời gian, bởi “thời gian là tất cả những gì bạn có… và một ngày nào đó bạn sẽ thấy bạn có ít hơn là bạn tưởng”; bài học về lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống: “Hãy là con chim cánh cụt đầu tiên”; bài học về cách đối diện với hiện thực: “Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách 22 chơi những quân bài đó”; và bài học về giá trị thực sự của tình yêu thương: “không cần phải sống mới có thể yêu thương”… Tuy nhiên, những thông điệp, bài học đắt giá đó lại được chuyển tải một cách dung dị, đầy xúc động qua 53 câu chuyện về một cuộc đời mà trong đó, Randy Pausch là nhân vật chính, cũng là người dẫn chuyện, gần gũi với độc giả như tâm sự của một người Bạn tâm giao, tri kỷ. Cổ nhân có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, lại có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Từ đó suy ra rằng thật tuyệt vời nếu kết hợp được sự thông thái của một người Thầy với sự gần gũi của một người Bạn và mỗi cuốn sách tốt chính là hiện thân của sự kết hợp hoàn hảo đó. “Bài giảng cuối cùng” của giáo sư Randy Pausch chính là một cuốn sách như vậy! Tôi đã không còn bi quan, tuyệt vọng khi đối diện với hiện thực, từ những thông điệp quý giá trong sách đem lại, tôi tự nhủ phải cháy hết mình với những đam mê và mơ ước để mỗi ngày đứng trên bục giảng luôn mang tinh thần của một “Bài giảng cuối cùng”! . đã tìm thấy câu trả lời từ cuốn sách Bài giảng cuối cùng của Randy Pausch. Những thông điệp sâu sắc mà giản dị từ di sản cuối cùng của giáo sư Randy Pausch đã giúp tôi tìm lại niềm tin, nghị. sự thông thái của một người Thầy với sự gần gũi của một người Bạn và mỗi cuốn sách tốt chính là hiện thân của sự kết hợp hoàn hảo đó. Bài giảng cuối cùng của giáo sư Randy Pausch chính là. “không bao giờ bỏ cuộc”. Tôi đã nhận được từ Bài giảng cuối cùng của giáo sư Randy Pausch những bài học quý giá được đúc kết bởi một người Thầy. Đó là bài học về việc tận dụng mọi khoảnh khắc